Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 10 - tháng 10 năm 2018

17/01/2019 15:05 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 10 - tháng 10 năm 2018

  

 

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN:

 

1

Thái Văn Thành,

Nguyễn Hoa Du

Giải pháp tăng cường thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong bối cảnh hiện nay

2

Nguyễn Huy Vị,

Nguyễn Long Giao

Sự thích ứng của giáo dục Việt Nam trước tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

3

Lê Thị Quỳnh Nga

 

Nhà trường phổ thông trong giai đoạn mới và những yêu cầu đặt ra với người giáo viên

4

Lê Tuyết Nhung

Một số điểm xoay quanh phạm trù đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

5

Phạm Minh Mục

Đảm bảo chất lượng giáo dục trẻ rối loạn phát triển

6

Nguyễn Hải Thanh

 

Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục

7

Đoàn Quang Trung

 

Một số biện pháp ứng dụng đánh giá thực trong đánh giá năng lực tiếng Anh của sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ Anh

8

Phạm Thị Bích Đào,

Tô Thị Phương Lịch

Vận dụng mô hình 5E trong dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

9

Nguyễn Phương Mai

Đọc thẩm mĩ trong dạy học tác phẩm thơ ở trường trung học phổ thông

10

Nguyễn Thị Sửu ,

Quách Văn Long

 

Sử dụng bài tập mở trong dạy học phần Hóa học hữu cơ nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên

11

Nguyễn Thị Ngọc Thúy

Thiết kế câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu văn bản tự sự cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực

12

Trương Thị Thu Thủy

Vai trò của nhà trường và nhóm bạn đối với bạo lực học đường trong học sinh trung học

13

Nguyễn Hồng Thuận

Phát triển năng lực bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở qua trải nghiệm

14

Nguyễn Thị Linh

Thiết kế bài tập tích hợp theo quan điểm giao tiếp vào dạy học Làm văn trong giờ dạy Đọc hiểu văn bản ở trường trung học cơ sở

15

Nguyễn Thị Thanh Huyền;

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Cấu trúc năng lực thể chất và ứng dụng trong dạy học Sinh học cơ thể người cấp Trung học cơ sở

16

Lý Quốc Biên

Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục thể chất cấp Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực

17

Nguyễn Thị Cẩm Bích,

Lê Thị Thùy Dương

Phát triển kĩ năng tiền đọc viết cho trẻ mẫu giáo qua sử dụng bộ công cụ ELM của Save the Children

18

Phạm Quang Tiệp

Thiết kế chủ đề giáo dục trẻ Mầm non

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC:

 

19

Ngô Quang Sơn

Phát triển mô hình đào tạo nghề phù hợp cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn khu vực Tây Nam Bộ

20

Nguyễn Trung Thành

Quản lí chất lượng tổng thể và vận dụng vào quản lí chương trình đào tạo ngành Kiến trúc - Đại học Xây dựng

21

Kiều Hưng,

Nguyễn Thị Dung

Xây dựng văn hóa tổ chức Đại học Công nghiệp Việt - Hung trong bối cảnh hiện nay

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI:

 

22

Nguyễn Thị Thu Thảo

Kinh nghiệm tổ chức dạy học phát triển năng lực người học trung học phổ thông ở Trung Quốc

 

 

 

TÓM TẮT SỐ 10 - THÁNG 10 NĂM 2018

 

1

gGiải pháp tăng cường thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại họcđại học trong bối cảnh hiện nay

 

GS.TS. Thái Văn Thành

; PGS.TS. Nguyễn Hoa Du - Trường Đại học Vinh

Họ và tên: Thái Văn Thành,  Học vị, học hàm: Giáo sư, Tiến sĩ 

Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 

Đơn vị công tác: Trường Đại học Vinh, số 182 Lê Duẩn, TP Vinh, Nghệ AnEmail: thaivanthanhdhv@yahoo.com

 Nguyễn Hoa Du

. Email: dunh@vinhuni.edu.vn

 

Trường Đại học Vinh

Số 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

TÓM TẮT:

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi chúng ta phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcđào tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trước bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Để các cơ sở giáo dục đại học phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực của đất nước và hội nhập quốc tế, chúng ta cần tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học.Tác giả bài viết bàn về giải pháp tăng cường thực hiện quyền tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh hiện nay.Trong bài, các tác giả làm rõ thực trạng hoạt động tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường đại học, giải

Hoàn thiện mô hình hoạt động của hội đồng trường; 4/ Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hội đồng trường; 5/ Quy định nội dung tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường đại học.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục đại học; trường đại học; tự chủ đại học; hội đồng trường; trách nhiệm giải trình.

TÓM TẮT:

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi chúng ta phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trước bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0. Để các cơ sở giáo dục đại học phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực của đất nước và hội nhập quốc tế, chúng ta cần tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học. Bài viết bàn về giải pháp tăng cường thực hiện quyền tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh hiện nay.Trong bài, các tác giả làm rõ thực trạng hoạt động tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường đại học, giải pháp tăng cường thực hiện quyền tự chủ đại học, bao gồm: 1/ Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển giáo dục đại học và kiểm định chất lượng trường đại học; 2/ Xây dựng mô hình quản trị trường đại học tự chủ; 3/ Hoàn thiện mô hình hoạt động của hội đồng trường; 4/ Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hội đồng trường; 5/ Quy định nội dung tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường đại học.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục đại học; trường đại học; tự chủ đại học; hội đồng trường; trách nhiệm giải trình.

2

Sự thích ứng của giáo dục Việt Nam trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

 

Nguyễn Huy Vị

Email: nguyenhuyvi@gmail.com

Nguyễn Long Giao

Email: longgiao24@gmail.com

 

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Số 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra một cách mạnh mẽ ít nhiều đã tác động đến giáo dục Việt Nam. Những thay đổi về công nghệ dạy học, xu hướng giáo dục mới cần được phân tích dựa trên cách tiếp cận vai trò nhà trường như một hệ sinh thái học tập thông qua việc áp dụng những công nghệ đặc trưng của công nghiệp 4.0, để từ đó đề xuất một số định hướng phát triển cho giáo dục trong tương lai.

 

TỪ KHÓA: Cách mạng công nghiệp 4.0; giáo dục 4.0; công nghệ dạy học.

3

Nhà trường phổ thông trong giai đoạn mới và những yêu cầu đặt ra với người giáo viên

 

Lê Thị Quỳnh Nga

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: quynhnga2981@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong bối cảnh cả thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì việc đòi hỏi nguồn nhân lực cao là tất yếu. Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng những yêu cầu mới là hết sức cần thiết đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay. Điều này đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người giáo viên và đòi hỏi mỗi người giáo viên phải nỗ lực thay đổi để đáp ứng những yêu cầu đó.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục phổ thông; năng lực giáo viên; Cách mạng khoa học công nghệ.

4

Một số quan điểm xoay quanh phạm trù đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

 

Lê Tuyết Nhung

Học viện Phụ nữ Việt Nam

68 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, Việt Nam

Email: nhunglt@vwa.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Nhiều nỗ lực của các học giả và nhà nghiên cứu trong việc định nghĩa thế nào là phát triển nguồn nhân lực cho thấy khái niệm này còn khá phức tạp. Có lẽ, việc đưa ra một định nghĩa duy nhất về phát triển nguồn nhân lực là điều không khả thi. Vì lẽ đó, bài viết nghiên cứu định nghĩa PTNNL ở 3 cấp độ, cụ thể là: cấp phổ quát chung nhất, cấp quốc gia và cấp quốc tế. Sau đó, tác giả đề xuất một định nghĩa về phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh của Việt Nam trong thời kì mới: thời kì thế giới phẳng và Cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết đề xuất hướng tiếp cận định nghĩa phát triển nguồn nhân lực trong các đề tài nghiên cứu và các văn bản chiến lược, quy hoạch được xây dựng trong thời gian tới.

 

TỪ KHÓA: Đào tạo; phát triển; phát triển nguồn nhân lực; mục đích; chức năng.

5

Đảm bảo chất lượng giáo dục trẻ rối loạn phát triển

 

Phạm Minh Mục

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: phamminhmuc@yahoo.com

 

TÓM TẮT:

Theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các rỗi nhiễu tâm thần (DSM - 5), rối loạn phát triển tâm thần kinh, sau đây gọi là rối loạn phát triển, bao gồm sáu loại rối loạn. Trẻ em thuộc các nhóm rối loạn trên có nhu cầu và khả năng khác nhau, nhưng nhìn chung các em đều gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và hòa nhập cuộc sống. Giáo dục trẻ khuyết tật nói chung, trẻ rối loạn phát triển nói riêng đã được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật cả trên bình diện quốc tế và Việt Nam. Giáo dục trẻ khuyết tật tại Việt Nam trong những năm gần đây đã được đẩy mạnh trên toàn quốc, nhiều mô hình giáo dục cho trẻ khuyết tật cũng đã được triển khai linh hoạt nhằm đảm bảo quyền được hưởng một nền giáo dục có chất lượng cho đối tượng trẻ này. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ rối loạn phát triển nói riêng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để có thể đảm bảo được chất lượng giáo dục cho trẻ rối loạn phát triển, cần phải hiểu về bản chất và các thành tố của đảm bảo chất lượng. Qua đó có thể vận dụng đồng bộ các giải pháp quản lí chất lượng nhằm hướng tới đảm bảo chất lượng giáo dục trẻ rối loạn phát triển trong hệ thống giáo dục quốc gia.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục có chất lượng; đảm bảo chất lượng giáo dục; rối loạn phát triển.

6

Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục

 

Nguyễn Hải Thanh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: nhthanh.qlcda@moet.gov.vn

 

TÓM TẮT:

Xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện các mục tiêu xã hội hóa giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Để thực hiện chủ trương trên, Chính phủ và các ngành có liên quan đã ban hành hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện chủ trương trên. Trong thời gian qua, công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt được những thành công nhất định. Mặc dù vậy, cũng bộc lộ nhiều hạn chế, như một số chính sách không còn phù hợp, việc hiện thực hóa chính sách vào cuộc sống chưa cao, quy mô, chất lượng giáo dục ngoài công lập chưa tương xứng và chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội cũng như nhu cầu của người học. Vì vậy, cần phải có đánh giá lại thực trạng việc ban hành và thực thi các chính sách và thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong hiện tại và tương lai.

 

TỪ KHÓA: Giải pháp; huy động nguồn lực; xã hội hóa giáo dục; mục tiêu xã hội hóa giáo dục; đổi mới giáo dục.

7

Một số biện pháp ứng dụng đánh giá thực trong đánh giá năng lực tiếng Anh của sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ Anh

 

Đoàn Quang Trung

Trường Đại học Hà Nội

Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: trungdq1213@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong lĩnh vực dạy - học và đánh giá năng lực tiếng Anh, việc ứng dụng hình thức đánh giá thực vào đánh giá năng lực tiếng Anh của người học đang nhận được sự quan tâm của các nhà giáo dục. Để việc sử dụng đánh giá thực được triển khai hiệu quả, người viết đã tổng hợp các nghiên cứu về đánh giá thực, đề xuất một số biện pháp và khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp này đối với 55 giảng viên tiếng Anh tại các trường đại học tại Việt Nam. Trong bài viết này, người viết trình bày sơ lược các nghiên cứu về đánh giá thực và báo cáo tóm lược kết quả nghiên cứu mà người viết đã thực hiện.

 

TỪ KHÓA: Đánh giá thực; đánh giá năng lực tiếng Anh; sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ Anh.

8

Vận dụng mô hình 5E trong dạy học chương Dung dịch - Hóa học 8

nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

 

Phạm Thị Bích Đào

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: phamhaidang7a7@gmail.com

 

Tô Thị Phương Lịch

Học viên Cao học K26, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: phuonglich128@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua và triển khai ở các cơ sở giáo dục đang ngày thể hiện được tính hiệu quả trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp nhu cầu của xã hội. Việc vận dụng mô hình 5E trong dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng là một trong những biện pháp có khả năng phát triển năng lực chung cũng như năng lực đặc thù cho học sinh. Bài viết tập trung nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh khi vận dụng mô hình 5E trong dạy học chương Dung dịch - Hóa học 8.

 

TỪ KHÓA: Mô hình 5E; năng lực; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

9

Đọc thẩm mĩ trong dạy học tác phẩm thơ ở trường trung học phổ thông

 

Nguyễn Phương Mai

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguyenphuongmai1974@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết đề cập đến vấn đề đọc thẩm mĩ trong dạy học tác phẩm thơ ở trường trung học phổ thông.Trong bài, tác giả phân tích: Một số nét khái quát về đọc thẩm mĩ; Bản chất của đọc thẩm mĩ; Vai trò, ý nghĩa của đọc thẩm mĩ; Sự khác nhau cơ bản và mối quan hệ giữa đọc thẩm mĩ với đọc trừu xuất; Sự cần thiết của đọc thẩm mĩ trong dạy học tác phẩm thơ ở trường trung học phổ thông.Theo tác giả bài viết, trong nhà trường trung học phổ thông, giáo viên cần trú trọng đến đọc thẩm mĩ, bởi vì đây là cách đọc quan tâm đến cảm xúc, thái độ và các ý tưởng xuất hiện ở người đọc trong quá trình đọc. Với đọc thẩm mĩ, học sinh trực tiếp tương tác với tác phẩm văn học.Theo đó, các em sẽ biết rung động trước cái đẹp; biết suy nghĩ, hành động vì cái đẹp; biết nhận ra cái xấu; biết tỏ thái độ phê phán trước những sự việc, hiện tượng và các  biểu hiện không tốt; biết đam mê; biết mơ ước, khát khao tạo ra cái đẹp trong cuộc sống. Cách đọc này hướng tới việc đáp ứng mục tiêu của chương trình Ngữ văn mới, đó là phát triển phẩm chất và năng lực người học.

 

TỪ KHÓA: Đọc thẩm mĩ; dạy học; tác phẩm thơ; trung học phổ thông; môn Ngữ văn.

10

Sử dụng bài tập mở trong dạy học phần Hóa học hữu cơ nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên

 

Nguyễn Thị Sửu

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguuyenthisuu_dhsp@yahoo.com

 

Quách Văn Long

Trường Trung học phổ thông Chuyên - Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: Vanlongquach@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là một trong các nhiệm vụ quan trọng của trường trung học phổ thông chuyên để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc đổi mới đất nước. Trong bài viét này, đề cập đến vấn đề xây dựng và sử dụng bài tập mở trong tổ chức dạy học phần Hóa học hữu cơ nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên Hóa học trường trung học phổ thông chuyên.[D1] 

 

TỪ KHÓA: Năng lực sáng tạo; bài tập mở; học sinh; trung học phổ thông chuyên.

11

Thiết kế câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu văn bản tự sự cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực

 

Nguyễn Thị Ngọc Thúy

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: thuyntn@hcmue.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Để việc dạy học văn bản tự sự cho học sinh trung học phổ thông hướng đến sự hình thành và phát triển năng lực cho người học, giáo viên phải thiết kế được một hệ thống cau hỏi hướng dẫn đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực. Với quan niệm tiếp cận vấn đề như vậy, bài viết tập trung thiết kế hệ thống cau hỏi hướng dẫn đọc hiểu văn bản tự sự theo định hướng phát triển năng lực trên cơ sở mô phỏng các hoạt động nhận thức diễn ra ở người đọc trong suốt ba giai đoạn của tiến trình đọc (trước khi đọc, trong khi đọcsau khi đọc).

 

TỪ KHÓA: Câu hỏi; năng lực đọc hiểu; văn bản tự sự; Ngữ văn.

12

Vai trò của nhà trường và nhóm bạn đối với bạo lực học đường trong học sinh trung học

 

Trương Thị Thu Thủy

Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội, Việt Nam

Email: truongthuthuy1979@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Các nghiên cứu đề cập đến bạo lực học đường trên thế giới và ở Việt Nam đã khẳng định vai trò quan trọng của nhà trường và nhóm bạn đối với học sinh trong vấn đề này, bên cạnh sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân, gia đình và xã hội. Trong bối cảnh các nghiên cứu xã hội học về những yếu tố tác động đến bạo lực học đường ở Việt Nam còn khá ít ỏi, bằng phương pháp phân tích định tính, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phác họa phần nào mối liên hệ phức tạp giữa nhà trường và nhóm bạn với xu hướng sử dụng bạo lực của học sinh trung học ngày nay. Từ đó gợi ra một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới.

 

TỪ KHÓA: Nhà trường; nhóm bạn, bạo lực học đường; học sinh trung học.

13

Phát triển năng lực bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở qua trải nghiệm

 

Nguyễn Hồng Thuận

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: hongthuan70@gmail.com

 

 

TÓM TẮT:

Trong bối cảnh môi trường sống trên hành tinh của chúng ta đang bị xâm hại và ô nhiễm nghiêm trọng, giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp có hiệu quả cao và bền vững, vì nó giúp con người có được nhận thức đúng đắn và thực hiện một cách có ý thức các nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong nhà trường. Ở cấp Trung học cơ sở, kiến thức về môi trường và biến đổi khí hậu cũng đã được đưa vào một số môn học, như: Địa lí; Sinh hoc; Công nghệ, giáo dục công dân,... và thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, kết quả đạt được trên thực tế còn chưa như mong đợi. Điều này thể hiện ở cả phương diện ý thức, hành vi của một bộ phận học sinh. Do cách tổ chức giáo dục theo kiểu truyền thông nâng cao nhận thức qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, hoặc các giờ học không mang tính trải nghiệm, không thể đem đến cho học sinh những cảm xúc và năng lực hành động bảo vệ môi trường? Do vậy, công tác giáo dục môi trường phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết và thực hành để khi gặp phải những vấn đề thực tiễn các em có thể vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã được trang bị để giải quyết nó. Đồng thời, giúp các em có ý thức, biết đánh giá và cân nhắc về tác động đối với môi trường trong mỗi hành động của mình.

 

TỪ KHÓA: Bảo vệ môi trường; năng lực bảo vệ môi trường; hoạt động trải nghiệm.

14        

Dạy học Làm văn trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường trung học cơ sở thông qua thiết kế bài tập tích hợp theo quan điểm giao tiếp

N

     Nguyễn Thị Linh

 

    Trường Đại học Tây Đô

6    68 Trần Chiên, Phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Cần Thơ, Việt Nam

 Email: nguyenthilinh16ct@gmail.com

     

     TÓM TẮT:

Năng lực tạo lập văn bản là biết cách tổ chức xây dựng một bài viết hoàn chỉnh, đúng quy cách và có ý nghĩa. Người có năng lực tạo lập văn bản là trước một yêu cầu cụ thể tạo ra một văn bản có nội dung, hình thức phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích giao tiếp. Điều này cho thấy người giáo viên định hình được cho học sinh khả năng này là phải biết cách dạy tạo lập, tức là học sinh phải nắm được cách xây dựng một loại văn bản nào đó. Việc thiết kế các bài tập tích hợp dạy Làm văn trong giờ đọc hiểu cũng là một biện pháp tạo ra các tình huống giao tiếp có khả năng kích thích tư duy độc lập, sáng tạo, hứng thú giao tiếp ở học sinh. Từ đó gợi mở quá trình chiếm lĩnh kiến thức, rèn kĩ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản.

 

 T     TỪ KHÓA: Quan điểm giao tiếp; làm văn; đọc hiểu văn bản; bài tập tích hợp.

15

Cấu trúc năng lực thể chất và ứng dụng trong dạy học Sinh học cơ thể người cấp Trung học cơ sở

 

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trường Trung học phổ thông Phú Xuyên A - Hà Nội

Huyện Phú Xuyên, Hà Nội, Việt Nam

Email: thanhhuyensinh@gmail.com

 

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: bichngocbio@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Năng lực thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, đặc biệt là học sinh trung học cơ sở. Việc thực hành và rèn luyện năng lực thể chất giúp học sinh có một sức khỏe tốt và phát triển thể chất, tầm vóc của người Việt Nam đáp ứng với yêu cầu, xu thế hội nhập toàn cầu. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích cấu trúc năng lực thể chất và ứng dụng trong dạy học Sinh học cơ thể người tại một số trường trung học cơ sở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Các khái niệm cấu trúc trên năng lực thể chất chúng tôi đưa ra bao gồm: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, xác định khẩu phần thức ăn phù hợp; thực hiện các hình thức vận động cơ bản; nhận diện và điều chỉnh cảm xúc; đo và đánh giá các chỉ số sức khỏe; lập kế hoạch sinh hoạt, học tập; hoạt động chăm sóc sức khỏe, thông qua quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học cơ thể người để hình thành và phát triển năng lực thể chất cho học sinh trung học cơ sở. Việc xác định rõ cấu trúc của năng lực thể chất là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn biện pháp, kĩ thuật, logic hình thành và đánh giá kết quả rèn luyện năng lực đó trong dạy học Sinh học cơ thể người. 

 

TỪ KHÓA: Năng lực; cấu trúc; năng lực thể chất ; ứng dụng; trải nghiệm.

16

Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục thể chất cấp Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực

Lý Quốc Biên

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: bien.anh2603@gmail.com

 

TÓM TẮT:

CT GDPT mới theo định hướng phát triển năng lực người học hiện đang được hoàn thiện và sẽ được triển khai trong thời gian sắp tới. CT bao gồm các quan điểm xây dựng; mục tiêu; cấu trúc nội dung; phương pháp, phương tiện; đánh giá kết quả giáo dục… được xây dựng, thiết kế nhằm tạo cơ hội hình thành và phát triển năng lực chung, cũng như các năng lực đặc thù (năng lực môn học) cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện tại các nhà trường phổ thông. Môn Giáo dục thể chất nói chung cũng như cấp Tiểu học nói riêng là môn học chính khóa trong CT GDPT nên cũng cần thay đổi để phù hợp với CT mới. Bài viết tiến hành nghiên cứu CT Giáo dục thể chất cấp Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực, chỉ ra một số điểm mới, ưu việt hơn so với CT Thể dục hiện hành, từ đó đề xuất một số định hướng về mặt phương pháp trong quá trình dạy học nhằm tạo cơ hội hình thành và phát triển năng lực thể chất cho học sinh, đáp ứng mục tiêu CT môn học cũng như mục tiêu cấp học.

 

TỪ KHÓA: Năng lực thể chất; phương pháp; vận động; thể thao; Tiểu học.

17

Phát triển kĩ năng tiền đọc viết cho trẻ Mẫu giáo qua sử dụng bộ công cụ ELM của Save the Children

 

Nguyễn Thị Cẩm Bích

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Số 4 Trịnh Hoài Đức, Hà Nội

Email: cambich.nguyen@gmail.com

 

Lê Thị Thùy Dương

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam  (Save the Children in VietNam)

Tòa nhà Machinco, số 444 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội

Email: LeThiThuyDuong@savethechildren.org

 

TÓM TẮT:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những kĩ năng tiền đọc viết được hình thành ở trẻ trong những năm thơ ấu sẽ hỗ trợ cho sự phát triển những năng lực phức tạp hơn về đọc viết năm đầu tiểu học và nhiều năm tiếp theo. Chuẩn bị các kĩ năng làm quen với đọc viết rất cần thiết cho trẻ học tập chủ động khi đến trường phổ thông. Bài viết này đề cập đến một số quan điểm và cách tiếp cận cho trẻ làm quen với đọc viết, từ đó chỉ ra các nội dung cần thiết cho trẻ làm quen với đọc viết nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ. Đồng thời giới thiệu về dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ yếu thế thông qua việc áp dụng bộ công cụ hỗ trợ phát triển kĩ năng đọc viết và toán (ELM) của Save the Children International in Vietnam (SC). Bộ công cụ ELM đã được triển khai tại 18 nước, trong đó có Việt Nam. Kết quả cho thấy có hiệu quả trong môi trường, hoàn cảnh Việt Nam và có thể nhân rộng. Hệ thống đánh giá IDELA sau 14 tháng can thiệp cho thấy sự phát triển của trẻ tham gia dự án đã tăng ở tất cả các lĩnh vực, thể hiện sự cải thiện về tính sẵn sàng đi học của trẻ em tại địa bàn: Về đọc viết, điểm trung bình tăng từ 15% đến 32%; cha mẹ trẻ có sự thay đổi tích cực cả về kiến thức, thái độ, hành vi trong dạy con học tại nhà, các hoạt động ELM của cha mẹ tăng lên hơn 3 lần, thói quen mua/mượn sách cho trẻ tăng từ 4% lên hơn 50%... Đây là một kết quả đáng khích lệ, trong bối cảnh còn nhiều đồng bào dân tộc thiểu số không biết chữ ở địa bàn dự án.

 

TỪ KHÓA: Kĩ năng; làm quen đọc viết; cho trẻ làm quen với đọc viết; tăng cường khả năng sẵn sàng đi học.

18

Thiết kế chủ đề giáo dục trẻ mầm non

 

Phạm Quang Tiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

32 Nguyễn Văn Linh, Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, Việt Nam

Email: pqtiepsp2@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay cho thấy, đa số giáo viên vẫn lúng túng trong việc triển khai chương trình giáo dục. Vấn đề thiết kế các chủ đề giáo dục càng trở nên khó khăn. Một mặt do lối tư duy cũ, người giáo viên không dám thay đổi. Mặt khác, chưa nắm được phương thức để thực hiện việc thiết kế các chủ đề giáo dục sao cho hấp dẫn và hiệu quả. Bài viết này sẽ tập trung trả lời cho mấy câu hỏi quan trọng liên quan tới thiết kế chủ đề giáo dục trẻ mầm non: Chủ đề giáo dục là gì? Tại sao phải thiết kế chủ đề giáo dục mầm non? Quy trình và kĩ thuật thiết kế chủ đề giáo dục trẻ mầm non?

 

TỪ KHÓA: Giáo dục mầm non; chủ đề giáo dục; phát triển chương trình; trẻ mầm non.

19

Phát triển mô hình đào tạo nghề phù hợp cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn khu vực Tây Nam Bộ

 

Ngô Quang Sơn

Học viện Dân tộc

Khu Đô thị Dream Town, đường 70, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Email: ngoquangson2018@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Tác giả bài báo đã khảo sát qua 6 bộ mẫu phiếu với 972 phiếu hỏi tại 3 tỉnh; đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn khu vực Tây Nam Bộ trên cơ sở đó xây dựng và đề xuất mô hình đào tạo nghề hợp lí, hiệu quả và khoa học. Kết quả điều tra, phân tích cho thấy: Thực trạng đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn khu vực Tây Nam Bộ chỉ được xếp ở mức độ trung bình và hiệu quả thấp. Một trong những lí do là chưa nghiên cứu, xây dựng được mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số hợp lí, hiệu quả và khoa học. Tác giả bài viết đề xuất 4 nhóm mô hình sau đây: (1) Mô hình đào tạo nghề theo tổ chức (với 6 mô hình cụ thể); (2) Mô hình đào tạo nghề theo lĩnh vực lao động (với 2 mô hình cụ thể); (3) Mô hình đào tạo nghề đối với lao động trong các vùng chuyên canh (với 2 mô hình cụ thể); (4) Mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở các làng nghề (với 3 mô hình cụ thể).

 

TỪ KHÓA: Đào tạo nghề; mô hình đào tạo nghề; dân tộc thiểu số; phụ nữ dân tộc thiểu số; xã đặc biệt khó khăn.

20

Quản lí chất lượng tổng thể và vận dụng vào quản lí chương trình đào tạo ngành Kiến trúc - Đại học Xây dựng                                                    

 

Nguyễn Trung Thành

Trường Đại học Xây dựng

55 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguyentrungthanh271080@yahoo.com

 

TÓM TẮT:

Quản lí chất lượng tổng thể được xem như là cấp độ hoàn chỉnh nhất trong quản lí chất lượng đào tạo. Quản lí chất lượng tổng thể là một triết lí hướng tới việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng; lôi cuốn sự tham dự của tất cả các thành viên liên quan bên trong và bên ngoài vào quá trình cải tiến chất lượng liên tục tổng thể hay tất cả hoặc toàn bộ các mặt/lĩnh vực hay hoạt động của cơ sở đào tạo trong một môi trường văn hóa chất lượng. Đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc là hệ thống các cơ chế và các quy trình dựa trên các tiêu chí chất lượng, được sử dụng để kiểm soát, đánh giá chất lượng và phản hồi thông tin để cải tiến liên tục, ngăn chặn hoặc khắc phục kịp thời các sai sót trong quá trình thực hiện. Vận dụng mô hình khung logic, CIPO và lí thuyết quản lí đào tạo dựa vào kết quả đầu ra/chuẩn đầu ra cho thấy quy trình đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc về thực chất là sử dụng các đầu vào thông qua các hoạt động/quá trình đào tạo theo các chiến lược hay giải pháp đã được lựa chọn để đạt tới sứ mạng, giá trị, chiến lược và mục tiêu của chương trình đào tạo.

 

TỪ KHÓA: Quản lí chất lượng tổng thể quản lí chương trình đào tạo; chất lượng đào tạo; ngành Kiến trúc; Đại học Xây dựng.

21

Xây dựng văn hóa tổ chức Đại học Công nghiệp Việt - Hung trong bối cảnh hiện nay

 

Kiều Hưng

Email: kieuhung110876@gmail.com

 

Nguyễn Thị Dung

Email: Dung3h.viu@gmail.com

 

Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung

Số 16, phố Hữu Nghị, phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Văn hóa là nền tảng, là động lực tinh thần của xã hội nói chung, của mỗi tổ chức và nhà trường đại học nói riêng. Bản thân mỗi trường đại học là một thiết chế văn hóa. Vì vậy, xây dựng văn hóa tổ chức trường đại học càng trở nên cần thiết hơn. Trong bối cảnh của tự chủ đại học và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, với sự tồn tại đan xen của thời cơ và thách thức, đặt ra cho tập thể nhà trường yêu cầu đổi mới, cải cách, tìm kiếm mô hình phát triển và hướng đi phù hợp - một trong những giải pháp đó là xây dựng văn hóa nhà trường. Bài viết này hướng tới khái quát tác động của bối cảnh hiện nay đối với việc xây dựng văn hóa tổ chức trường đại học, sự cần thiết phải xây dựng văn hóa cũng như giải pháp xây dựng văn hóa Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung.

 

TỪ KHÓA: Văn hóa; văn hóa nhà trường; văn hóa của tổ chức; Đại học Công nghiệp Việt Hung; văn hóa trường đại học.

22

Kinh nghiệm tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông ở Trung Quốc

 

Nguyễn Thị Thu Thảo

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguyenthaophothong@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Dạy học phát triển năng lực học sinh là một trong những mục tiêu đổi mới trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Vấn đề này được đông đảo các nhà giáo dục, giáo viên và các tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm. Bài viết chia sẻ một góc nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc đối với năng lực học sinh và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh nói chung và cấp trung học phổ thông nói riêng.

 

TỪ KHÓA: Năng lực học sinh; tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh; trung học phổ thông; Trung Quốc.