Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 81

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 81, tháng 6-2012

NGHIÊN CỨU

1. Mạc Văn Trang

Mấy khía cạnh sinh học, tâm lí, xã hội góp phần xác định cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông

Tác giả trình bày về sự phát triển sinh lý lứa tuổi của học sinh phổ thông: chiều cao, cân nặng…; về khía cạnh tâm lý lứa tuổi như sự phát triển trí tuệ; hoạt động chủ đạo và các giai đoạn phát triển tâm lý; sự phát triển tâm lý đạo đức xã hội…

 

2.Nguyễn Minh Thuyết

Sách giáo khoa phổ thông nước ngoài và một số kinh nghiệm cho Việt Nam (tiếp theo)

Bài viết phân tích một số bộ SGK nước ngoài như: Bộ SGK Le francais của Pháp, Bộ SGK Tiếng Anh của Ấn Độ, Bộ GSK của Hàn Quốc, Bộ SGK của Colombia…, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho việc biên soạn SGK của VN.

 

3. Trần Khánh Đức

Cải cách sư phạm và chuyển đổi mô hình đào tạo giáo viên

Đề cập đến vấn đề cải cách sư phạm và chuyển đổi mô hình đào tạo giáo viên, tác giả  đã trình bày các vấn đề về vai trò giáo viên và cấu trúc mô hình nhân cách nghề nghiệp; đồng thời phân tích những yếu tố trong việc chuyển đổi mô hình đào tạo giáo viên từ cũ sang mới: mục tiêu đào tạo, tuyển sinh, đào tạo cử nhân sư phạm,…

4. Trần Anh Tuấn

Đưa giáo dục kĩ năng sống vào các trường sư phạm: nhu cầu xã hội, mô hình và lộ trình triển khai

Tác giả bàn về  việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào  chương trình đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm, đồng thời đưa ra những phân tích về nhu cầu xã hội; mô hình giáo dục kĩ năng sống trong các trường sư phạm và đề xuất về lộ trình thực hiện cho việc đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường sư phạm.

 

5. Phạm Đức Quang

Vận dụng đánh giá kết quả học tập vào việc tuyển chọn và xác định các  năng lực cốt lõi cần đạt ở học sinh

Bài viết trình bày về khía cạnh ứng dụng kĩ thuật đánh giá trong việc xác định và tuyển chọn các năng lực cốt lõi cần đạt ở học sinh trên cơ sở học tập kinh nghiệm đánh giá năng lực trong và ngoài nước.

 

6. Nguyễn Thành Vinh

Bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện

Tác giả bài viết này trình bày về hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường phổ thông (THPT, THCS và tiểu học) theo tiếp cận năng lực thực hiện.

 

7. Ngô Quang Sơn, Hà Trọng Nghĩa

Các biện pháp phát triển hệ thống thông tin quản lí giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện

Tác giả trình bày 6 biện pháp quản lí nhằm đảm bảo cho hệ thống thông tin quản lí giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện được vận hành một cách nhịp nhàng, chính xác và có hiệu quả, giúp các cán bộ quản lí giáo dục của các trường này đưa ra được những quyết định quản lí kịp thời

 

8. Trần Anh Dũng

Phân loại sai lầm của học sinh trong dạy học toán

Bài báo viết về phân loại sai lầm của học sinh trong dạy học toán. Trong đó, tác giả đưa ra các ví dụ giải thích và minh họa cho ba sai lầm cuối cùng trong danh sách những sai lầm được liệt kê : Sai lầm do hạn chế về phát triển cá thể, sai lầm có nguồn gốc từ chướng ngại và cuối cùng sai lầm là hệ quả của hợp đồng dạy học.

 

9.Trần Thị Ngọc Anh, Phạm Thị Thanh Tâm,

Xây dựng và sử dụng lược đồ tư duy để dạy học các bài luyện tập hoá học lớp 12

Bài viết đưa một số gợi ý giúp giáo viên sử dụng lược đồ tư duy để thiết kế và giảng dạy các bài luyện tập hóa học lớp 12 phần nguyên tố kim loại, nhóm nguyên tố kim loại theo hướng dạy học tích cực.

 

10. Trần Thị Hải Yến

Mô hình tổ chức tham vấn học đường trong các trường phổ thông Việt Nam

Bài viết nêu ra cụ thể mô hình, tổ chức và biện pháp quản lí hoạt động tham vấn học đường trong các trường phổ thông Việt Nam những khó khăn khi áp dụng  mô hình và đưa ra nhiều khuyến nghị xác đáng cho ngành giáo dục nước nhà.

 

11.Đặng Thị Vân, Nguyễn Huyền Thương

Thực trạng biện pháp nâng cao mức độ sáng tạo của sinh viên trong bài thi học phần

Tác giả cho rằng mức độ biểu hiện sáng tạo trong bài thi học phần của SV Trường ĐHNN HN mới chỉ đạt ở mức trung bình. Biểu hiện sáng tạo trong bài thi của SV thể hiện chưa rõ nét và toàn diện. Chưa có SV nào có biểu hiện sáng tạo ở mức cao. Một trong các nguyên nhân ảnh hưởng rõ nét nhất đến thực trạng này là do cách ra đề thi của GV chưa hợp lí.

 

12. Phạm Văn Sơn

Tăng cường giáo dục nghề cho học sinh phổ thông

Giáo dục nghề phổ thông là một trong 4 hình thức để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Để công tác hướng nghiệp đạt được mục tiêu đề ra phải đẩy mạnh hoạt động giáo dục NPT và đòi hỏi mỗi  CBQLGD, GV hướng nghiệp phải hiểu được khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ, cấu trúc nội dung của NPT.

 

13. Võ Thị Xuân

Vài nét về thời kì đầu lịch sử giáo dục nghề nghiệp Việt Nam

Bài viết giới thiệu tổng quát các thời kì phát triển GD nghề nghiệp Việt Nam, đặc biệt là thời kì đầu với những đặc trưng riêng và các dấu mốc lịch sử. Thông qua bài báo, tác giả phân tích đặc điểm xã hội, cơ cấu lao động, cơ cấu truyền nghề, và rút ra một số bài học kinh nghiệm lịch sử cho sự phát triển lâu dài của ngành GDNN.

 

TRAO ĐỔI

14. Trần Đăng Bộ

Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao theo tinh thần Đại hội XI là nhiệm vụ mang tính pháp lí mà quân đội và hệ thống nhà trường quân đội đã và đang triển khai thực hiện với những thành tựu đáng tin cậy và tự hào.

 

15. Nguyễn Khắc Hùng

Giáo dục văn hoá học đường - yếu tố quan trọng rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên

Tác giả trình bày một số nét về văn hoá học đường vốn là đặc trưng văn hoá cơ bản mà mỗi nhà trường phải dày công xây dựng trong một thời gian dài, đồng thời khẳng định vai trò của nhà trường trong việc giáo dục văn hoá học đường cho học sinh, sinh viên.

 

THỰC TIỄN GIÁO DỤC

16. Đồng Thế Hiển

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh trên địa bàn Hà Nội

Tác giả trình bày kết quả khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng – an ninh các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 

17.Vương Thị Ngọc Huệ

Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các học viện, trường đại học công an nhân dân

Tác giả trình bày vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với giảng viên và đưa ra một số biện pháp cụ thể tăng cường NCKH của giảng viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các học viện, trường đại học công an nhân dân.

 

18. Nguyễn Thị Hà

Trường Đại học Kinh tế - kĩ thuật công nghiệp đào tạo nhân lực đáp ứng phát yêu cầu triển kinh tế - xã hội địa phương

Bài viết đề cập đến vấn đề đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương của Trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp và đưa ra một số giải pháp cụ thể.

  

GIÁO DỤC DÂN TỘC

19. Nguyễn Thị Kim Oanh

Phát triển ngôn ngữ nói cho học sinh dân tộc thiểu số ở tiểu học

Bài viết đề cập đến việc phát triển ngôn ngữ nói cho học sinh dân tộc thiểu số ở tiểu học. Theo tác giả, phát triển ngôn ngữ nói cho HS dân tộc thiểu số ở tiểu học cần đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng nói tiếng Việt và lưu ý tới một số yếu tố ngôn ngữ học về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…

 

GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

20. Nguyễn Thuý Hồng

Tác động của đánh giá PISA tới phát triển chương trình giáo dục phổ thông ở một số nước

Bài viết trình bày tác động của đánh giá PISA tới phát triển chương trình giáo dục phổ thông của Phần Lan; Nhật Bản; Đức; Pháp. Theo tác giả, việc học tập kinh nghiệm  các quốc gia đã tham gia PISA có ý nghĩ rất lớn đối với thực tiễn nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục ở mỗi quốc gia.

 

 

Mục lục bằng Tiếng Anh