Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục số 82

10/08/2017 16:55 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục số 82, tháng 7-2012

NGHIÊN CỨU

1. Thủ tướng Chính phủ

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020

     Bài viết giới thiệu toàn văn nội dung Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2012 đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn tấn Dũng phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 tại Quyết định số 711/QĐ-TT.

 

2. Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Linh Trang, Hoàng Thu Huyền

Đào tạo một số chuyên ngành tâm lí học ứng dụng dựa theo năng lực thực hiện

     Bài báo phân tích mô hình đào tạo theo năng lực “khối lập phương”- là cơ sở lý thuyết để xây dựng các chuyên ngành tâm lí học ứng dụng. "Khối lập phương” bao gồm các năng lực nền tảng, năng lực chức năng các giai đoạn phát triển chuyên môn. Bài báo cũng trình bày việc ứng dụng "khối lập phương” này trong việc xây dựng chương trình đào tạo cán bộ tâm lý học đường, cán bộ tâm lý lâm sàng.

 

3. Nguyễn Tiến Hùng

Các cách tiếp cận và định hướng giải pháp hội nhập quốc tế của giáo dục đại học

     Tác giả giới thiệu bốn cách tiếp cận hội nhập quốc tế của giáo dục đại học và  một số định hướng giải pháp giúp giáo dục đại học hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

 

4. Nguyễn Thế Sơn

Tiếp cận tích hợp chương trình giảng dạy môn Toán ở trường phổ thông

     Bài viết đề cập đến việc tích hợp chương trình giảng dạy môn Toán ở trường phổ thông. Trong bài, tác giả trình bày một số hình thức cơ bản về tích hợp chương trình dạy học môn Toán; một vài nét  về tích hợp chương trình giảng dạy môn Toán trong trường phổ thông ở nước ta.

 

5. Thái Hoài Minh, Phan Đồng Châu Thuỷ

Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học theo dự án

     Dạy học theo dự án (DHTDA) là một trong những phương pháp dạy học tích cực được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong DHTDA giúp giáo viên và học sinh thực hiện quá trình dạy học hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho HS có cơ hội rèn luyện kĩ năng công nghệ. Bài báo phân tích vai trò của việc ứng dụng ICT đồng thời đề xuất một số hướng ứng dụng ICT để hỗ trợ quá trình dạy học, nghiên cứu, giao tiếp, cộng tác trong DHTDA.

 

6. Ngô Thị Ngọc Mai

Sử dụng thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy hoá học ở trường trung học phổ thông

     Khẳng định vai trò quan trọng của thí nghiệm trong dạy học hoá học, tác giả trình bày một số phương pháp cơ bản, tiến trình và yêu cầu của một tiết dạy thí nghiệm hoá học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông.

 

7. Sử  Ngọc Anh

Kiểm định chất lượng giáo dục trong các học viện, trường đại học công an nhân dân

     Tác giả trình bày về việc kiểm định chất lượng giáo dục trong các học viện, trường đại học Công an nhân dân hiện nay và đưa ra một số kiến nghị cần thiết.

 

8. Đặng Lộc Thọ

Quản lí hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên theo yêu cầu đổi mới giáo dục

     Bài viết đề cập đến vấn đề quản lí hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua kết quả nghiên cứu tại ba trường cao đẳng sư phạm Trung ương, bảy cơ sở thực tập, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm trong quá trình đào tạo giáo viên theo yêu cầu đổi mới.

9. Nguyễn Lê Hà

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục đại học

     Tác giả đã đưa ra một số mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí nhà trường: mô hình ERP, mô hình cổng thông tin (portal); đồng thời, có một số đề xuất nhằm đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lí ở các trường đại học Việt Nam.

 

10. Phạm Minh Mục, Trần Thị Văng

Xây dựng chính sách giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

     Bài viết đề cập đến vấn đề giáo dục hòa nhập và đề xuất xây dựng một số nội dung cụ thể cần đưa vào chính sách giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở nước ta hiện nay.

 

11. Vũ Thị Mai Hường

Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam theo tiếp cận quản lí dựa vào nhà trường

     Bài viết đề cập đến vấn đề trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học, cao đẳng Việt Nam theo tiếp cận quản lí dựa vào nhà trường (SBM). Tác giả đã đưa ra những phân tích về lí thuyết SBM; thực trạng quản lí giáo dục đại học Việt Nam và một số đề xuất để tăng cường tính tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng theo hướng tiếp cận SBM.

 

12. Nguyễn Thị Hằng

Quản lí đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội

     Bài viết giới thiệu cơ sở lí luận về quản lí đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, bao gồm các khái niệm, đào tạo nghề trong cơ chế thị trường, đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, nội dung quản lí đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.

 

TRAO ĐỔI

13. Đặng Thị Thu Huyền

Nhà giáo và nghề dạy học dưới góc nhìn pháp lí

     Bài viết đề cập đến vấn đề nhà giáo và nghề dạy học dưới góc nhìn pháp lí. Trong đó, tác giả đã đưa ra một số khái niệm về nhà giáo; về nghề dạy học cũng như các đặc trưng cơ bản của nghề dạy học dựa theo những quy định của Luật Giáo dục Việt Nam, khuyến nghị của UNESCO, v.v...

 

14. Nguyễn Diệu Ngọc

Bài học về đầu tư cho con người

     Bài viết đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, qua đó, tác giả kiến nghị tận dụng mọi ưu thế nội lực kết hợp với hợp tác quốc tế để đào tạo nhân lực vàng - nhân lực chất lượng cao - một xu thế tất yếu.      

 

THỰC TIỄN GIÁO DỤC

15. Nguyễn Lan Phương

Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập

     Bài viết nêu ra hiện trạng phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học nói chung và các trường đại học ngoài công lập nói riêng. Đồng thời, từ những thách thức trong quản lí đội ngũ giảng viên các trường đại học ngoài công lập, tác giả đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này qua những kinh nghiệm bước đầu của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. 

 

16. Bùi Văn Minh

Giáo dục kĩ năng sống cho thanh niên, sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương – một yêu cầu cấp thiết

     Bài viết đề cập đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho thanh niên, sinh viên nói chung và thanh niên, sinh viên Trường Cao Đẳng Hải Dương nói riêng. Tác giả trình bày thực trạng giáo dục kĩ năng sống của nhà trường, đồng thời đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa vấn đề hết sức quan trọng này.

 

17. Vũ Thị Thu Thuỷ

Thực trạng giáo dục pháp luật và quản lí giáo dục pháp luật ở các trường phổ thông dân tộc nội trú trong giai đoạn hiện nay

     Tác giả trình bày thực trạng giáo dục pháp luật và quản lí giáo dục pháp luật ở các trường phổ thông dân tộc nội trú trong giai đoạn hiện nay thông qua việc đánh giá chương trình, sách giáo khoa và hiệu quả dạy học môn Giáo dục công dân đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

18. Hoàng Phúc

Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá học phần II “Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”

     Bài viết đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục nói chung và trong học phần II "Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin" nói riêng. Thực hiện đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá học phần này từ hình thức viết tự luận bằng vấn đáp có tính chất mở sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng học tập và năng lực liên hệ thực tiễn cho SV.

 

GIÁO DỤC DÂN TỘC

19. Trần Thị Yên

Nâng cao năng lực quản lí lớp học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số

     Tác giả trình bày sự cần thiết của việc quản lí lớp học theo hướng thân thiện, có hiệu quả và một số biện pháp nâng cao năng lực quản lí lớp học theo hướng thân thiện, hiệu quả ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số

 

GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

20. Đỗ Thị Thu Hằng

Cải cách cơ chế phân cấp tài chính giáo dục ở Trung Quốc

     Bài viết trình bày mối quan hệ nội tại giữa cơ chế tài chính giáo dục và cơ chế tài   chính quốc gia của Trung Quốc qua từng giai đoạn cụ thể, từ đó, chỉ rõ con đường của quá trình cải cách cơ chế quản lí tài chính giáo dục phổ thông ở Trung Quốc và  đưa ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng cơ chế tài chính giáo dục ở Việt Nam.

 

21. Đỗ Thị Bích Loan

Phân luồng trong hệ thống giáo dục của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

     Tác giả bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc phân luồng học sinh sau giáo dục phổ cập (trung học cơ sở) và bài học kinh nghiệm  cho Việt Nam.