Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 17, tháng 05 năm 2019

21/08/2019 10:16 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 17, tháng 05 năm 2019

   


MỤC LỤC TẠP CHÍ KHGDVN

SỐ 17 THÁNG 5.2019

 

TT

Tên tác giả

Tên bài

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN

 

1

Trần Công Phong,

Nguyễn Trí Lân,

Chu Thùy Anh,

Trương Xuân Cảnh,

Nguyễn Thị Hồng Vân, Lương Việt Thái,

Đỗ Đức Lân

Chuyển đổi số trong giáo dục

2

Nguyễn Tiến Hùng

 

Thời cơ, thách thức và định hướng giải pháp phát triển giáo dục công dân toàn cầu tại các quốc gia đang phát triển

3

Lê Thị Anh Đào

 

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

4

Nguyễn Thị Hồng Vân,

Lương Việt Thái,

Đỗ Đức Lân,

Trần Thị Phương Nam,

Nguyễn Trí Lân,

Trần Công Phong

Giáo dục thông minh - Một số vấn đề lí luận và kinh nghiệm quốc tế

5

Vũ Thị Thùy Dung

Một số kinh nghiệm về phương pháp học tập ở bậc Đại học                                       

6

Lê Công Nghĩa

 

Giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ đoàn trong các trường đại học hiện nay

7

Nguyễn Thanh Tâm

 

Vận dụng cơ sở lí luận để đánh giá quản lí thực hiện chương trình tín dụng sinh viên góp phần đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học ở Việt Nam

8

Nguyễn Đức Ca;

Hoàng Thị Minh Anh

Nâng cao chất lượng nhân lực hàng hải Việt Nam đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

9

Ngô Thị Thanh Tùng;

Trần Văn Hùng

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng phát triển giáo dục đại học - Kinh nghiệm quốc tế

10

Nguyễn Thị Thơ

 

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay

11

Nguyễn Thừa Thế Đức

 

Bàn về thuật ngữ kĩ năng, kĩ năng nghề và phát triển kĩ năng nghề trong quản lí đánh giá, cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia

12

Phạm Minh Phương

 

Dạy học Lượng giác trong Chương trình Toán phổ thông hiện hành

13

Quách Văn Long

 

Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên thông qua hệ thống bài tập Hóa học hữu cơ

14

Đào Tam;

Trần Việt Cường;

Phạm Văn Hiệu

Chuẩn bị cho giáo viên về kiến thức và kĩ năng thực hành đáp ứng nhu cầu dạy học Toán ở trung học cơ sở theo quan điểm tích hợp

15

Hà Đức Đà

Trần Thị Yên

Cao Việt Hà

Phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong giáo dục: Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

16

Thành Ngọc Minh;

Nguyễn Mai Hương;

Nguyễn Thị Hồng Thúy;

Lê Minh Hương

Quy trình can thiệp sớm trẻ tự kỉ dựa vào cộng đồng

 

 

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

 

17

Trịnh Thị Phương Thảo

 

 

Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng phần mềm trong dạy học Toán: Một nghiên cứu trường hợp cho sinh viên sư phạm Toán tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

18

Lê Hiếu Hạnh

 

Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ ở các trường mầm non quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí Minh

19

Đào Thị Cẩm Nhung;

Đào Thị Hồng Minh

 

Ứng dụng phương pháp dạy học vi mô để rèn luyện một số kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

 

20

Bùi Diệu Quỳnh

 

Nghiên cứu giáo dục công dân toàn cầu của một số quốc gia Châu Á

21

Trần Trung;

Done Sophida

 

Thiết kế tài liệu dạy học theo module học phần Phương pháp dạy học Toán cho sinh viên sư phạm Toán ở trường cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

 

 

TÓM TẮT

 SỐ 17 - THÁNG 05 NĂM 2019

 

1

Chuyển đổi số trong giáo dục

 

Trần Công Phong

 Email: tcphong@moet.edu.vn

Trương Xuân Cảnh

Email: xuancanhcgd@gmail.com

Nguyễn Thị Hồng Vân

Email: nhvan1965@gmail.com

Lương Việt Thái

Email: lvthai2000@yahoo.com

Đỗ Đức Lân

Email: doduclan@gmail.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

Nguyễn Trí Lân ,

Email: nguyen.tri.lan@gmail.com

Chu Thuỳ Anh ,

Email: tacta.chu@gmail.com

 

Viện Vật lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Bài viết xem xét tới một khái niệm mới nổi về chuyển đổi kĩ thuật số trong giáo dục, một số thành tựu và các khuynh hướng hàng đầu của chuyển đổi số trong bối cảnh của công nghiệp 4.0. theo kết quả khảo cứu hiện nay, các thành phần cơ sở hạ tầng của môi trường học tập thông minh đã được tìm thấy và được xác định rõ ràng, các câu hỏi cùng các vấn đề mở trong các khía cạnh liên quan của nghiên cứu cơ bản và triển khai công nghệ, đối với việc chuyển đổi thành công các trường truyền thống thành trường học mới trong kỉ nguyên số - trường học thông minh ở việt nam cũng đã được chỉ ra.

 

TỪ KHÓA: Chuyển đổi số; giáo dục thông minh; giải pháp công nghệ.

2

Thời cơ, thách thức và định hướng giải pháp phát triển giáo dục công dân toàn cầu tại các quốc gia đang phát triển

 

Nguyễn Tiến Hùng

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: hunga60@gmail.com   

                                                                                   

TÓM TẮT:

Công dân toàn cầu và Giáo dục công dân toàn cầu là xu thế trên thế giới và tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển phải đi theo. Nhìn chung, mục tiêu của giáo dục công dân toàn cầu nhằm trang bị cho người học các giá trị, kĩ năng, thái độ và hành vi để trở thành công dân toàn cầu sáng tạo, đổi mới và cam kết với hòa bình, quyền con người và phát triển bền vững. Bài báo trình bày và phân tích các đặc trưng cơ bản của công dân toàn cầu, giáo dục công dân toàn cầu để xác định các yêu cầu cần đổi mới giáo dục, làm tiền đề phân tích các cơ hội (chia sẻ kiến thức, kĩ năng và trí tuệ; phát triển các giá trị hợp tác tích cực; phát triển đa văn hóa… ), thách thức và định hướng giải pháp (về triết lí, tầm nhìn, sứ mạng giáo dục; chương trình và tổ chức giáo dục; năng lực nhà giáo; giá trị và trách nhiệm của các bên liên quan; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; phương pháp dạy học; tham dự của người học, hệ thống đánh giá…) để phát triển công dân toàn cầu và giáo dục công dân toàn cầu tại các quốc gia đang phát triển.

 

TỪ KHÓA: Toàn cầu hóa; công dân tòa cầu; giáo dục công dân toàn cầu; cơ hội; thách thức; định hướng giải pháp.

3

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

 

Lê Thị Anh Đào

Đại học Khoa học - Đại học Huế

77 Nguyễn Huệ, thành phố Huế, Việt Nam

Email: anhdaokls@gmail.com

 

TÓm tắt :

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng khoa học -  công nghệ, đặc biệt là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta có tầm quan trọng rất lớn và rất cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế, việc phát triển nguồn nhân lực chất cao được xem là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu.Trong bối cảnh Cách mạng 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực đứng trước những thách thức mới đặt Việt Nam cũng như các nước trên thế giới phải có những chiến lược phát triển phù hợp. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo được các kĩ năng, kĩ thuật, xã hội và trình độ nhận thức cơ bản. Bài viết phân tích về vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá về quá trình này.

 

Từ khÓa: Nguồn nhân lực; Cách mạng công nghiệp 4.0; Việt Nam.

4

Giáo dục thông minh - Một số vấn đề lí luận và kinh nghiệm quốc tế

 

Nguyễn Thị Hồng Vân

Email: nhvan1965@gmail.com

Lương Việt Thái

Email: lvthai2000@yahoo.com

Đỗ Đức Lân

Email: doduclan@gmail.com

Trần Thị Phương Nam

Email: tranthiphuongnam@gmail.com

Trần Công Phong

Email: tcphong@moet.edu.vn

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

Nguyễn Trí Lân

Email: nguyen.tri.lan@gmail.com

Viện Vật lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Giáo dục thông minh là sự chuyển đổi từ giáo dục truyền thống sang nền tảng giáo dục mới, thể hiện trên năm thành tố có tính tương tác cao: (1) Tính tự chủ, tự định hướng (Self-directed); (2) Có động lực học tập (Motivated); (3) Sự thích ứng (Adaptive); (4) Giàu hóa tài nguyên (Resource-enriched); (5) Tích hợp công nghệ (Technology). Giáo dục thông minh hướng tới mục đích đổi mới phương pháp giáo dục thể hiện trong một môi trường giáo dục được hỗ trợ bởi công nghệ, tạo ra sự thích ứng và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0. Các nghiên cứu về trường học thông minh xác định những đặc điểm chung của trường học thông minh hoặc đi sâu vào các thành tố của trường học thông minh như mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá, …Việc nghiên cứu xác định các “mức độ thông minh” làm cơ sở cho việc xây dựng, phát triển trường học thông minh. Bài viết này thảo luận về các đặc điểm chính của giáo dục thông minh và môi trường học tập thông minh, trường học thông minh trên cách nhìn tổng thể mang tính cấu trúc, đặc biệt sẽ chỉ ra các yếu tố liên quan, thống nhất để xây dựng trường học thông minh. TỪ KHÓA: Giáo dục thông minh; môi trường học tập thông minh; trường học thông minh; học tập tự định hướng.

5

Một số kinh nghiệm về phương pháp học tập ở bậc Đại học

 

Vũ Thị Thùy Dung

Học viện Hành chính Quốc gia

77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Email: thuydungvanban@gmail.com

                                                    

TÓM TẮT:

Nhằm mục đích chia sẻ một số kinh nghiệm về phương pháp học tập ở trình độ đào tạo đại học, bài viết giúp các đối tượng ở trình độ này, đặc biệt là sinh viên hệ chính quy có thêm những kĩ năng cần thiết để tiếp cận chương trình đào tạo mà mình theo đuổi. Từ việc trình bày bản chất của loại hình đào tạo đại học trong mối tương quan và sự khác biệt với loại hình đào tạo ở bậc phổ thông làm tiền đề, tác giả chia sẻ kinh nghiệm về một số phương pháp học tập ở trình độ đào tạo đại học như: Tự học tự nghiên cứu, học với tư cách học thành chuyên gia về nghề, học với tư cách nghiên cứu khoa học và phát minh sáng chế... Qua đó, người học có thể  tự tin, chủ động tiếp cận và biết vận dụng các phương pháp trong học tập và nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả.

 

TỪ KHÓA: Kinh nghiệm; phương pháp học tập; bậc Đại học.

 

6

Giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ Đoàn trong các trường đại học hiện nay

 

Lê Công Nghĩa

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Số 3 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Email: nghiahvtn@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Đạo đức, lối sống là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ Đoàn trong các trường đại học - môi trường cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ này là điều rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Bài viết góp phần làm rõ vai trò, thực trạng đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ Đoàn trong các trường đại học hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Đạo đức; lối sống; giáo dục đạo đức, lối sống; cán bộ Đoàn; đội ngũ cán bộ Đoàn; trường đại học.

7

Vận dụng cơ sở lí luận để đánh giá quản lí thực hiện chương trình tín dụng sinh viên góp phần đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học ở Việt Nam

 

Nguyễn Thanh Tâm

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: thanhtam.vss@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Chương trình tín dụng cho sinh viên là một hình thức chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học đã và đang được áp dụng rất phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi chương trình tại mỗi quốc gia khác nhau thường theo đuổi những mục tiêu trọng tâm khác nhau.Tại Việt Nam, các chương trình tín dụng sinh viên đang hoạt động đều lấy mục tiêu xã hội làm trọng tâm, cụ thể là giúp sinh viên nghèo, khó khăn được học đại học, tăng khả năng tiếp cận và sự công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học. Thực tế này làm nảy sinh nhu cầu cần nghiên cứu về giải pháp quản lí giáo dục nhằm giữ vững mục tiêu trọng tâm đó. Nghiên cứu này chỉ ra những cơ sở lí luận cho việc quản lí các chương trình tín dụng sinh viên hướng tới góp phần đảm bảo công bằng đối với tiếp cận giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Bài viết sau đó soi chiếu cơ sở lí luận để đánh giá cơ bản các chương trình và việc quản lí các chương trình đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay trong việc đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học, chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế trong việc quản lí chương trình nhằm đạt mục tiêu đó.

 

TỪ KHÓA: Tín dụng sinh viên; công bằng; tiếp cận giáo dục; công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học; quản lí chương trình tín dụng sinh viên.

8

Nâng cao chất lượng nhân lực hàng hải Việt Nam đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

 

Nguyễn Đức Ca

Email: nguyenducca.21.05.2018@gmail.com

Hoàng Thị Minh Anh

Email: anglesparis2001@yahoo.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

Tóm tắt:

Trong những năm vừa qua, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã xác định “Chiến lược phát triển kinh tế biển là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn hàng đầu của cả nước”. Do vậy, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực hàng hải được đào tạo với chất lượng cao. Bài viết chỉ ra những thách thức, cơ hội mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại đối với giáo dục - đào tạo ở nước ta; những thực trạng chung và nhu cầu về nhân lực hàng hải chất lượng cao ở Việt Nam; trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực hàng hải Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy, việc nâng cao chất lượng nhân lực hàng hải trở nên cấp thiết và quan trọng, đó là công việc có tính chất quyết định đến sự tồn tại, phát triển của ngành Hàng hải, phát triển kinh tế biển Việt Nam từ nay đến năm 2025 và lâu hơn nữa. Đồng thời, thông qua việc “nâng cao chất lượng nhân lực hàng hải” sẽ góp phần tích cực vào việc “hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng trước mắt cũng như lâu dài về bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo… trước những thế lực thù địch liên tục gây hấn và lăm le xâm lấn chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của Việt Nam”.

 

Từ khóa: Nhân lực hàng hải; chất lượng.

9

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng phát triển giáo dục đại học - Kinh nghiệm quốc tế

 

Ngô Thị Thanh Tùng

Email: ngotung2012@gmail.com        

Trần Văn Hùng

Email: hungviva2@gmail.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

Tóm tắt:

Thế giới ngày nay đang chứng kiến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay gọi tắt là Cách mạng công nghiệp 4.0 với làn sóng phát triển các công nghệ nền tảng (platform technology) đột phá thể hiện ở 3 khối chính: Khối công nghệ vật lí, khối công nghệ số và công nghệ sinh học. Cuộc cách mạng đang tác động sâu sắc đến mọi mặt kinh tế, xã hội và thậm chí là cách sống của con người. Nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục đại học là đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao cho thị trường lao động mà bản thân nó cũng đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới dựa đã chỉ ra một số xu hướng chính phát triển giáo dục đại học bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, đó là: 1/ Xây dựng mô hình trường đại học phù hợp điều kiện mới; 2/ Đào tạo chuyên gia các ngành công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu nhân lực thuộc lĩnh vực này; 3/ Đổi mới mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo; 4/ Đổi mới phương pháp dạy học và 5/ Phát triển nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Nắm bắt các xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới trong bối cảnh công nghiệp 4.0 sẽ giúp giáo dục đại học Việt Nam phát triển đúng hướng, đáp ứng nhu cầu nhân lực, góp phần phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế-xã hội ở nước ta trong giai đoạn sắp tới.

 

Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; công nghiệp 4.0; giáo dục đại học; xu thế phát triển; Internet vạn vật.

10

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay

 

Nguyễn Thị Thơ

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Số 3,  phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguyentho.bg@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Các trường đại học, cao đẳng là nơi thực hiện sứ mệnh đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Việc tăng cường và nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các trường đại học, cao đẳng là tất yếu để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để có thể tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng thì yêu cầu cấp thiết và đầu tiên hiện nay là cần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các trường đại học, cao đẳng để đảm bảo năng lực lãnh đạo của các chi bộ, nâng cao trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong việc đóng góp xây dựng nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết, góp phần xây dựng các đảng bộ các trường đại học, cao đẳng trong sạch, vững mạnh, đủ sức đưa các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam sánh ngang với các trường trong khu vực và trên thế giới.

 

TỪ KHÓA: Nâng cao; sinh hoạt chi bộ; đại học, cao đẳng.

11

Bàn về thuật ngữ kĩ năng, kĩ năng nghề và phát triển kĩ năng nghề trong quản lí đánh giá, cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia

 

Nguyễn Thừa Thế Đức

Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Số 37B, đường Nguyễn Bĩnh Khiêm, phường Lê Đại Hành,

quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: duc82molisa@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Đánh giá kĩ năng nghề quốc gia là vấn đề mới được đặt ra trong những năm gần đây nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và khả năng hành nghề của người lao động được đánh giá khách quan và theo các chuẩn mực thống nhất. Trước đây, chế định đánh giá kĩ năng nghề quốc gia được quy định trong Luật Dạy nghề năm 2006, đến năm 2014 điều chỉnh và quy định trong Luật Việc làm 2013. Đánh giá kĩ năng nghề quốc gia là phương thức kiểm tra, đánh giá để công nhận năng lực của người lao động, phương thức này chú trọng vào việc đánh giá năng lực hành nghề của người lao động ở một nghề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng nguồn lực lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo, góp phần nâng cao năng lực cnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, tác giả hệ thống hóa quan điểm khoa học về kĩ năng, kĩ năng nghề và phát triển kĩ năng nghề làm cơ sở để xây dựng chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời nghiên cứu thực trạng hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia, đề xuất một số khuyến nghị đối với các chủ thể của hệ thống này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước trong lĩnh vực này.

 

TỪ KHÓA: Kĩ năng; kĩ năng nghề; phát triển kĩ năng nghề; đánh giá kĩ năng nghề.

12

Dạy học Lượng giác trong Chương trình Toán phổ thông hiện hành

 

Phạm Minh Phương

Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email:  thaygiaophuong@gmail.com

 

TÓM TẮT: 

Bài viết làm rõ tiến trình dạy học Lượng giác ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trong chương trình môn Toán hiện hành thông qua việc phân tích những ưu điểm và hạn chế của bốn giai đoạn dạy học Lượng giác của  chương trình môn Toán phổ thông hiện nay.Trên cơ sở đó, đã chỉ ra một số điểm cần chú ý trong dạy học nội dung Lượng giác CT môn Toán mới.Trước hết là thống nhất cùng một quan điểm xây dựng hàm số lượng giác, xuyên suốt từ giá trị lượng giác của góc đến hàm số lượng giác biến số thực; Hai là, bổ sung các khái niệm góc (cung) đối nhau, góc (cung) bù nhau, góc (cung) phụ nhau, góc (cung) hơn kém nhau ; Bốn là, tăng cường gắn kết các nội dung dạy học lượng giác với những vấn đề thực tiễn như: Đo đạc, tính toán, các chuyển động trong Vật lí,... Cách tiếp cận này sẽ tăng cường hiệu quả và chất lượng dạy học nội dung lượng giác của  chương trình Toán phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Chương trình  môn Toán hiện hành;  chương trình môn Toán mới; Lượng giác.

13

Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên thông qua hệ thống bài tập Hóa học hữu cơ

 

Quách Văn Long

Trường Trung học phổ thông Chuyên - Đại học Vinh

Số 182, đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: vanlongquach@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh có thể thực hiện ở trường trung học phổ thông chuyên bằng nhiều biện pháp khác nhau. Song, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp dạy học giải quyết vấn đề được xem là một phương pháp dạy học hiệu quả. Qua khảo sát việc dạy học Hóa học ở các trường trung học phổ thông chuyên khu vực Trung Nam Bộ cho thấy giáo viên còn hạn chế sử dụng phương pháp này để tổ chức cho học sinh tìm tòi, nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra học tập và đời sống thực tiễn.  Bài báo đề cập đến việc sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để thiết kế các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên thông qua bài tập Hóa học hữu cơ.

 

TỪ KHÓA: Năng lực sáng tạo; phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; bài tập Hóa học Hữu cơ; học sinh trường trung học phổ thông chuyên.

14

Chuẩn bị cho giáo viên về kiến thức và kĩ năng thực hành đáp ứng nhu cầu dạy học Toán ở trung học cơ sở theo quan điểm tích hợp

 

Đào Tam

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: daotam32@gmail.com

Trần Việt Cường

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

20 Lương Ngọc Quyến, Quang Trung, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Email: tranvietcuong2006@gmail.com

Phạm Văn Hiệu

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng

Số 09 Trại Sơn, Trại Chuối, Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Email: phamvanhieu@hongbang.edu.vn

 

Tóm tắt:

Bài viết trang bị cho giáo viên dạy Toán nền tảng lí luận làm cơ sở cho việc nhìn nhận tư tưởng dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở trên quan điểm một quan điểm cao. Về mặt thực tiễn, bài viết chú trọng một số định hướng cho hoạt động trải nghiệm tìm tòi các tình hướng thực tiễn nhằm thực hiện các chức năng dạy học Toán theo quan điểm tích hợp, bao gồm: Chức năng tạo nhu cầu nhận thức cho học sinh, chức năng củng cố, khắc sâu kiến thức, chức năng giải thích các tình huống thực tiễn, sáng tỏ các mối liên hệ dạy học Toán với dạy học các môn học khác ở trường trung học cơ sở.

 

Từ khóa: Dạy học tích hợp; trường trung học; dạy Toán.

15

Phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong giáo dục: Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

 

Hà Đức Đà

Email: haducda@gmail.com

Trần Thị Yên

Email: yenttdt@gmail.com

Cao Việt Hà

Email: caovietha.2411@gmail.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Số 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

Tóm tắt:

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số là vấn đề căn bản để phát triển giáo dục vùng dân tộc.Vấn đề này đã được Việt Nam và các nước có điều kiện tương tự nghiên cứu thực hiện khá sớm. Do vậy, việc tổng kết kinh nghiệm của Việt Nam và các nước trên thể giới là nhu cầu tất yếu, nhằm lựa chọn những giải pháp phù hợp, khả thi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số, tạo cơ hội để trẻ em phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Bài viết khái quát lại quá trình thực hiện các giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số ở Việt Nam như: Giáo dục song ngữ  tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt; Dạy tiếng dân tộc như một môn học. Đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm các nước về phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em các tộc người thiểu số trong giáo dục như giáo dục song ngữ yếu và giáo dục song ngữ mạnh.

 

Từ khóa: Dân tộc thiểu số; giáo dục song ngữ; phát triển năng lực ngôn ngữ; tiếng dân tộc; tiếng Việt.

16

Quy trình can thiệp sớm trẻ tự kỉ dựa vào cộng đồng

 

Thành Ngọc Minh

Email: tnminh.nhp@gmail.com

Nguyễn Mai Hương,

Email: maihuongnhp@yahoo.com

Nguyễn Thị Hồng Thúy

Email: nguyenhongthuy123@yahoo.com

Lê Minh Hương

Email: lehuong@mail.ru

 

Bệnh viện Nhi Trung ương

18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Can thiệp rối loạn phổ tự kỉ dựa vào cộng đồng là một mô hình can thiệp nhằm đem lại cơ hội về hòa nhập xã hội một cách bình đẳng cho tất cả trẻ em và người tự kỉ tại chính nơi mà họ sinh sống. Can thiệp được thực hiện dựa trên việc kết hợp những nguồn nhân lực và vật lực có sẵn tại chính gia đình trẻ và ngay trong môi trường sinh hoạt, học tập của trẻ. Bệnh viện Nhi đã xây dựng một quy trình can thiệp sớm trẻ tự kỉ dựa vào cộng đồng và đã từng bước áp dụng có hiệu quả. Quy trình gồm các bước: (1) Đánh giá phân loại; (2) Đào tạo cho cha mẹ/người chăm sóc; (3) Can thiệp tại các tuyến cơ sở theo ba hình thức: Trung tâm can thiệp sớm, trường mầm non kết hợp can thiệp cá nhân, gia đình; (4) Đánh giá định kì. Các hoạt động can thiệp lấy trẻ và gia đình làm trung tâm, có sự tham gia của nhóm chuyên gia đa ngành: cán bộ y tế, cán bộ tâm lí, giáo viên giáo dục đặc biệt, các nhà trị liệu chuyên sâu, và sử dụng các phương pháp can thiệp dựa trên bằng chứng... Cần thiết có sự phối hợp tích cực giữa các bộ, ngành để tạo điều kiện cho quy trình được thực hiện thống nhất, phổ biến rộng rãi ở cộng đồng.

 

TỪ KHÓA: Rối loạn phổ tự kỉ; can thiệp sớm; cộng đồng.

17

Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng phần mềm trong dạy học Toán: Một nghiên cứu trường hợp cho sinh viên sư phạm Toán tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

Trịnh Thị Phương Thảo

Trường Đại học  Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Số 20 Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Email: Trinhphuongthao@dhsptn.edu.vn 

 

Tóm tắt:

Việc hình thành, rèn luyện các kĩ năng dạy học, trong đó có kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một trong những mục tiêu và được xác định rõ trong chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo giáo viên Toán. Bài báo đề cập đến một số kĩ năng sử dụng phần mềm cơ bản trong dạy học toán ở trường phổ thông cần trang bị cho sinh viên Đại học Sư phạm Toán học: Sử dụng phần mềm để kiểm tra kết quả tính toán, mô hình hóa bài toán, minh họa kết quả giải toán, hỗ trợ tìm tòi lời giải, mở rộng bài toán và các biện pháp để rèn luyện, phát triển các kĩ năng này từ thực tiễn đào tạo sinh viên ngành Toán ở Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

 

Từ khóa: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán; kĩ năng sử dụng phần mềm trong dạy học toán; bồi dưỡng kĩ năng sử dụng phần mềm trong dạy học toán.

18

Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ ở các trường mầm non quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí Minh

 

Lê Hiếu Hạnh

Trường Mầm non 11A

474 Lê Quang Định, phường 11, quận Bình Thạnh,

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: hieuhanhle@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Môi trường giáo dục tích cực luôn được quan tâm trong mọi thời đại, là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học. Môi trường giáo dục tích cực cần đảm bảo các thành tố an toàn, lành mạnh, thân thiện, là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; Không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; Người học, cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa; Người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. Bài báo đề cập đến một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong trường mầm non nhằm góp phần đảm bảo cho trẻ được sống, học tập, vui chơi và phát triển toàn diện nhân cách, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục tích cực; môi trường giáo dục an toàn; lành mạnh; thân thiện.

19

Ứng dụng phương pháp dạy học vi mô để rèn luyện một số kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

 

Đào Thị Cẩm Nhung

Trường Đại học Ngọai ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Số 02, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: thanhleulis68@gmail.com

 

Đào Thị Hồng Minh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: homiscor611.2015@gmail.com

                                                                                                                                          

Tóm tắt:

Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm là một trong những chức năng trọng tâm của công tác đào tạo giáo viên.Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải nghiên cứu ứng dụng các phương pháp rèn luyện kĩ năng dạy học tích cực, hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giảng dạy. Bài viết trình bày một nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng dạy học của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các tác giả xác định rõ các vấn đề cơ bản về kĩ năng dạy học, lí thuyết về phương pháp dạy học vi mô, tình hình thực trạng rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm cũng như các đề xuất để cải thiện chất lượng trong công tác đào tạo giáo viên/sinh viên sư phạm. Trên cơ sở đó, tác giả đã ứng dụng quy trình của phương pháp dạy học vi mô là một cách tiếp cận hiệu quả để rèn luyện một số kĩ năng dạy học chung cho 30 sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đem lại kết quả rất khả quan.

 

TỪ KHÓA: Sinh viên sư phạm; kĩ năng giảng dạy; dạy học vi mô.

20

Nghiên cứu giáo dục công dân toàn cầu của một số quốc gia Châu Á

 

Bùi Diệu Quỳnh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: dieuquynhvaro@yahoo.com

 

TÓM TẮT:

Trong quá trình phát triển tất yếu của thế kỉ XXI, toàn cầu hóa đang tác động mãnh mẽ dẫn đến đến nhiều thay đổi trong cuộc sống con người, lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài những tác động không thể tránh được này. Nhằm tạo ra những thay đổi theo hướng tích cực, lĩnh vực giáo dục cần nghiên cứu xác định những đặc trưng cơ bản cũng như ảnh hưởng của nó. Bài viết dưới đây là sơ lược kết quả nghiên cứu về giáo dục công dân toàn cầu trong chương trình giáo dục phổ thông của 03 quốc gia trong khu vực Châu Á là Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia. Trong đó, tác giả làm rõ khái niệm “công dân toàn cầu” và “giáo dục công dân toàn cầu” cũng như tầm quan trọng của hai vấn đề này ở giai đoạn hiện nay, tiếp đến là tìm hiểu những nội dung liên quan đến giáo dục công dân toàn cầu và mục đích giáo dục công dân toàn cầu của ba quốc gia Châu Á. Dựa trên những phân tích về chương trình của Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia, một số khuyến nghị về giáo dục công dân toàn cầu trong bổi cảnh của Việt Nam được đưa ra như bài học kinh nghiệm cho định hướng giáo dục công dân toàn cầu ở nhà trường phổ thông. 

 

TỪ KHÓA: Công dân toàn cầu; giáo dục công dân toàn cầu; toàn cầu hóa; chương trình; mục tiêu giáo dục.

21

Thiết kế tài liệu dạy học theo module học phần Phương pháp dạy học Toán cho sinh viên sư phạm Toán ở trường cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

 

Trần Trung

Học viện Dân tộc

70 Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Email: trungt1978@gmail.com

Done Sophida

Nghiên cứu sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: suphidadon@gmail.com

 

Tóm tắt:

Môn Toán là môn quan trọng và bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông ở Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Để nâng cao chất lượng giáo dục toán học phổ thông, cần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường sư phạm. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng dạy học học phần Phương pháp dạy học Toán cho sinh viên sư phạm Toán ở các trường cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thông qua việc xây dựng và thiết kế tài liệu dạy học theo module. 

 

Từ khóa: Sinh viên; tài liệu dạy học theo module; phương pháp dạy học Toán.