Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 77

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 77, tháng 2-2012

NGHIÊN CỨU
1.Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Hoà Bình
Bảy giải pháp đổi mới giáo dục
Các tác giả cho rằng để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước ta cần thực hiện 7 giải pháp sau: 1. Đổi mới triết lí giáo dục; 2. Đổi mới cơ cấu hệ thống GD quốc dân; 3. Đổi mới nội dung, phương pháp GD; 4. Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo; 5. Đổi mới quản lí GD; 6. Đổi mới cơ chế tài chính GD; 7. Đổi mới kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện đổi mới GD
 
2.Nguyễn Quang Kính
Nhận thức lại sứ mạng và mục tiêu giáo dục là khởi đầu cốt lõi của đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân
Tác giả khẳng định "đổi mới căn bản, toàn diện thực chất là cải cách" và sứ mạng giáo dục chính là trách nhiệm của nhà trường trước xã hội và trước đối tượng giáo dục; bài viết còn đề cập đến sự đổi thay mục tiêu giáo dục trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và phương hướng đổi mới mục tiêu giáo dục
 
3.Nguyễn Tiến Hùng
Giải pháp để giáo dục đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Để nâng cao dân trí và đào tạo một lực lượng lao động có kĩ năng cao nhằm cạnh tranh trong môi trường toàn cầu, các quốc gia đang phát triển Đông Nam Á đã và đang áp dụng các giải pháp phát triển giáo dục như: phân cấp quản lý GD, tư nhân hoá, đổi mới chương trình GD và phương pháp giảng dạy, và thiết lập một HTGD suốt đời.
 
4.Nguyễn Thuý Hồng
Khung năng lực chủ chốt của chương trình đánh giá quốc tế PISA
Tác giả trình bày khung năng lực chủ chốt của chương trình đánh giá quốc tế Piza, bao gồm 3 nhóm năng lực: Sử dụng công cụ tương tác một cách thông minh; Hành động một cách tự chủ, sáng tạo; Tương tác hòa đồng với nhiều nhóm xã hội.   
 
5.Nguyễn Đức Minh
Đánh giá và vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục
Bài viết đề cập đến vấn đề đánh giá GD.Tác giả phân tích mục đích, vai trò và nội dung của đánh giá GD, đồng thời khuyến nghị rằng đánh giá GD cần được chú trọng hơn nữa trong giai đoạn hiện nay để có thể đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng của giáo dục trong tương quan với các lĩnh vực khác của xã hội.
 
6.Đặng Thị Lệ Tâm
Quy trình dạy học kiểu bài rèn luyện nghi thức lời nói trong giao tiếp ứng xử trong chương trình tiếng Việt tiểu học
Bài viết trình bày quy trình dạy học kiểu bài Rèn luyện nghi thức lời nói trong giao tiếp ứng xử - chương trình Tiếng Việt ở tiểu học theo các bước: Tạo hoàn cảnh giao tiếp; Nhận biết kiến thức, kĩ năng bài học; Thực hành tình huống mới; Vận dụng kiến thức; kĩ năng
 
7.Lâm Thị Sang
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục định hướng cho học sinh trung trung học học phổ thông
Tác giả bài viết đã điểm qua một số đặc điểm tâm lí, những định hướng giá trị của học sinh trung học phổ thông để từ đó đi sâu phân tích vai trò của gia đình trong việc giáo dục giá trị định hướng nhân cách và nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông vùng đồng bằng Sông
Cửu Long .
 
8.Ngô Hiền Tuyên
Dạy đọc cho học sinh lớp 1 theo quy trình công nghệ giáo dục
Bài viết trình bày một số vấn đề chung về việc dạy đọc cho HS lớp 1 công nghệ giáo dục và xây dựng quy trình dạy đọc cho HS lớp 1 theo từng dạng bài 
  
9.Nguyễn Thị Huệ
Cảm nhận và mong muốn của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội về bầu không khí tâm lí tập thể lớp học
Bằng các dữ liệu khảo sát, tác giả trình bày cảm nhận và mong muốn của SV ĐHSP HN về bầu không khí tâm lí tập thể lớp học. Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp cải thiện bầu không khí tập thể lớp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của SV.
 
10.Hoàng Thị Thu Hà
Thực trạng đào tạo và chính sách đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu xã hội
Đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội là một vấn đề bức thiết để thực hiện quy luật cung - cầu trong cơ chế thị trường. Bài viết trình bày kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo và chính sách đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu xã hội ở nước ta hiện nay.
 
TRAO ĐỔI
11.Trần Ngọc Trình
 Nâng cao chất lượng đào tạo qua giải pháp phối hợp giữa cơ sở đào tạo với các tổ chức xã hội
Để góp phần phát triển nguồn nhân lực có tay nghề đáp ứng nhu cầu của các tổ chức xã hội, tác giả đã mạnh dạn chủ trương thí điểm việc gắn kết giữa hoạt động đào tạo với các tổ chức xã hội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
 
12.Đặng Thị Thuỳ Linh
Nhà trường tự chủ và người lãnh đạo nhà trường trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế
Bài viết trình bày và phân tích mô hình nhà trường tự chủ với sự lãnh đạo hướng vào người học. Tác giả so sánh sự khác nhau giữa mô hình nhà trường tự chủ với mô hình nhà trường trong cơ chế quản lí tập trung – bao cấp trước đây, đồng thời liệt kê những đặc điểm cơ bản mà người lãnh đạo nhà trường phải có trong bối cảnh mới.
 
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
13.Ngô Quang Sơn, Nguyễn Văn Tuấn
Nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ chủ nhiệm trung tâm học tập cộng đồng ở các tỉnh vùng đồng bằng song Cửu Long
Hiện vẫn có không ít trung tâm HTCÐ hoạt động kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó có năng lực quản lí của chủ nhiệm trung tâm. Ðể khắc phục tình trạng đó, tác giả bài viết đề xuất 7 biện pháp nhằm tăng cường năng lực quản lí cho đội ngũ chủ nhiệm các trung tâm học tập cộng đồng ở vùng Ðồng bằng sông Cửu Long
 
 
14.Lê Thị Thuỳ Vân, Cao Hào Thi
Các yếu tố ảnh hưởng đến xu thế chọn ngành của học sinh trung học phổ thông Bình Thuận
Từ cơ sở lí thuyết và các -phương pháp dùng trong nghiên cứu, bài viết đã xác định rõ mức độ quan trọng của 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngành của học sinh trung học phổ thông, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm tăng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp.
 
15.Phạm Thị Minh Hạnh
Vai trò và một số định hướng về đào tạo liên thông ở Việt Nam
Bài viết khẳng định vai trò quan trọng của đào tạo liên thông trong sự phát triển của GD VN, giới thiệu kinh nghiệm đào tạo liên thông của 1 số nước trên thế giới và cuối cùng, đề xuất 1 số định hướng về ĐTLT cho VN trong giai đoạn tới.
 
16.Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Hương Lan
Những khó khăn đối với giáo viên ở các trung tâm học tập thường xuyên trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Bài viết đề cập đến một số khó khăn đối với giáo viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Trong bài, tác giả trình bày: 1/ Thực trạng việc đổi mới PPDH ở các TTGDTX; 2/ Những khó khăn đối với giáo viên trong việc thực hiện đổi mới PPDH; 3/ Một số biện pháp góp phần đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới PPDH ở các TTGDTX.
 
GIÁO DỤC DÂN TỘC
17.Trần Thị Ngà
Một số biện pháp sư phạm góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán  cho học sinh dân tộc thiểu số ở tiểu học
Tác giả bài viết trình bày một số biện pháp sư phạm góp phần hỗ trợ GV sử dụng PPDH trực quan một cách hiệu quả nhất trong quá trình dạy học toán cho HS dân tộc thiểu số ở tiểu học.
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
18.Lê Khắc Nghị
Tình hình và triển vọng phát triển giáo dục Châu Phi
Tác giả giới thiệu một số tiện bộ của nền giáo dục ở các nước châu Phi trong 10 năm gần đây và những khó khăn cần khắc phục trong thời gian tới