Thông tin luận án: "Giáo dục hành vi thích ứng cho học sinh khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học theo tiếp cận sinh thái học và bản đồ hành vi xã hội” của Nghiên cứu sinh Vũ Duy Chinh

25/11/2022 15:53 GMT+7
Thông tin luận án: "Giáo dục hành vi thích ứng cho học sinh khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học theo tiếp cận sinh thái học và bản đồ hành vi xã hội”; Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục; Mã số : 9 14 01 02

Tên đề tài luận án: Giáo dục hành vi thích ứng cho học sinh khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học theo tiếp cận sinh thái học và bản đồ hành vi xã hội

Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử Giáo dục                   Mã số: 9140102

Họ tên NCS: Vũ Duy Chinh           Khóa đào tạo: 2016

Người hướng dẫn: 1) PGS.TS Lê Văn Tạc; 2) TS. Bùi Thế Hợp

Tên cơ sở đào tạo: Viện khoa học giáo dục Việt Nam  

 Những kết luận mới của luận án:

1)    Trong khi rất khó để nâng cao năng lực trí tuệ và kĩ năng học đường ở học sinh khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học, thì giáo dục hành vi thích ứng cho các em này là lĩnh vực quan trọng và có nhiều tiềm năng cải thiện hơn.

2)    Khung luận về giáo dục hành vi thích ứng cho học sinh khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học theo tiếp cận sinh thái học và bản đồ hành vi xã hội được lập ra, trên cơ sở nghiên cứu làm rõ khái niệm cơ bản về học sinh khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học, hành vi thích ứng, tiếp cận sinh thái học và bản đồ hành vi xã hội. Tiếp cận sinh thái học cho gợi ý về xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục hành vi thích ứng của học sinh khuyết tật trí tuệ; và các em này cần được hướng dẫn một cách cụ thể và trực quan định hướng hành vi thích ứng thông qua bản đồ hành vi xã hội.

3)    Khảo sát thực tiễn trên nhóm mẫu 60 học sinh khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học cho thấy các em gặp hạn chế ở cả 5 nhóm hành vi thích ứng, gồm: 1) Độc lập cá nhân; 2) Độc lập trong cộng đồng; 3) Trách nhiệm cá nhân và xã hội; 4) Thích ứng cá nhân;  5) Thích ứng xã hội. Trong đó, lĩnh vực 4 và 5 vừa kể là yếu nhất.

4)    Giáo viên và phụ huynh đã có sự quan tâm giáo dục hành vi thích ứng cho học sinh khuyết tật trí tuệ. Tích hợp giáo dục hành vi thích ứng trong các môn học và hỗ trợ giáo dục cá nhân là 2 hình thức phổ biến nhất được giáo viên sử dụng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh môi trường giáo dục hành vi thích ứng trong sự phối hợp gia đình và nhà trường, cũng như kế hoạch giáo dục và cách thức hướng dẫn cụ thể hành vi thích ứng bằng bản đồ hành vi xã hội cho học sinh khuyết tật trí tuệ chưa được ý thức một cách đầy đủ và triển khai đồng bộ.

5)    Tám biện pháp giáo dục hành vi thích ứng cho học sinh khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học theo tiếp cận sinh thái học và bản đồ hành vi xã hội đã được cấu trúc theo 3 nhóm gồm: 1) Thiết lập điều kiện giáo dục hành vi thích ứng; 2) Tác động giáo dục hành vi thích ứng; 3) Hỗ trợ quá trình giáo dục hành vi thích ứng và thực nghiệm sư phạm. Thực nghiệm sư phạm các biện pháp này được áp dụng trên 3 học sinh khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học, trong 1 năm học, đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt về năng lực hành vi thích ứng ở cả 3 trường hợp thực nghiệm.

Các kết quả nghiên cứu đóng góp làm phong phú thêm lí luận về giáo dục hành vi thích ứng cho học sinh khuyết tật trí tuệ cấp tiểu học với những đặc trưng về điều chỉnh môi trường sinh thái học và vận dụng bản đồ hành vi xã hội. Tám biện pháp đề xuất, với quy trình và kịch bản thực hiện, có thể phục vụ như là nguồn tham khảo trong thực tiễn bồi dưỡng giáo viên tiểu học dạy học sinh khuyết tật trí tuệ.

 Thesis title: Educating adaptive behavior for primary school students with intellectual disabilities by ecological approach and social behavior mapping

Major: Theory and History of Education            Code: 9140102

Researcher name: Vu Duy Chinh                              Training course: 2016 - 2019

          Research advisors: Assoc.Prof. Dr. Le Van Tac and Dr. Bui The Hop

     Training Institution: Vietnam Institute of Educational Sciences

 New conclusions of the thesis:

1)    While it is difficult to improve the intellectual capacity and school skills of primary school students with intellectual disabilities (IDS), adaptive behavior (AB) educating is an important domain with much more potential for improvement in students with disabilities.

2)    The theoretical framework of educating AB for primary school IDSs by ecological approach (EP) and social behavior mapping (SBM) was established in the research to clarify basic concepts of primary school IDSs, AB, EP, and SBM. The EP provides suggestions on building up a favorable environment for educating AB, and IDSs need to be guided in a specific, intuitive way to orientate their AB intuitively in the light of SBM.

3)     An on-site survey on a sample of 60 IDSs shows that they have limitations in all 5 factors of AB, including: 1-Individual independence; 3-Individual and social responsibility; 4- Personal adaptation; 5- Social adaptation, among which, Factor 4 and 5 are the weakest.

4)      Teachers and parents have been interested in educating AB for IDSs. Integrating AB into subjects and supporting individual education are the two most common forms used by teachers. However, the adjustment of AB education environment in the family and school coordination, as well as the educational plan and how to specifically guide the adaptive behavior by the social behavior mapping for IDSs have not been fully perceived and implemented synchronously.

5)    Eight measures of educating AB for primary school IDSs via EA and SBM have been structured into 3 groups, including 1) establishing educational conditions for AB education; 2) the impact of education on AB; and 3) support process of AB education and pedagogical experimentation. The experiment research of these measures applied on three primary school IDSs in one school year showed a clear improvement in their AB capacity in all three cases.

The research results contribute to enriching the theory of AB education for IDSs at primary school level with the characteristics of ecological environment adjustment and the application of SBM. The eight proposed measures, with implementation procedures and scenarios, can serve as a rich resourec of reference in the practice of fostering primary school teachers teaching IDSs.

Thông tin chi tiết

Tin khác