Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 85

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 85, tháng 10-2012

NGHIÊN CỨU
1.Nguyễn Bá Kim
Hoạt động của học sinh trong dạy học Toán
     Từ sự phân tích mối liên hệ hữu cơ gia mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá dạy học thể hiện thông qua hoạt động của người học, tác giả đã làm rõ định hướng hoạt động, giúp phát hiện những hoạt động từ nội dung môn Toán và góp phần xác định những việc làm đa dạng của hoạt động học tập. Từ đó, tác giả đề xuất một quy trình khái quát để thiết kế những việc làm đa dạng của hoạt động học tập trong dạy học Toán theo định hướng hoạt động.
 
2.Đào Thái Lai
Đổi mới cách làm giáo dục
     Bài viết phân tích và đưa ra một số mâu thuẫn chủ yếu nhằm đổi mới cách làm giáo dục hiện nay, đó là: 1/ Mâu thuẫn giữa việc coi trọng, tầm nhìn về vai trò của giáo dục với những hành động cụ thể trong phát triển giáo dục; 2/ Mâu thuẫn giữa nguy cơ tụt hậu về đầu tư cho giáo dục với các nước khác ngày càng tăng; 3/ Mâu thuẫn giữa cách thiết kế triển khai mô hình giáo dục với quy luật hình thành các yếu tố mới trong phát triển kinh tế - xã hội; 4/ Mâu thuẫn giữa nhu cầu tạo động lực của giáo dục với cơ chế quản lí quan liêu, bao cấp; …
 
3.Phan Văn Nhân
Cơ sở kinh tế - xã hội của mô hình hoạt động cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường
     Bài viết trình bày cơ sở kinh tế - xã hội của mô hình hoạt động cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Theo tác giả, để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể hoạt động trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cần tạo lập khung pháp lí và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển trên cơ sở thành tố cơ bản của mô hình hoạt động sau: 1/ Chính sách và cơ chế quản lí giáo dục nghề nghiệp; 2/ Loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường; 3/ Chương trình giáo dục; 4/ phương pháp giáo dục; 5/ Nguồn lực hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.  
 
4.Nguyễn Dục Quang
Một số kĩ năng đặc thù của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục thường xuyên
     Bài viết trình bày một số kĩ năng đặc thù của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục thường xuyên, đó là: Kĩ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm; Kĩ năng quản lí và sử dụng hồ sơ chủ nhiệm; Kĩ năng tổ chức các hoạt động hỗ trợ giáo dục; Kĩ năng rèn luyện kĩ năng sống cho học viên;…
5.Phạm Minh Mục
Một số giải pháp giáo dục trẻ khiếm thị đa tật
     Bài viết trình này một số giải pháp giáo dục trẻ khiếm thị đa tật, đó là: 1/ Xây dựng mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh; 2/ Hình thành ngôn ngữ cho trẻ; 3/ Tạo môi trường học tập phù hợp; 4/ Sử dụng cách tiếp cận toàn bộ nhiệm vụ; 5/ Gắn ngôn ngữ vào mọi kinh nghiệm của trẻ; 6/ Khuyến khích trẻ tham gia vào các sự kiện hàng ngày
 
6.Nguyễn Cẩm Thanh
Đánh giá bài dạy thực hành kĩ thuật theo quan điểm dạy học tương tác tích cực
     Bài viết nêu ra vấn đề đánh giá bài dạy thực hành kĩ thuật theo quan điểm dạy học tương tác tích cực. Tác giả đã đưa ra bốn nhóm tiêu chí đánh giá cho bài dạy thực hành kĩ thuật và các bước thực hiện việc đánh giá dựa trên cơ sở các căn cứ về pháp lí, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn đầu ra cho sinh viên, v.v...
 
7.Nguyễn Thị Thanh Vân
Dạy học hình học cao cấp ở trường đại học sư phạm theo định hướng hình thành năng lực dạy học cho sinh viên toán
     Bài viết đề cập đến vấn đề dạy học Hình học cao cấp ở trường Đại học Sư phạm theo định hướng chuẩn bị cho sinh viên toán năng lực dạy học. Đây là một định hướng mới nhằm khai thác khả năng ứng dụng kiến thức Hình học cao cấp trong việc dạy học hình học ở trường phổ thông.
 
9.Trần Thị Thanh Phương
Quản lí chất lượng tổng thể trong giáo dục đại học
     Bài viết đề cập đến quản lí chất lượng tổng thể (TQM) trong giáo dục đại học. Tác giả trình bày về khái niệm TQM, chất lượng trong giáo dục đại học và quản lí chất lượng tổng thể trong giáo dục đại học để nâng cao hiệu quả giáo dục.
 
10.Nguyễn Quang Việt
Định hướng năng lực hành nghề trong tổ chức dạy học và đánh giá theo nhóm tại các cơ sở dạy nghề
     Tác giả trình bày về định hướng năng lực hành nghề trong tổ chức dạy học và đánh giá theo nhóm tại các cơ sở dạy nghề. Nội dung bài viết khẳng định làm việc nhóm định hướng năng lực hành nghề là phương pháp hữu hiệu cho phép học viên tham gia vào quá trình học và đánh giá, hướng đến phát triển các năng lực cho hoạt động nghề trong tương lai.
 
11.Trần Thị Thái Hà, Nguyễn Văn Chiến
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và những vấn đề đặt ra với chất lượng giáo dục cho khu vực nông thôn nước ta
     Nội dung bài viết đề cập đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và những vấn đề đặt ra với chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn nước ta. Trong đó, tác giả tập trung giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa chuyển đổi cơ cấu kinh tế với chất lượng giáo dục ở nông thôn nước ta hiện nay
 
12.Nguyễn Quang Giao, Nguyễn Tý
 Biện pháp tăng cường quản lí công tác giáo dục môi trường ở các trường trung học cơ sở
     Môi trường là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Để bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường cho người dân nói chung, cho học sinh, sinh viên nói riêng, đặc biệt là cho học sinh trung học cơ sở được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển đất nước.
 
TRAO ĐỔI
13.Phạm Thị Huệ
Mô hình câu hỏi dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn trung học
    Bài viết đề xuất một số mô hình câu hỏi dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn trung học. Mô hình này gồm câu hỏi hướng dẫn học sinh thu thập thông tin về văn bản, câu hỏi hướng dẫn phân tích, lí giải văn bản và câu hỏi hướng dẫn đánh giá, phản hồi văn bản.
THỰC TIỄN GIÁO DỤC
14.Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Duyên
Những trở ngại và thách thức trong phát triển giáo dục cộng đồng tại TP. Hồ Chí Minh
     Tác giả phân tích thực trạng hoạt động giáo dục cộng đồng và đánh giá các khó khăn, thách thức chủ yếu trong công tác quản lí hoạt động giáo dục cộng đồng (GDCĐ) tại TP.HCM hiện nay; đồng thời, đưa ra một số kiến giải ban đầu nhằm góp phần xác định các giải pháp phát triển bền vững phong trào xã hội hoá giáo dục và các hoạt động GDCĐ trên phạm vi cả nước.
 
15.Vương Thanh Hương
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học ở các trường trung học phổ thông Việt Nam
     Bài viết đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học ở các trường trung học phổ thông Việt Nam. Trong đó, tác giả trình bày về vai trò; thực trạng chung; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học một số môn ở trung học phổ thông như Lịch sử, Hóa, Sinh học… và đưa ra một vài đánh giá về hiệu quả của vấn đề ứng dụng này…
 
16.Đặng Lộc Thọ
Thực trạng quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên cao đẳng sư phạm
     Qua khảo sát thực trạng công tác quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên cao đẳng sư phạm, tác giả trình bày một số bất cập trong công tác quản lí hoạt động đánh giá này và làm rõ nguyên nhân của những bất cập đó.
 
17.Đồng Thế Hiển
Các biện pháp quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên giáo dục quốc phòng – an ninh ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
     Tác giả trình bày 5 biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên giáo dục quốc phòng-an ninh ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian hiện nay.
 
18.Lê Thị Hoàng Diễm
Vai trò của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre trong việc xây dựng tập thể sư phạm tích cực
     Tác giả trình bày thực trạng tập thể sư phạm tích cực của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, từ đó, đề xuất 9 biện pháp xây dựng tập thể sư phạm tích cực mà việc vận dụng chúng, theo tác giả, chắc chắn sẽ góp phần đổi mới toàn diện ngành giáo dục huyện nhà.
 
GIÁO DỤC DÂN TỘC
19.Nguyễn Thị Phương Thảo
Dạy âm/vần tiếng Việt lớp 3 trong chương trình giáo dục song ngữ trên cơ sở sở tiếng mẹ đẻ
     Bài viết đề cập đến việc dạy âm/vần môn Tiếng Việt lớp 3 trong chương trình giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. Trong đó, tác giả trình bày dựa trên cơ sở chương trình hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Unicef giai đoạn 2006 - 2010 được thực hiện tại ba tỉnh Trà Vinh, Gia Lai và Lào Cai cho HS của ba nhóm DTTS Khmer, Jrai và Mông.
GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
21.Lê Đông Phương
Một số kinh nghiệm về rút ngắn thời gian đào tạo đại học trên thế giới
     Bài viết đề cập đến một số kinh nghiệm về rút ngắn thời gian đào tạo đại học trên thế giới như giảm bớt thời lượng đào tạo, học trước các môn học đại học, đào tạo liên thông, thiết kế các chương trình đại học ngắn hạn, chương trình đào tạo sử dụng tín chỉ…