Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 27 tháng 03/2020

08/07/2020 15:50 GMT+7

MỤC LỤC TẠP CHÍ KHGD VIỆT NAM

SỐ 27 THÁNG 03/2020

 

 

TT

Tên tác giả

Tên bài

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN

 

1

Trần Công Phong;

Trịnh Thị Anh Hoa;

Trương Xuân Cảnh

Quản lí nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở nhằm nâng chuẩn trình độ đào tạo, đáp ứng tính chuyên nghiệp của nghề dạy học

 

2

Nguyễn Tiến Hùng

Quản lí học tập trải nghiệm

3

Phạm Thanh Nga

 

Thay đổi phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến trong thời kì hiện nay

4

Nguyễn Thị Thúy Dung

Hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường phổ thông

5

Đặng Ngọc Tuấn;

Nguyễn Tương Tri

Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực: Một số đề xuất về dạy học Tin học ở  trường trung học phổ thông

6

Phạm Thị Thu Hiền;

Hoàng Thị Thùy Dương

Vận dụng nguyên lí “Tảng băng trôi” trong dạy học đọc hiểu tác phẩm “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp cho học sinh lớp 11

 

 

7

Trần Thị Yên

 

Nghiên cứu học sinh người dân tộc thiểu số cấp Trung học cơ sở bỏ học: Thực trạng và giải pháp

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

 

8

Trần Nam Tú

 

Thực trạng quản lí chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào đào tạo tại các trường đại học khối Nông Lâm

9

Trương Đình Hoàng

Thực trạng và giải pháp liên kết đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

10

Nguyễn Duy Linh

 

Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực học tập, rèn luyện của học viên ở Trường Sĩ quan Pháo binh hiện nay

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯƠC NGOÀI

 

11

 

 

Phan Thị Bích Lợi

Chương trình Học kì tự do của Hàn Quốc và đề xuất cho đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam

 

 

TÓM TẮT

 SỐ 27 - THÁNG 3 NĂM 2020

 

1

Quản lí nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở nhằm nâng chuẩn trình độ đào tạo, đáp ứng tính chuyên nghiệp của nghề dạy học

 

Trần Công Phong

Email: tcphong@moet.edu.vn

Trịnh Thị Anh Hoa

Email: anhhoa19@gmail.com

Trương Xuân Cảnh

Email: xuancanhcgd@gmail.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Trong bài báo này, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở  nhằm nâng chuẩn trình độ đào tạo, đáp ứng tính chuyên nghiệp của nghề dạy học được khảo sát, đánh giá theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực trong quản lí nhà nước về nhà giáo. Nghiên cứu tác động của yêu cầu đổi mới giáo dục đến tính chuyên nghiệp của giáo viên trung học cơ sở, những yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên trung học cơ sở được cơ sở tuyển dụng quan tâm, những khó khăn mà giáo viên trung học cơ sở gặp phải trong bối cảnh đổi mới và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở nhằm nâng chuẩn trình độ đào tạo cho thấy cần phải hoàn thiện khung chính sách quản lí nhà nước về nhà giáo và nghề dạy học nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển giáo dục.

 

TỪ KHÓA: Nhà giáo; sự nghiệp nhà giáo; đào tạo nhà giáo; bồi dưỡng nhà giáo; quản lí nhân sự; quản lí nguồn nhân lực; quản lí nhà nước về nhà giáo; nâng chuẩn trình độ đào tạo.

 

2

Quản lí học tập trải nghiệm

 

Nguyễn Tiến Hùng

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: hunga60@gmail.com   

 

TÓM TẮT:

Học tập trải nghiệm luôn được xem là cách tiếp cận hữu ích giúp người học giải quyết các vấn đề thực tiễn theo cách gắn lí luận với thực hành. Khái quát, bản chất của học tập trải nghiệm là tham gia của “Nhà trường - Gia đình - Cộng đồng”, đặc biệt là của người học vào chu trình “Trải nghiệm cụ thể - Phản ánh thông tin quan sát được - Phân tích củng cố kiến thức và/hay khái quát kiến thức mới - Vận dụng vào thực tiễn khác”. Học tập trải nghiệm chủ yếu chịu tác động của các nhân tố chính như: Phẩm chất, năng lực của người học, năng lực của nhà giáo, điều kiện về nguồn lực của cơ sở giáo dục cũng như tham gia ủng hộ, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng… Vì vậy, để quản lí học tập trải nghiệm thành công, cần thực hiện quy trình “Lập kế hoạch - Lãnh đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch - Kiểm soát, đánh giá kết quả và phản hồi thông tin để cải tiến” để phát huy các nhân tố trên, theo cách phát triển quan hệ đối tác tin cậy giữa cơ sở giáo dục và gia đình, cộng đồng nhằm tạo ra và thực hiện thành công các cơ hội học tập trải nghiệm đa dạng, phong phú, hữu ích cho người học.

 

TỪ KHÓA: Học tập trải nghiệm; cơ hội học tập trải nghiệm; tham gia; quản lí học tập trải nghiệm; các bên liên quan “Nhà trường - Gia đình - Cộng đồng”; quan hệ đối tác tin cậy.

3

Thay đổi phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến trong thời kì hiện nay

 

Phạm Thanh Nga

Sở Tư pháp Hà Nội

221 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Email: pham.nga.hlu@gmail.com

 

Học tập trực tuyến (E-learning) mang nhiều ưu điểm vượt trội trong đào tạo đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Học tập trực tuyến và xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đang được quan tâm chú ý và đưa vào triển khai trong nhiều trường đại học ở Việt Nam với phạm vi, mức độ khác nhau. Đặc biệt là, trong thời kì hiện nay, khi mà khoa học kĩ thuật rất phát triển, nhiều ứng dụng công nghệ và các sản phẩm công nghệ đã được ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục làm thay đổi phương thức hoạt động giảng dạy và học tập của cả giảng viên và học viên. Công nghệ Dữ liệu lớn (Big Data) và Trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay thế con người không chỉ đối với lao động chân tay mà cả lao động trí óc, bao gồm cả việc giảng dạy của giáo viên. Nhiều phần mềm ứng dụng đã được dùng để thay thế con người trong việc truyền đạt kiến thức, kiểm tra và đánh giá chất lượng đào tạo, đặc biệt là các chương trình đào tạo trực tuyến E-learning. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng đầu ra của các chương trình đào tạo trực tuyến này chưa được đánh giá cao so với các chương trình tương tự như vậy trên thế giới. Nguyên nhân của thực trạng này là do quá trình đào tạo, việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số phân tích, đánh giá phương pháp dạy và học trực tuyến hiện nay và đề xuất các giải pháp để tăng cường sự tương tác và chủ động trong quá trình dạy và học của giảng viên và học viên để nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến trong thời gian tới.

 

TỪ KHÓA: Đào tạo trực tuyến; phương pháp giảng dạy; giảng viên; học viên.

4

Hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở trường phổ thông

 

Nguyễn Thị Thúy Dung
Trường Đại học Sài Gòn

273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: thuydung139@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Xây dựng văn hóa ứng xử là nhiệm vụ quan trọng của trường phổ thông. Để xây dựng văn hóa ứng xử tốt, trường phổ thông cần chú trọng thực hiện năm hoạt động cơ bản: hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử, hoạt động xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử, hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh, hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho tập thể sư phạm nhà trường, hoạt động phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử. Để xây dựng thành công văn hóa ứng xử, trường phổ thông cần chú trọng các nguồn lực về con người, tài chính và cơ sở vật chất.

 

TỪ KHÓA: Văn hóa ứng xử; xây dựng văn hóa ứng xử; trường phổ thông.

5

Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực: Một số đề xuất về dạy học Tin học ở  trường trung học phổ thông

 

Đặng Ngọc Tuấn

Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình
187 Hữu Nghị, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam
Email:
dntuan@quangbinh.edu.vn

Nguyễn Tương Tri

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
34 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Email:
nguyentuongtri@dhsphue.edu.vn

TÓM TẮT:

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc làm thường xuyên và liên tục trong quá trình dạy học.Trong bối cảnh của Chương trình Giáo dục phổ thông đang được thiết kế lại, việc chuyển hướng dạy học theo định hướng nội dung sang dạy học định hướng năng lực đã được ban soạn thảo chương trình đề xuất và Quốc hội thông qua thì việc nghiên cứu thay đổi cách đánh giá kết quả được xem là việc làm mang tính cấp thiết và tất yếu. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích một số đặc điểm của từng cách tiếp cận dạy học, tác giả bài báo đề xuất một biện pháp đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực của học sinh dựa trên một nghiên cứu cho trường hợp dạy học môn Tin học ở trường trung học phổ thông.

 

TỪ KHÓA: Đánh giá; phẩm chất; năng lực; Tin học; trung học phổ thông.

6

Vận dụng nguyên lí “Tảng băng trôi” trong dạy học đọc hiểu tác phẩm “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp cho học sinh lớp 11

 

Phạm Thị Thu Hiền

Email: hienpham170980@gmail.com

Hoàng Thị Thùy Dương

Email: hoangthuyduong28.04@gmail.com

 

Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Tác phẩm nghệ thuật như một “Tảng băng trôi” là nguyên lí sáng tác do nhà văn E.Hemingway (Mĩ) đề ra. Theo nguyên lí này, nhiều tầng ý nghĩa của tác phẩm văn học sẽ được người đọc rút ra tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng. Lối viết này, đề cao sự sáng tạo của người đọc khi tiếp nhận tác phẩm. Bài viết đề xuất cách vận dụng nguyên lí “Tảng băng trôi” trong dạy học đọc hiểu tác phẩm “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp - một tác phẩm mới đưa vào dạy học cho học sinh lớp 11 theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) nhằm thấy được nhiều tầng ý nghĩa khác nhau của tác phẩm, từ đó góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, đặc biệt là khả năng đọc sáng tạo của học sinh.

 

TỪ KHÓA: Tảng băng trôi; đọc hiểu; đọc sáng tạo; “Muối của rừng”; Nguyễn Huy Thiệp.

7

Nghiên cứu học sinh người dân tộc thiểu số cấp Trung học cơ sở bỏ học: Thực trạng và giải pháp

 

Trần Thị Yên

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Số 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: yenttdt@gmail.com

 

Tóm tắt:

Nghiên cứu học sinh người dân tộc thiểu số cấp Trung học cơ sở bỏ học là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cung cấp những căn cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở đề xuất các giải pháp, đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ/ngành và các địa phương nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số, góp phần hoàn thành mục tiêu nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng người dân tộc thiểu số.

 

Từ khóa: Dân tộc thiểu số; Trung học cơ sở; bỏ học.

8

Thực trạng quản lí chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào đào tạo tại các trường đại học khối Nông Lâm

 

Trần Nam Tú

Bộ Giáo dục và Đào tạo

35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: trannamtu@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài báo trình bày thực trạng quản lí chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào đào tạo tại trường đại học khối Nông Lâm trong bối cảnh hiện nay được đánh giá theo 5 tiêu chí (biểu hiện) cơ bản. Mỗi tiêu chí bao gồm 21 thành tố thuộc về nhận thức (Awareness-A) và 4 chức năng trong mô hình quản lí PDCA. Kết quả phân tích thực trạng chung cho thấy, nhiều thành tố được đánh giá tốt thuộc nhóm nhận thức (Awareness-A) và chức năng lập kế hoạch (P) hơn chức năng tổ chức thực hiện (D), kiểm tra giám sát (C) và điều chỉnh bổ sung kế hoạch (A). Kết quả phân tích thực trạng là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đặc thù này.

 

TỪ KHÓA: Nghiên cứu khoa học; đào tạo; quản lí giáo dục; quản lí chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào đào tạo; trường đại học khối Nông Lâm.

9

Thực trạng và giải pháp liên kết đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

 

Trương Đình Hoàng

 

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Km 3, quốc lộ 9, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Email: hoang_td@qtttc.edu.vn 

 

TÓM TẮT:

Học tập nâng cao trình độ đại học theo hình thức liên thông, vừa làm vừa học là phù hợp xu thế phát triển giáo dục hiện nay. Việc người học được học mọi lúc mọi nơi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn là một trong những chủ trương của Đảng và ngành Giáo dục đưa ra, là tạo cho mọi người trong xã hội được “học suốt đời”  “học mọi lúc, mọi nơi”, là thực hiện đúng nội dung của Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ năm 2020. Đây cũng là nhiệm vụ nhằm cụ thể hóa nội dung Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, đồng thời đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức ở các địa phương sau khi thực hiện đề án sát nhập chính quyền phường, xã, thị trấn. Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị là cơ sở giáo dục, đào tạo GV bậc Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở, đồng thời thực hiện nhiệm vụ liên kết với các trường đại học đào tạo trình độ đại học cho đội ngũ GV tiểu học, trung học cơ sở và cán bộ, viên chức địa phương. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ liên kết đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học gặp cũng nhiều khó khăn, số lượng lớp và học viên ngày càng giảm. Vì vậy, cần phải có giải pháp hợp lí để nâng cao hiệu quả công tác liên kết đào tạo trình độ đại học cho đội ngũ cán bộ, viên chức đang công tác trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

 

TỪ KHÓA: Liên kết đào tạo; đại học liên thông; vừa học vừa làm; cao đẳng sư phạm; tỉnh Quảng Trị. 

10

Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực học tập, rèn luyện của học viên ở Trường Sĩ quan Pháo binh hiện nay

 

Nguyễn Duy Linh

Trường Sĩ quan Pháo binh

Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam

Email: linhpb81@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Chất lượng giáo dục và đào tạo tại các học viện, nhà trường quân đội nói chung, Trường Sĩ quan Pháo binh nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.Trong đó, nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy đóng vai trò quan trọng. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tối đa tính tích cực học tập, rèn luyện của học viên là giải pháp tiên quyết, tạo động lực thúc đẩy người học nắm vững hệ thống tri thức, kĩ xảo, kĩ năng nghề nghiệp quân sự, rèn luyện bản lĩnh, tác phong người sĩ quan chỉ huy pháo binh, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung luận giải thực trạng giảng dạy của giảng viên, tính tích cực học tập, rèn luyện của học viên. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp cơ bản đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên nhằm khơi dậy và phát huy tối đa tính tích cực học tập, rèn luyện của học viên, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện.

 

TỪ KHÓA: Tích cực; học tập, rèn luyện; phát huy; giảng dạy; Trường Sĩ quan Pháo binh.

11

Chương trình Học kì tự do của Hàn Quốc và đề xuất cho đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam

 

Phan Thị Bích Lợi

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: phanloi99@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết nhằm tìm hiểu về một chính sách hiệu quả trong quá trình cải cách giáo dục của Hàn Quốc, đó là chính sách “Chương trình Học kì tự do”. Bài viết trích dẫn từ các tài liệu chính thức của Bộ giáo dục Hàn Quốc, Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc (KEDI). Tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, tầm nhìn, các mô hình, cách thức triển khai, hiệu quả cũng như những khó khăn còn gặp phải khi triển khai FSP tại Hàn Quốc. Qua đó, rút ra đề xuất cho quá trình đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay khi tìm thấy sự tương đồng giữa mục tiêu của FSP và mục tiêu của giáo dục phổ thông Việt Nam đều nhằm phát triển năng lực học sinh, khám phá tài năng và sở thích của HS nhằm mang lại một nền giáo dục hạnh phúc cho thế hệ trẻ.

 

TỪ KHÓA: Học kì tự do; Chương trình Học kì tự do; cải cách giáo dục Hàn Quốc; đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam; phát triển năng lực.