Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 72

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 72, tháng 9-2011

1. Đào Trọng Thi
Một số ý kiến về triết lí giáo dục Việt Nam trong thời kì đổi mới
Bài viết trình bày một số ý kiến về triết lí giáo dục Việt Nam trong thời kì đổi mới. Trong bài, tác giả đề cập đến các vấn đề: Dân chủ và công bằng trong giáo dục; Tính nhân văn, khoa học, hiện đại, dân tộc và đại chúng là những tính chất cơ bản của nền giáo dục tiên tiến ; Những tư tưởng sâu sắc về vấn đề học gì, học thế nào, học để làm gì được đúc kết trong lịch sử giáo dục cần trở thành những nguyên lí chủ đạo của giáo dục Việt Nam hiện đại…
 
2. Phan Trọng Luận
Thử bàn về triết lí giáo dục
Bàn luận về vấn đề triết lí giáo dục, tác giả trình bày từ khái niệm thuật ngữ triết lí giáo dục đến phân tích cụ thể những căn cứ để xác lập triết lí của một nền giáo dục, đó là: Mối quan hệ giữa giáo dục với thế chế chính trị đương thời; Chủ nghĩa xã hội nhân văn là hạt nhân của của mọi nền giáo dục tiến bộ; Gắn liền với bản chất nhân văn là bản chất dân chủ của nền giáo dục; Nền giáo dục có nhiệm vụ chiến lược là đào tạo những con người sáng tạo, có bản lĩnh trước mọi tình huống; Hiện đại hóa nền giáo dục… 
 
3. Đỗ Đình Hoan
Một số bài học kinh nghiệm từ bốn lần thay đổi chương trình giáo dục phổ thông
Bài viết trình bày một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ bốn lần thay đổi chương trình giáo dục phổ thông (GDPT), đó là: Chương trình cải cách giáo dục năm 1950; Chương trình cải cách giáo dục năm 1956; Chương trình cải cách giáo dục  năm 1981; Ðổi mới chương trình GDPT năm 2002.
 
4. Bùi Việt Phú
 Đổi mới quản lí giáo dục đại học ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường
Bài viết tóm tắt quá trình chuyển đổi mô hình GD ĐH từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, đồng thời trình bày bản chất của cơ chế quản lí GD ĐH trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số giải pháp quản lí GD ĐH để hệ thống này có thể đáp ứng được những yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.
 
5. Nguyễn Tiến Hùng
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lí hiệu quả trường phổ thông
Bài báo trình bày và phân tích bản chất của các nhân tố chính tác động đến quản lí hiệu quả trường phổ thông trong bối cảnh phân cấp quản lí giáo dục. Các nhân tố này có quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy, theo tác giả, khi đánh giá hiệu quả quản lí nhà trường, cần phải xem xét tất cả các nhân tố trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau.
 
6. Phạm Minh Mục
Chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ
Bài viết đề cập đến vấn đề trẻ tự kỉ - một vấn đề đang được xã hội hết sức quan tâm. Tác giả trình bày khái niệm trẻ tự kỉ, phân tích vai trò của nhà trường, gia đình, xã hội trong việc chăm sóc , giáo dục trẻ tự kỉ, và cuối cùng đưa ra một số kết luận cần lưu ý trong việc GD nhóm trẻ này.
 
7. Nguyễn Ngọc Hùng
Dạy thực hành theo năng lực thực hiện – phương pháp 4D
Thiết kế quy trình dạy thực hành theo năng lực thực hiện sẽ giúp cho việc nắm vững và cụ thể hóa hoạt động dạy thực hành cũng như năng lực thực hành của người giáo viên dạy nghề, trong bài viết tác giả đưa ra những vấn đề cơ bản như: các đặc trưng cơ bản của dạy học thực hành theo năng lực thực hiện; các yêu cầu hình thành và phát triển năng lực thực hành của đội ngũ giáo viên dạy nghề; thiết kế và đánh giá quy trình dạy học thực hành.
 
8. Hoàng Văn Thái
Đào tạo tiếng Anh cho các nghề du lịch – Thách thức và giải pháp
Thông qua việc phân tích thực tiễn đào tạo Tiếng Anh   ở một số trường du lịch, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả đối với việc đào tạo tiếng Anh du lịch để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và tránh lãng phí cho các cơ sở đào tạo.
 
9. Đào Thị Thanh Thủy
Phát triển nhân lực kĩ thuật cho các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Tác giả trình bày một số vấn đề lí luận về phát triển nhân lực kĩ thuật cho các khu công nghiệp vùng kinh tế trong điểm miền Trung, đặc trưng chung, vị trí, vai trò của chúng trong việc thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
 
10. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Tuấn
Rèn luyện tư duy hình học cho trẻ mẫu giáo lớn và học sinh lớp 1, 2, 3 tiểu học
Tác giả nghiên cứu đặc điểm tư duy hình học của HS những năm đầu tiểu học và trẻ mẫu giáo lớn, từ đó bước đầu rèn luyện tư duy hình học thông qua dạy học biểu tượng hình học, và vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết các tình huống trong cuộc sống, lí giải các hiện tượng xung quanh.
 
11. Vũ Xuân Hùng
Năng lực dạy học của giáo viên dạy nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện
Bài viết trình bày những nghiên cứu về hệ thống năng lực dạy học của GV dạy nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện. Từ quan niệm về năng lực dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện, tác giả đi sâu phân tích về năng lực dạy học của người giáo viên dạy nghề biểu hiện qua 4 năng lực thành phần là: năng lực thiết kế dạy học, năng lực tiến hành dạy học, năng lực kiểm tra đánh giá, năng lực quản lí dạy học.
 
TRAO ĐỔI
12. Nguyễn Ngọc Phú
Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XI
Tác giả cho rằngđể đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước ta hiện nay, có 4 vấn đề nhất thiết phải làm sau đây: 1. Xác định rõ mục tiêu giáo dục. Thay đổi hệ thống giáo dục và hệ thống quản lí giáo dục quốc dân; 2. Thay đổi việc xác định phân cấp bậc học, chương trình từ mẫu giáo đến đại học; 3. Thay đổi nội dung chương trình đào tạo, từ đó chuẩn lại SGK cơ bản cho các cấp học; 4. Nhanh chóng định hình việc đào tạo đội ngũ chuyên gia – nhân tài cho đất nước trên các lĩnh vực.
 
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
13. Phạm Ngọc Thưởng, Ninh Văn Hưng
Sử dụng phương pháp động não trong dạy học tiểu học ở Lạng Sơn
Tác giả đề cập đến một số vấn đề cơ bản của phương pháp dạy học động não, đó là: khái niệm dạy học động não, mối quan hệ của giáo viên và học sinh trong phương pháp này, các bước tiến hành dạy học động não và một số kĩ thuật động não; từ đó nêu lên thực tiễn dạy học động não trong các trường tiểu học ở Lạng Sơn.
 
14. Ngô Quang Sơn,
Nguyễn Thị Bạch Mai
Thực trạng và các giải pháp quản lí đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục mầm non vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020
Tác giả trình bày thực trạng và một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên MN ở tỉnh Lâm Đồng từ nay đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phổ cập giáo dục MN bền vững cho trẻ em 5 tuổi nói chung và phổ cập giáo dục mầm non bền vững cho trẻ em dân tộc thiểu số năm tuổi nói riêng.
 
15. Nguyễn Thị Cậy
Một số biện pháp giáo dục nghề nghiệp cho sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
Tác giả trinhg bày một số biện pháp giáo dục nghề nghiệp cho sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định bằng cách tổ chức các hoạt động GD với nhiều hình thức, nội dung phong phú và có hiệu quả cao.
 
GIÁO DỤC DÂN TỘC
16. Tạ Văn Thông
Giáo dục ngôn ngữ ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam
Bài viết đề cập đến vấn đề giáo dục ngôn ngữ ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong bài, tác giả trình bày: 1/Một số quan niệm chung về giáo dục ngôn ngữ, giáo dục song ngữ; 2/ Một số mô hình giáo dục ngôn ngữ ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu só Việt Nam.
 
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
17. Nguyễn Kiều Trinh
 Trường học mới (EN): Mô hình giáo dục phù hợp cho vùng khó
Bài viết trình bày về một mô hình trường tiểu học mới – Escuela Nueva (EN) được áp dụng tại Colombia. Đây là nơi HS cùng nhau làm việc để học những điều liên quan đến cuộc sống của mình, nơi giáo viên là người hướng dẫn và cổ vũ các em, nơi cha mẹ và cộng đồng tham gia tích cực vào việc giáo dục con em mình. Theo tác giả, mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng tại VN, tuy nhiên việc áp dụng không thể máy móc, rập khuôn mà phải dựa trên những nghiên cứu để phù hợp với thực tiễn VN.
 

 

Mục lục bằng tiếng Anh