Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam Giáo dục mầm non số 24. MN 02 tháng12/2019

08/07/2020 15:53 GMT+7

   

MỤC LỤC TẠP CHÍ KHGD VIỆT NAM - GIÁO DỤC MẦM NON

SỐ  24. MN 02 THÁNG 12/2019

 

TT

Tên tác giả

Tên bài

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN

 

1

Trần Công Phong, Trịnh Thị Anh Hoa, Trương Xuân Cảnh,

Võ Thùy Linh

Thực trạng quản lí nhà nước về giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục: Áp lực nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, đào tạo và bồi dưỡng

2

Nguyễn Thị Mỹ Trinh;

Nguyễn Thị  Nga

Giáo dục sớm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi ở Việt Nam

3

Phạm Thị Huyền;

Vũ Thu Trang

Chất lượng dịch vụ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở Việt Nam

4

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Tổng quan về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non

5

Võ Thuỳ Linh

 

Thực trạng chế độ lao động, thời gian làm việc của giáo viên mầm non

6

Phạm Thị Huyền

 

Các cấp độ phát triển chương trình giáo dục trong nhà trường mầm non

7

Nguyễn Thị Cẩm Bích

 

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong các cơ sở giáo dục mầm non - Quy trình và những vấn đề cần lưu ý

8

Vũ Thị Kiều Trang

 

Sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong việc chuẩn bị vào học lớp 1

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

 

9

Lê Thị Thanh Huyền;

Nguyễn Văn Tường

Một số mô hình dự báo sự thay đổi kĩ năng điều chỉnh cảm xúc của giáo viên mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh

10

Lương Thị Biển

 

Chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non ngoài công lập ở khu vực phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

11

Triệu Thị Thu Hằng

 

Thực trạng giáo dục mầm non tại khu vực có khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

12

Nguyễn Văn Hưng;

Trần Thị Thúy

Thực trạng tiếp cận và chất lượng giáo dục mầm non ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

 

 

 

 

TÓM TẮT

 SỐ 24. MN 02 - THÁNG 12 NĂM 2019

 

1

Thực trạng quản lí nhà nước về giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục: Áp lực nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, đào tạo và bồi dưỡng

 

Trần Công Phong

Email: tcphong@moet.edu.vn

Trịnh Thị Anh Hoa

Email: anhhoa19@gmail.com

Trương Xuân Cảnh

Email: xuancanhcgd@gmail.com

Võ Thùy Linh

Email: vothuylinh12111988@gmail.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí nhà nước về giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục bao gồm: tác động của bối cảnh đổi mới giáo dục đến khung năng lực giáo viên mầm non, yêu cầu “tính chuyên nghiệp” của giáo viên, đào tạo và bồi dưỡng để nâng chuẩn trình độ đào tạo và kĩ năng nghề nghiệp giáo viên được trình bày trong bài báo này. Kết quả phân tích thực trạng đối với các cán bộ quản lí bậc học Mầm non bước đầu làm cơ sở để đề xuất một số chính sách (trong khung chính sách hoàn thiện quản lí nhà nước về giáo viên và nghề dạy học bậc Mầm non) liên quan đến nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non.

 

TỪ KHÓA: Quản lí nhân sự; quản lí nguồn nhân lực; quản lí nhà nước về nhà giáo; giáo viên mầm non; vị thế nhà giáo; đào tạo nhà giáo; sự nghiệp nhà giáo.

2

Giáo dục sớm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi ở Việt Nam

 

Nguyễn Thị Mỹ Trinh

Email: mytrinhdhv@gmail.com

Nguyễn Thị Nga

Email:ngattmn@gmail.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Bài viết đề cập đến vấn đề giáo dục sớm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi. Giáo dục sớm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ độ tuổi này. Theo đó, để giáo dục sớm cho trẻ cần phải xác định mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương pháp giáo dục sớm một cách phù hợp. Trên thực tế, giáo dục sớm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi ở Việt Nam còn nhiều bất cập từ nội dung giáo dục sớm trong Chương trình Giáo dục mầm non cho tới việc đào tạo giáo viên mầm non trong hệ thống các trường sư phạm. Sự thiếu đồng bộ trong việc đào tạo giữa giáo viên dạy trẻ dưới 36 tháng tuổi và dạy các độ tuổi khác cũng như việc thiếu các dịch vụ hỗ trợ các bậc cha mẹ trong giáo dục sớm cho trẻ độ tuổi này trong cộng đồng xã hội chính là những thách thức lớn để giáo dục sớm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi đạt hiệu quả. Do đó, việc khuyến nghị đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường giáo dục sớm ho trẻ dưới 36 tháng tuổi trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục sớm; trẻ dưới 36 tháng tuổi; một nghìn ngày đầu đời; trẻ nhà trẻ.

3

Chất lượng dịch vụ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở Việt Nam

 Phạm Thị Huyền

Email: huyenpt@neu.edu.vn

Vũ Thu Trang

Email: vuthutrang478@gmail.com

 

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

207 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

                                              

TÓM TẮT:

Kết quả nghiên cứu đánh giá của hơn 1700 phụ huynh có con em học ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tại 42 tỉnh thành (năm 2018) trên cả nước cho thấy, về cơ bản, các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu ở mức trung bình khá. Mức độ hài lòng cao hơn ở các khu vực đô thị, dành cho các cơ sở giáo dục đã phát triển thành trường, hoặc có yếu tố nước ngoài. Mức độ hài lòng thấp hơn, rơi vào các điểm/nhóm lớp mầm non ngoài công lập ở các khu vực đông dân nhập cư, phục vụ cư dân ở các khu công nghiệp, nhưng chưa phát triển thành trường, có mức thu học phí thấp hoặc/và do chủ cơ sở lập trên cơ sở nhóm trẻ tư nhân, cô nuôi dạy chưa qua đào tạo. Điều đó cho thấy, rất cần sự quan tâm đầu tư của chính quyền cho các cơ sở giáo dục mầm non phát triển thành trường, cung cấp dịch vụ giáo dục tốt hơn giúp trẻ phát triển hoàn thiện, không mắc tâm lí “sợ đi học”, để với mỗi trẻ em, dù ở môi trường nào cũng coi “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

 

TỪ KHÓA: Chất lượng dịch vụ; giáo dục mầm non; ngoài công lập.

4

Tổng quan về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non

 

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email:quynhanhgddhv@gmail.com

 

TÓM TẮT:

 Một số lĩnh vực như Ngôn ngữ học, Y học, Tâm lí học, Xã hội học... ít nhiều đều đề cập đến sự chậm trễ của ngôn ngữ, nhấn mạnh đến khó khăn của trẻ trong quá trình tiếp nhận (hiểu) ngôn ngữ và quá trình biểu đạt (sử dụng) ngôn ngữ. Tuy nhiên, các nghiên cứu không nhiều, còn tản mạn và chưa thể hiện rõ ràng, đầy đủ về chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non nói riêng. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi muốn dẫn giải các nghiên cứu một cách tổng quan nhất về chậm phát triển ngôn ngữ và giáo dục kĨ năng giao tiếp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ lứa tuổi mầm non.

 

TỪ KHÓA: Tổng quan; chậm phát triển ngôn ngữ.

5

Thực trạng chế độ lao động, thời gian làm việc của giáo viên mầm non

 

Võ Thuỳ Linh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: vothuylinh12111988@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong những năm qua giáo dục mầm non đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.Tuy nhiên, bên cạnh đó, giáo dục mầm non nói chung và đội ngũ giáo viên mầm non nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Giáo viên mầm non hiện nay đang phải làm thêm giờ, tổng số thời gian làm việc/ngày vượt quá thời gian quy định. Giáo viên dạy thừa giờ so với quy định. Mặc dù vậy, giáo viên mầm non vẫn chưa nhận được chế độ đãi ngộ thích đáng.

 

TỪ KHÓA: Giáo viên mầm non; chế độ làm việc; thời gian làm việc; chế độ đãi ngộ.

6

Các cấp độ phát triển Chương trình Giáo dục trong nhà trường Mầm non

 

Phạm Thị Huyền

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: phamthihuyen.vinh@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Phát triển Chương trình Giáo dục nhà trường Mầm non dựa trên cơ sở triết học duy vật biện chứng, cơ sở tâm lí học, giáo dục học và những căn cứ pháp lí. Ngay trong nhà trường mầm non cũng tạo ra các cấp độ khác nhau về phát triển chương trình giáo dục, đó là phát triển chương trình cấp nhà trường, phát triển chương trình cấp khối lớp và phát triển chương trình cấp nhóm lớp.

 

TỪ KHÓA: Phát triển Chương trình Giáo dục Mầm non; phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non.

7

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong các cơ sở giáo dục mầm non - Quy trình và những vấn đề cần lưu ý

 

Nguyễn Thị Cẩm Bích

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Số 04 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Email: cambich.nguyen@gmail.com

 

TÓM TẮT:

 Phát triển chương trình giáo dục nhà trường tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục phát huy sức sáng tạo của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí nhằm nâng cao kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục, tạo nên những giá trị và bản sắc đặc thù của mỗi cơ sở giáo dục. Bài viết đề cập đến vấn đề phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong các cơ sở giáo dục mầm non, quy trình và những lưu ý khi thực hiện việc phát triển chương trình trong thực tiễn.

 

TỪ KHÓA: Phát triển chương trình giáo dục nhà trường; giáo dục mầm non.

8

Sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong việc cái tiếng Việt.kh                         SỰ PHATS]chuẩn bị vào học lớp 1

 

Vũ Thị Kiều Trang

Trường Đại học Tân Trào

Trung Môn, Yên Sơn, Tuyên Quang, Việt Nam

Email: baotrangvk@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Nghiên cứu 280 khách thể thuộc 4 trường mầm non trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang để tìm hiểu thực trạng sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong việc chuẩn bị vào học lớp 1 ở trường tiểu học. Thực trạng cho thấy, mức độ phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đạt trung bình, trong đó khả năng vận động đạt mức cao hơn so với sự hiểu biết về dinh dưỡng và sức khoẻ. Dựa vào kết quả thực trạng, tác giả đề xuất các biện pháp đề xuất góp phần giúp cho giáo viên mầm non và các bậc phụ huynh có thêm lựa chọn, tham khảo tích cực trong quá rèn luyện khả năng vận động và tăng cường sự hiểu biết về dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ 5 - 6 tuổi.

 

TỪ KHOÁ: Phát triển thể chất; trẻ mẫu giáo; chuẩn bị vào học lớp 1.

9

Một số mô hình dự báo sự thay đổi kĩ năng điều chỉnh cảm xúc của giáo viên mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh

 

Lê Thị Thanh Huyền

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, phường 3, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: thanhhuyengdmn@gmail.com

 

Nguyễn Văn Tường

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

10 -12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: tuongnguyentlh@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học để tìm hiểu các mô hình dự báo sự thay đổi kĩ năng điều chỉnh cảm xúc củagiáo viên mầm non. Khách thể nghiên cứu là 389 giáo viên mầm non thuộc 25 trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 mô hình dự báo sự thay đổi kĩ năng điều chỉnh cảm xúc của giáo viên mầm non, với các biến tác động là: “Nhận thức của giáo viên mầm non về quản lí cảm xúc và kĩ năng điều chỉnh cảm xúc”, “Cơ hội phát triển công việc”, “Xu hướng tính cách” và “Áp lực công việc”, “Mức độ gắn bó với công việc”. Kết quả này gợi ý cho việc xây dựng những biện pháp tác động giúp giáo viên mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh nâng cao kĩ năng điều chỉnh cảm xúc.

 

TỪ KHÓA: Kĩ năng điều chỉnh cảm xúc; giáo viên mầm non; mô hình dự báo.

10

Chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non ngoài công lập ở khu vực phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

 

Lương Thị Biển

Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh

Số 05, đường Lý Thái Tổ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

Email: ltbien.sobacninh@moet.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bắc Ninh là địa phương có điều kiện thuận lợi về giao thông, đất đai và nguồn lực đã thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thu hút một lực lượng đông đảo lao động trẻ từ các địa phương khác đến lập nghiệp. Kéo theo sự gia tăng số lượng trẻ em độ tuổi mầm non là con công nhân lao động tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã vượt quá khả năng đáp ứng của các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Vì vậy, trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng một số chính sách hỗ trợ để phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập ở các khu vực phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

 

TỪ KHÓA: Chính sách; giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; khu công nghiệp; cụm công nghiệp.

11

Thực trạng giáo dục mầm non tại khu vực có khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

 

Triệu Thị Thu Hằng

Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc

539, đường Mê Linh, phương Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam

Email: thuhang.sgdvp@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết đánh giá thực trạng tiếp cận và chất lượng giáo dục mầm non tại khu vực có khu công nghiệp; Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong chỉ đạo triển khai các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đối với giáo dục mầm non tỉnh Vĩnh Phúc; Một số kinh nghiệm và giải pháp đã thực hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc để giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non, từ đó có những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục mầm non; tiếp cận; chất lượng giáo dục; khu công nghiệp; trẻ em.

12

Thực trạng tiếp cận và chất lượng giáo dục mầm non ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

 

Nguyễn Văn Hưng

Email:nvhung.so@thainguyen.edu.vn

Trần Thị Thúy

Email: tranthithuy.so@thainguyen.edu.vn

 

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên

185 Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Trên cơ sở chỉ đạo, triển khai và quản lí các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả đánh giá những thuận lợi, khó khăn của cấp học mầm non tỉnh Thái Nguyên đối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non của tỉnh nói chung. Tác giả đưa ra những nhận định cụ thể trong việc đánh giá thực trạng về tiếp cận và chất lượng giáo dục mầm non tại các địa phương có khu công nghiệp gồm: huyện Phú Bình, huyện Đại Từ, thị xã Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công.

 

TỪ KHÓA: Chất lượng giáo dục; giáo dục mầm non; khu công nghiệp; khu chế xuất; Thái Nguyên.