Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 83

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 83, tháng 8-2012

NGHIÊN CỨU

1. Phạm Đỗ Nhật Tiến

Đổi mới giáo dục 2.0

Việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân sẽ là giai đoạn phát triển mới về chất trong tiến trình đổi mới giáo dục, đó là đổi mới giáo dục 2.0. Tuy nhiên, để thực hiện đổi mới 2.0 cần phải có lộ trình phù hợp, trong đó cần xác định các khâu đột phá: 1/ Đổi mới  cơ chế quản lí giáo dục để tạo điều kiện và động lực cho bước chuyển từ mô hình giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục mở với hệ thống học suốt đời; 2/ Cải cách đào tạo giáo viên để chuẩn bị nguồn nhân lực thực thi các yêu cầu của đổi mới giáo dục 2.0. 

 

2. Nguyễn Tiến Đạt

So sánh các chỉ số và tỉ lệ về thứ hạng giáo dục năm 2011 của các nước trên thế giới với Việt Nam

Bài viết trình bày các chỉ số và tỉ lệ về thứ hạng giáo dục năm 2011 của các nước trên thế giới với Việt Nam theo Báo cáo Phát triển con người (HDR), đồng thời phân tích, so sánh để thấy được thành tựu giáo dục của nước ta được xếp hạng ở mức độ nào so với các nước trên thế giới.

 

3. Nguyễn Quang Giao

Những vấn đề cơ bản trong đổi mới quản lí ở các trường đại học hiện nay

Chất lượng giáo dục của các trường đại học có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cũng như thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước. Để hoàn thành sứ mạng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, các trường đại học ở Việt Nam cần thực hiện đổi mới trong quản lí ở nhà trường hiện nay.

 

4. Mỵ Giang Sơn

Đánh giá giờ dạy của sinh viên thực tập sư phạm theo tiếp cận chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Bài viết trình bày thực tiễn vấn đề đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên (GV) trung học  và của sinh viên (SV) thực tập sư phạm trong đào tạo GV trung học hiện nay. Theo tiếp cận Chuẩn nghề nghiệp GV trung học, tác giả đã đề xuất cách đánh giá xếp loại giờ dạy của SV thực tập sư phạm dựa trên hai nhóm tiêu chí: đánh giá năng lực xây dựng kế hoạch giờ dạy và đánh giá năng lực lên lớp của SV. Cách đánh giá này cho phép đánh giá kết quả thực tập dạy học của SV khách quan và toàn diện hơn.

 

5. Trần  Đức Hiếu

Kiểm tra, đánh giá – công cụ hỗ trợ quá trình dạy và học: xu hướng mới của thế giới và bài học cho giáo dục đại học hiện nay

Bài viết  tập trung phân tích việc  kiểm tra, đánh giá (KTĐG) học tập như là công cụ hỗ trợ quá trình dạy, học theo xu hướng mới của thế giới  rút ra bài học cho hoạt đng KTĐG trong giáo dc đại hc của nước ta hiện nay.

 

6. Trần Văn Tùng

Chất lượng giảng viên và chất lượng đào tạo đại học Việt Nam

Trên cơ sở thực trạng hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên đại học Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ này; Giải pháp đào tạo; giải pháp tuyển dụng; giải pháp hợp tác quốc tế và giải pháp đánh giá chất lượng giảng viên theo kết quả học tập của SV.

 

7. Nguyễn Chí Trung, Neil A Gordon, Nguyễn Thị Thuỷ

Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh qua ứng dụng WebPA trong dạy học kiến thức về thuật toán ở trường trung học phổ thông Việt Nam

Các tác giả đề xuất áp dụng mô hình đánh giá hiện đại qua mạch kiến thức về thuật toán trong bài học 4 (Tin học 10), và đề nghị sử dụng hệ thống WebPA làm công cụ hỗ trợ việc đánh giá ngang hàng và tự đánh giá. Hai kiểu đánh giá này kết hợp và cài đặt quan điểm đánh giá động đã tạo cho HS sự hứng thú học tập, chủ động và nỗ lực hoàn thành các vấn đề học tập và nhận thức.

 

8. Đinh Nguyễn Trang Thu

Ứng dụng phương pháp tiếp cận INREAL nhằm phát triển giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ

Tác giả trình bày một số đặc điểm giao tiếp ngôn ngữ của trẻ tự kỉ và việc ứng dụng phương pháp tiếp cận INREAL - In–class Reactive Language therapy ( thông qua các tương tác để thúc đẩy việc học ngôn ngữ) nhằm phát triển giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ.

 

9. Lê Vân Anh, Phan Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Cẩm Bích

Một số đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 tuổi

Bài viết đề cập đến một số đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 tuổi hiện nay thông qua việc khảo sát 448 trẻ ở bốn tỉnh: Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Long An và mười ba trường mầm non với sáu dạng bài tập cụ thể dựa trên tiêu chí đo đặc điểm phát triển lĩnh vực ngôn ngữ - chuẩn bị đi học.

 

10. Vũ Xuân Hùng

Tiếp cận năng lực thực hiện trong thiết kế dạy học của giáo viên dạy nghề

Bài viết đề cập đến vấn đề  tiếp cận năng lực thực hiện (NLTH) trong thiết kế dạy học của giáo viên dạy nghề. Trong bài, tác giả trình bày về: 1/Thiết kế dạy học và đào tạo theo NLTH; 2/ Thực trạng chung về thiết kế dạy học của giáo viên dạy nghề; 3/ Quy trình thiết kế dạy học theo tiếp cận NLTH

 

11. Nguyễn Thị Thanh Bình

Tiếp cận năng lực trong phát triển chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

Tác giả trình bày khái niệm, sự hình thành và những hạn chế trong công tác phát triển chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp nói riêng và giáo dục nghề nghiệp nói chung; từ đó, cho chúng ta thấy sự cấp thiết phải đổi mới chương trình giáo dục hiện nay.

12. Trần Trung – Đỗ Thế Hưng

Mô hình nhà trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam

Bài viết đề cập đến vấn đề mô hình nhà trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, tác giả trình bày khái quát về sự phát triển của hệ thống nhà trường và một số đặc điểm về mô hình nhà trường giáo dục nghề nghiệp ở nước ta.

 

TRAO ĐỔI

13. Đặng Huỳnh Mai

Nên hay không nên bỏ kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Tác giả cho rằng để giải quyết vấn đề “nên hay không nên bỏ kì thi tốt nghiệp THPT” một cách thấu đáo cần dựa trên triết lí, mục tiêu GD Việt Nam, và đặc biệt là  tinh thần “Đổi mới căn bản và toàn diện GD Việt Nam” như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.

 

14. Nguyễn Chí Nhân

Ứng dụng phương pháp dạy học nhóm tại các trường đại học nước ta

Bài viết đề cập đến phương pháp dạy học nhóm tại các trường đại học nước ta. Tác giả trình bày cách tổ chức của nhóm học tập trên giảng đường, bao gồm nhóm thảo luận, nhóm diễn thuyết, nhóm tranh luận và nhóm đóng vai.

 

THỰC TIỄN GIÁO DỤC

15. Phạm Văn Thuần, Đỗ Minh Tuấn

Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hoá trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Bài viết đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tác giả khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và thực trạng cùng những hạn chế, thách thức của đội ngũ nhân lực; từ đó, đưa ra quan điểm và các giải pháp cơ bản phát triển nhân lực của tỉnh Thanh Hóa.

 

16. Trần Ngọc Trình

Đổi mới quản lí tại trường Trung cấp Kĩ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn

Bài viết trình bày về vấn đề đổi mới quản lí giáo dục tại Trường Trung cấp Kĩ thuật và Nghiệp vụ Sài Gòn. Trong đó, tác giả phân tích các khía cạnh: mục tiêu giáo dục, đổi mới triết lí giáo dục, đổi mới mô hình hoạt động của nhà trường…

 

17. Bùi Đức Tú

Giáo dục nghề phổ thông cho học sinh phổ thông và nhu cầu nhân lực kĩ thuật vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Tác giả trình bày thực trạng hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ, qua đó kiến nghị một số giải pháp và đề xuất nhằm tăng cường hoạt động giáo dục nghề phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực kĩ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải Nam Trung bộ trong bối cảnh mới.

 

 

18. Nguyễn Văn Sơn

Yêu cầu quy hoạch nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế và nguyện vọng nghề nghiệp của học sinh phổ thông tỉnh Tuyên Quang

Bài viết đưa ra một số thống kê về quy hoạch nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nguyện vọng nghề nghiệp của học sinh phổ thông tại tỉnh Tuyên Quang. Từ đó, tác giả có một số kết luận về sự phù hợp giữa nguyện vọng nghề nghiệp của học sinh phổ thông với yêu cầu quy hoạch nguồn nhân lực của tỉnh.

 

GIÁO DỤC DÂN TỘC

19. Kiều Thị Bích Thuỷ

Những đóng góp của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục dân tộc trong nghiên cứu chính sách giáo dục dân tộc

Bài viết đề cập đến tính cấp thiết của việc nghiên cứu chính sách giáo dục dân tộc và những đóng góp của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục dân tộc, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai các văn bản pháp qui giáo dục dân tộc…Từ đó, tác giả đưa ra một số gợi ý về việc nghiên cứu chính sách giáo dục dân tộc trong thời gian tới.

 

GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

20. Nguyễn Văn Giang

Một số hình thức hỗ trợ của chính phủ cho khu vực tư nhân trong khuôn khổ hợp tác công - tư trong giáo dục

Tác giả đã trình bày định nghĩa về hợp tác công – tư (PPP) và một số hình thức hỗ trợ của chính phủ cho phía tư nhân trong khuôn khổ hợp tác hai bên cùng có lợi nhằm hướng tới việc xây dựng cơ sở giáo dục và cung cấp dịch vụ giáo dục cho người dân, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới. Ngoài ra, điều kiện tiên quyết để áp dụng trong bối cảnh Việt Nam cũng được tác giả làm rõ.