Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 19, tháng 07 năm 2019

30/09/2019 10:46 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 19, tháng 07 năm 2019

TT

Tên tác giả

Tên bài

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN

 

1

Nguyễn Thị Hồng Vân;

Trần Thị Phương Nam;

Trương Xuân Cảnh;

Lương Việt Thái;

Nguyễn Trí Lân

Chính sách chuyển đổi số cho trường học thông minh ở một số nước trên thế giới và Việt Nam

 

 

2

Hoàng Thị Minh Anh

Hoàng Anh Tuấn;

Phạm Ngọc Dương Nguyễn Hoàng Giang

Mô hình MOOC - Xu hướng phát triển giáo dục số hiện đại

 

 

 

3

Lê Bình Dương

 

Dạy học Xác suất Thống kê theo hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học viên

4

Huỳnh Gia Bảo;

Ngô Thị Kim Lan;

Nguyễn Thị Thùy Lan

Thiết kế hoạt động tự học theo dạy học dự án trong dạy học Hoá đại cương vô cơ nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên ở trường cao đẳng y tế

5

Nguyễn Văn Kiệt 

 

Nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong chủ đề “Khám phá Từ trường Trái đất” với sự hỗ trợ của Facebook

6

Phạm Duy Hiển

 

Đề xuất một số biện pháp trong dạy học môn Toán theo định hướng bồi dưỡng năng lực tự củng cố kiến thức cho học sinh                                                                                                        

7

Lê Thị Duyên

 

Thực trạng năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông

8

Lê Thị Hoài Thương

 

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông

9

Quách Văn Long

 

Thiết kế kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên phần Hóa học hữu cơ

10

Lê Ngọc Vịnh;

Cao Thị Thặng

 

Hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm dự án tích hợp Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở trường trung học cơ sở

11

Nguyễn Văn Tường

 

Một số mô hình dự báo sự thay đổi cách ứng phó bằng kìm nén cảm xúc khi bị bạo lực học đường của học sinh trung học cơ sở

12

Châu Thanh Tuấn;

Nguyễn Thị Chức;

Nguyễn Thị Hồng Vân;

Huỳnh Gia Bảo

Phát triển năng lực tính toán qua hệ thống các dạng bài tập Hoá học cho học sinh lớp 8 ở trường trung học cơ sở

 

 

13

Dương Thị Kim Oanh;

Phan Thị Thanh Thuý

Dạy học trải nghiệm môn Sinh học 6

 

14

Trần Thu Hiền

 

 Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học

15

Lê Thị Thương Thương

 

Thực trạng rèn luyện kĩ năng tổ chức thí nghiệm cho sinh viên đại học ngành Giáo dục Mầm non

16

Lương Thị Minh Thủy;
Nguyễn Thanh Thẫm

Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào việc thiết kế trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 5 - 6 tuổi                      

17

Ngô Thị Phương Trà

Một số công cụ nhận diện học sinh khó khăn về nói

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

 

18

Nguyễn Thị Ngọc Phương;

Đỗ Đình Thái

Thực trạng phát triển văn hóa nhà trường trong Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ Chí Minh

19

Đào Thị Thu Thủy;

Nguyễn Thị Thanh

 

Thực trạng giáo dục giới tính thông qua câu chuyện xã hội cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 5 ở trường tiểu học hòa nhập trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Hà Nội

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

 

20

Trần Thị Tú Anh;

Nguyễn Thám;

Đinh Thị Hồng Vân

Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục và sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ giáo dục ở Trung Quốc

 

21

Lê Thị Quỳnh Nga

 

Kinh nghiệm quốc tế về giáo dục giá trị cho học sinh trong nhà trường phổ thông

 

 

TÓM TẮT

 SỐ 19 - THÁNG 7 NĂM 2019

 

1

Chính sách chuyển đổi số cho trường học thông minh ở một số nước trên thế giới và Việt Nam

 

Nguyễn Thị Hồng Vân

Email: nhvan1965@gmail.com

Trần Thị Phương Nam

Email: tranthiphuongnam@gmail.com

Trương Xuân Cảnh                     

Email: xuancanhcgd@gmail.com

Lương Việt Thái

Email: lvthai2000@yhaoo.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

Nguyễn Trí Lân

Viện Vật lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguyen.tri.lan@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, trong những năm qua các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra yêu cầu “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học” như Nghị quyết 29/NQ-TW đã nêu, đáp ứng sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0. Với các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam, việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu về nền tảng công nghệ số và chuyển đổi số cho mô hình giáo dục mới sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao, đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong giáo dục. Các chính sách chuyển đổi số cho trường học thông minh ở nhiều quốc gia đã có tác dụng thúc đẩy chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. Giáo dục Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước để bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, với nền tảng Công nghệ thông tin và những bước triển khai đầu tiên của Chính phủ điện tử, cũng là những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho trường học thông minh ở Việt Nam, từng bước đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận thế giới.

 

TỪ KHÓA: Chính sách; chuyển đổi số; trường học thông minh.

2

Mô hình MOOC - Xu hướng phát triển giáo dục số hiện đại

 

Hoàng Thị Minh Anh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: anglesparis2001@yahoo.com;

Hoàng Anh Tuấn

Đại học FPT Hà Nội

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc - Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, Hà Nội, Việt Nam

Email: vietmarketer@gmail.com;

Phạm Ngọc Dương

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: duong.vnies@gmail.com

Nguyễn Hoàng Giang

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: giangnh.pse@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp ngành Giáo dục có sự chuyển mình đáng kể trong hoạt động dạy và học, có nhiều đổi mới so với mô hình giáo dục truyền thống, như sự chuyển đổi các bài giảng tĩnh từ giấy sang các dạng tài liệu điện tử với tính trực quan được tăng cường thông qua dữ liệu đa phương tiện. Với sự hỗ trợ từ Internet, việc học hiện nay không chỉ diễn ra theo hình thức học tập trung mà còn theo hình thức phân tán, tức là người học ngoài việc lĩnh hội kiến thức ở trường lớp còn có thể học tập qua các kênh giáo dục dựa trên “môi trường mạng Internet”. Điều này mang tới cho người học và người dạy nhiều lựa chọn để truyền bá và tiếp nhận tri thức. Sử dụng Internet như một cây cầu kết nối, giải pháp giáo dục - đào tạo trực tuyến cũng không ngừng chuyển mình từ đào tạo từ xa tới e-learning và mô hình phổ biến nhất hiện tại là MOOC, một xu hướng phát triển của giáo dục số hiện đại.

 

TỪ KHÓA: Mô hình Mooc; phát triển giáo dục số hiện đại.

3

Dạy học Xác suất Thống kê theo hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học viên

 

Lê Bình Dương

Trường Đại học Chính trị

Xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội, Việt Nam

Email: duong1109@gmail.com             

 

TÓM TẮT:

Siêu nhận thức và các kĩ năng siêu nhận thức được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và vận dụng vào quá trình dạy học. Việc dạy học theo hướng rèn luyện cho học viên một số kĩ năng siêu nhận thức sẽ góp phần phát triển tư duy cho học viên. Xác suất Thống kê là môn học thuận lợi cho việc rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học viên. Bài viết trình bày quan niệm, quy trình dạy học Xác suất Thống kê theo hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học viên.

 

TỪ KHOÁ: Siêu nhận thức; kĩ năng siêu nhận thức; dạy học toán.

4

Thiết kế hoạt động tự học theo dạy học dự án trong dạy học Hoá đại cương vô cơ nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên ở trường cao đẳng y tế

 

Huỳnh Gia Bảo

Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang

Số 83,Thái Sanh Hạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam

Email: baoxuyensp1111@gmail.com

 

Ngô Thị Kim Lan

Trường Trung học phổ thông Chợ Gạo, Tiền Giang

Thị trấn Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam

Email: ngolancg@gmail.com

 

Nguyễn Thị Thùy Lan

Trường Trung học phổ thông Gò Công, Tiền Giang

Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam

Email: nguyenlanthptgocong@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục và chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng y tế. Dạy học theo dự án dưới góc độ tự học thông qua quá trình tổ chức dạy học theo 3 bước: (1) Lập kế hoạch học tập dự án; (2) Thực hiện dự án; (3) Đánh giá dự án. Thông qua dạy học theo dự án giúp giáo viên định hướng vai trò tổ chức, hỗ trợ, đánh giá và khuyến khích sinh viên phát huy tính chủ động và sáng tạo trong học tập. Từ đó, hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên.

 

TỪ KHÓA: Năng lực tự học; dạy học theo dự án; lập kế hoạch; thực hiện; đánh giá.

5

Nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong chủ đề “Khám phá Từ trường Trái đất” với sự hỗ trợ của Facebook

 

Nguyễn Văn Kiệt 

Trường Đại học Sư phạm Huế

34 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

Email: nkiet32@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong những năm gần đây, các trang mạng xã hội đã phát triển sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Số lượng học sinh tham gia vào các trang mạng xã hội mà cụ thể là Facebook chiếm tỉ lệ rất cao và dành nhiều thời gian truy cập chủ yếu để thư giãn, còn dành cho việc học và tìm tòi tài liệu phục vụ cho việc học thường rất hạn chế. Để khuyến khích học sinh tự học và dành nhiều thời gian cho tự học là một việc làm đòi hỏi có sự đầu tư nhiều của người dạy. Với chủ đề “Khám phá Từ trường Trái Đất”, giáo viên không chỉ dạy học bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin thông qua Facebook, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

 

TỪ KHÓA: Năng lực tự học; nâng cao nâng lực tự học; các trang mạng xã hội.

6

Đề xuất một số biện pháp trong dạy học môn Toán theo định hướng bồi dưỡng năng lực tự củng cố kiến thức cho học sinh

                                                           

Phạm Duy Hiển

Huyện ủy Tân Sơn tỉnh Phú Thọ

Tân Phú, Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

Email: phamduyhien2509.phutho@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Củng cố kiến thức là một khâu thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh, thể hiện tính toàn vẹn của bài giảng giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức đã học một cách vững chắc; rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, tái hiện, vận dụng kiến thức, hệ thống hóa kiến thức,... Vì vậy, ngoài phương pháp củng cố kiến thức trực tiếp cho học sinh, giáo viên cần hình thành và trang bị cho các em khả năng tự củng cố kiến thức. Bài viết đi sâu, phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản thuộc về năng lực tự củng cố kiến thức môn Toán, từ việc hình thành, xây dựng khái niệm đến đặc điểm, cấu trúc, thành phần. Đồng thời đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự củng cố kiến thức môn Toán, giúp các em tự tin, tiến bộ, đạt hiệu quả cao trong học tập.

 

TỪ KHÓA: Củng cố kiến thức; tự củng cố kiến thức; năng lực tự củng cố kiến thức môn Toán; biện pháp; các ví dụ.

7

Thực trạng năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông

 

Lê Thị Duyên

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng   

459 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Email: duyentl05@gmail.com  

 

TÓM TẮT:

Bài bào trình bày kết quả khảo sát đánh giá thực trạng giáo viên định hướng nghề nghiệp của học sinh các trường trung học phổ thông. Nghiên cứu tiếp cận giáo viên định hướng nghề nghiệp của học sinh thông qua việc xác định các giáo viên thành phần và được thể hiện ở ba mặt: Mặt nhận thức, mặt kĩ năng và mặt thái độ trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Kết quả nghiên cứu được coi là cơ sở để đề xuất các biện pháp phát triển giáo viên định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông.

 

TỪ KHÓA: Định hướng nghề nghiệp; giáo viên định hướng nghề nghiệp; giáo viên; học sinh.

8

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông

 

Lê Thị Hoài Thương

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi

Địa chỉ: Số 50 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: lehoaithuong@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong trường trung học phổ thông, góp phần hình thành nhân cách toàn diện của học sinh. Thông qua hoạt động trải nghiệm có thể chuyển hóa kiến thức, kĩ năng thành phẩm chất, năng lực của học sinh một cách tự nhiên.Trên cơ sở làm rõ các khái niệm cơ bản, đặc trưng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông, bài báo đề xuất 5 biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông: 1/ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 2/ Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 3/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, đề xuất các ý tưởng về hoạt động trải nghiệm; 4/ Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 5/ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông.

 

TỪ KHÓA: Trải nghiệm; hoạt động; hoạt động trải nghiệm; trường trung học phổ thông.

9

Thiết kế kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên phần Hóa học hữu cơ

 

Quách Văn Long

Trường Trung học phổ thông Chuyên - Đại học Vinh

Số 182, đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: vanlongquach@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là một trong các nhiệm vụ quan trọng của trường trung học phổ thông chuyên. Để phát triển năng lực này, đòi hỏi giáo viên phải thiết kế giáo án theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo trước khi tiến hành dạy học hoá học trên lớp. Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo sẽ định hướng vào hoạt động của học sinh, giúp học sinh tham gia hoạt động học tập sáng tạo, gắn lí thuyết với thực hành, nhà trường với xã hội. Qua khảo sát việc dạy học hoá học ở một số trường trung học phổ thông chuyên khu vực Trung Bộ và Nam Bộ cho thấy giáo viên còn hạn chế trong việc thiết kế kế hoạch dạy học  theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo để tổ chức cho học sinh tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập. Bài viết đề cập đến vấn đề thiết kế kế hoạch dạy học  theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên.

 

Từ khóa: Năng lực sáng tạo; giáo án theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo; học sinh trường Trung học phổ thông chuyên.

10

Hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm dự án tích hợp Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở trường trung học cơ sở

 

Lê Ngọc Vịnh

Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định

Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam

Email: lengocvinhkhang@yahoo.com.vn

Cao Thị Thặng

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: caothang.hoa@gmail.com

 

TÓM TẮT

Bài báo trình bày 6 nguyên tắc, quy trình 5 bước giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành và tạo ra sản phẩm, thí dụ minh họa khi dạy học chủ đề tích hợp Khoa học tự nhiên ở 3 môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở trường trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Việc tổ chức hướng dẫn học sinh được thực hiện theo hướng tạo điều kiện để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo… xây dựng sản phẩm dự án theo quy trình tìm tòi nghiên cứu Khoa học tự nhiên.

 

TỪ KHÓA: Hướng dẫn; tạo sản phẩm; dự án tích hợp Khoa học tự nhiên; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

11

Một số mô hình dự báo sự thay đổi cách ứng phó bằng kìm nén cảm xúc khi bị bạo lực học đường của học sinh Trung học cơ sở

 

Nguyễn Văn Tường

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: tuongnguyen@hcmussh.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Khảo sát bằng bảng hỏi vào tháng 5 năm 2018 trên 417 học sinh trường trung học cơ sở cho thấy, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó bằng kìm nén cảm xúc của học sinh khi các em bị bạo lực học đường. Cách ứng phó bằng kìm nén cảm xúc là việc học sinh cố gắng kiềm chế, che giấu, không bộc lộ ra bên ngoài những cảm xúc của mình khi gặp một hành vi bạo lực học đường nào đó. Cách ứng phó này về lâu dài không giúp học sinh giải quyết được vấn đề của mình. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Cách ứng xử giữa phụ huynh và học sinh, cách ứng xử giữa giáo viên và học sinh, nhận thức của học sinh về hành vi bạo lực học đường. Nghiên cứu cũng tìm ra 3 mô hình dự báo có thể tác động làm thay đổi cách ứng phó bằng kìm nén cảm xúc khi học sinh trung học cơ sở bị bạo lực học đường, trong đó cách ứng xử giữa phụ huynh và học sinh là biến số có tác động mạnh nhất đến những thay đổi này. Các kết quả nghiên cứu có thể là những gợi ý về mặt biện pháp nhằm giảm thiểu cách ứng phó bằng kìm nén cảm xúc của học sinh và gia tăng các cách ứng phó tích cực trong trường hợp học sinh là nạn nhân của hành vi bạo lực học đường.

 

TỪ KHÓA: Hành vi bạo lực học đường; học sinh bị bạo lực học đường; ứng phó bằng kìm nén cảm xúc; các yếu tố ảnh hưởng.

12

Phát triển năng lực tính toán qua hệ thống các dạng bài tập Hoá học cho học sinh lớp 8 ở trường trung học cơ sở

 

Châu Thanh Tuấn

Trường Trung học cơ sở An Hữu, Tiền Giang

Ấp 1, xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam

Email: thaythanhtuanhoa@gmail.com

Nguyễn Thị Chức

Trường Trung học cơ sở Quơn Long, Tiền Giang

Ấp Quang Phú, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam

Email: chucnguyenthi79@gmail.com

Nguyễn Thị Hồng Vân

Trường Trung học cơ sở Võ Duy Linh, Tiền Giang

Ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam

Email: nguyensari1981@gmail.com

Huỳnh Gia Bảo

Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang

Số 83 Thái Sanh Hạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam

Email: baoxuyensp1111@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực giúp người học thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức. Học sinh sử dụng các kĩ năng và thể hiện thái độ của họ một cách hiệu quả. Phát triển năng lực tính toán góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy hóa học. Đó là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Thông qua việc phân loại các loại bài tập và bài tập Hóa học của lớp 8, có thể phát triển năng lực tính toán cho học sinh ở trường trung học cơ sở.

 

TỪ KHÓA: Năng lực; năng lực tính toán; bài tập Hóa học; trung học cơ sở.

13

Dạy học trải nghiệm môn Sinh học 6

 

Dương Thị Kim Oanh

Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Số 01 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: oanhdtk@hcmute.edu.vn

Phan Thị Thanh Thuý

Trường Trung học cơ sở Cầu Kiệu

244 Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: thanhthuyhbp@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học trong trong trường trung học cơ sở, dạy học trải nghiệm giúp HS chủ động tìm tòi, khám phá thế giới hiện thực xung quanh để thu nhận được kiến thức, hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù. Sinh học 6 là môn học nghiên cứu các loại thực vật xung quanh trong cuộc sống nên kiến thức của môn học rất rộng và HS có thể vận dụng các kiến thức này vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, nếu HS không được thực hành, trải nghiệm mà chỉ học kiến thức “chay” thì sẽ khó tiếp thu, việc học sẽ trở nên nặng nề, khô khan và nhàm chán. Bài viết trình bày khái quát một số vấn đề chung về dạy học trải nghiệmdạy học trải nghiệm môn Sinh học 6, đồng thời đề xuất quy trình tổ chức dạy học môn Sinh học 6 để HS trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh, qua đó tự kiến tạo nên kiến thức, kĩ năng và giá trị mới. Bài viết cũng đề cập tới một số lưu ý đối với quá trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm môn Sinh học 6 tại các trường trung học cơ sở.

 

TỪ KHÓA: Trải nghiệm; học tập trải nghiệm; dạy học trải nghiệm; dạy học trải nghiệm môn Sinh học 6.

14

Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học

 

Trần Thu Hiền

Trường Cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa – Vũng Tàu

689 Cách mạng Tháng Tám, thành phố Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam

Email: hien.tranthu1979@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới được tiến hành song song với hoạt động dạy học ở trường phổ thông. Hoạt động này giúp học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn của bản thân. Tuy vậy, đây là hoạt động còn mới mẻ với giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên Tiểu học nói riêng. Việc thiết kế và tổ chức hoạt động này trong nhà trường vẫn còn hạn chế. Bài viết này định hướng việc thiết kế hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực cho học sinh tiểu học với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

 

Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm; thiết kế hoạt động trải nghiệm; chương trình giáo dục phổ thông mới; phát triển năng lực; học sinh tiểu học.

15

Thực trạng rèn luyện kĩ năng tổ chức thí nghiệm cho sinh viên đại học ngành Giáo dục Mầm non

 

Lê Thị Thương Thương

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Số 20, đường Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Email: thuongthuongmnsp@gmail.com

 

Tóm tắt:

Tổ chức thí nghiệm là một cách thức quan trọng nhằm giúp trẻ mẫu giáo khám phá khoa học và thực hiện được quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hiện nay. Trong chương trình đào tạo sinh viên đại học ngành Giáo dục Mầm non, phần lớn các trường đã tiến hành rèn luyện cho sinh viên. Tuy vậy, qua quá trình nghiên cứu thực trạng, kết quả của bài báo này phản ánh quá trình rèn luyện kĩ năng tổ chức thí nghiệm cho sinh viên tại các trường thông qua hoạt động học tập ở trường đại học và qua hoạt động thực tập ở trường mầm non đang ở mức độ không thường xuyên và không hiệu quả.

 

Từ khóa: Thí nghiệm; kĩ năng tổ chức thí nghiệm; rèn luyện kĩ năng tổ chức thí nghiệm; rèn luyện kĩ năng tổ chức thí nghiệm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non.

16

Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào việc thiết kế trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 5 - 6 tuổi

                                                                                               

Lương Thị Minh Thủy
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
34 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Email: luongthiminhthuy@dhsphue.edu.vn
Nguyễn Thanh Thẫm
Trường Mầm non Tường Vân
83/2 TA18, phường Thới An, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Email: nguyenthanhtham.mn@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Sự ra đời của thuyết đa trí tuệ đã nhận được sự quan tâm của giới học thuật bởi vì nó đem lại một cái nhìn mới mẻ về quan niệm trí thông minh. Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu trong vận dụng thuyết đa trí tuệ vào việc thiết kế trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 5 - 6 tuổi.

 

Từ khóa: Thuyết đa trí tuệ; trò chơi học tập, biểu tượng toán học sơ đẳng, trẻ 5 - 6 tuổi, thiết kế.

17

Một số công cụ nhận diện học sinh khó khăn về nói

 

Ngô Thị Phương Trà

Trường Đại học Quy Nhơn

170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam

Email: trantp.bd@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết giới thiệu một số công cụ nhận diện học sinh khó khăn về nói bằng hình ảnh, ứng dụng được trên điện thoại di động. Các công cụ được xây dựng với mục tiêu đơn giản, dễ ứng dụng, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, kích thích trí tò mò ở học sinh đầu cấp Tiểu học bằng những câu đố và trò chơi thú vị. Học sinh khó khăn về nói là những học sinh có biểu hiện suy giảm về khả năng phát âm với các dạng đặc trưng thường gặp là: Nói ngọng, nói lắp, khó nói, chậm nói, rối loạn giọng nói, không nói được... khiến các em gặp nhiều khó khăn trong học tập và giao tiếp hằng ngày. Các công cụ nhận diện khó khăn về nói được dùng để kiểm tra khả năng phát âm, kiểm tra nói lắp và kiểm tra khả năng nhận thức của học sinh. Các công cụ nhận diện này sẽ giúp giáo viên xác định khá chính xác đối tượng học sinh khó khăn về nói. Từ đó, giáo viên có điều kiện lên kế hoạch hỗ trợ cho đối tượng học sinh này tốt hơn trong môi trường giáo dục hòa nhập.

 

Từ khóa: Lời nói; khó khăn về nói; công cụ; nhận diện.

18

Thực trạng phát triển văn hóa nhà trường ở Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ Chí Minh

 

Nguyễn Thị Ngọc Phương

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi

Số 364, đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: nguyenphuongq4@gmail.com

Đỗ Đình Thái

Trường Đại học Sài Gòn

Số 273, đường An Dương Vương, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: thaidd@sgu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường là nhiệm vụ không thể thiếu trong nhà trường trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. Đặc biệt, giáo dục phổ thông chuẩn bị áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới nhấn mạnh phẩm chất và năng lực của học sinh. Bài viết trình bày thực trạng phát triển văn hóa nhà trường trong Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ Chí Minh ở các nội dung: Phát triển bầu không khí, phát triển văn hóa quản lí, phát triển văn hóa giảng dạy, phát triển văn hóa học tập, phát triển văn hóa ứng xử và phát triển cảnh quan môi trường làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

 

TỪ KHÓA: Phát triển văn hóa; văn hóa nhà trường; trường trung học phổ thông.

19

Thực trạng giáo dục giới tính thông qua câu chuyện xã hội cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 5 ở trường tiểu học hòa nhập trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Hà Nội

 

Đào Thị Thu Thủy

Email dttthuy@daihocthudo.edu.vn

Nguyễn Thị Thanh

Email: ntthanh4@daihocthudo.edu.vn

 

Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội

98 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

 

Tóm tắt:

Giáo dục giới tính là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của học sinh, trong đó có học sinh khuyết tật trí tuệ. Giáo dục giới tính giúp cho các em có đủ nhận thức, kĩ năng giới tính cơ bản và hạn chế các hành vi giới tính không phù hợp, điều này sẽ giúp học sinh giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống liên quan đến giới tính, hình thành các mối quan hệ xã hội phù hợp đặc biệt là giai đoạn dậy thì. Đối với học sinh khuyết tật trí tuệ, các em có những đặc điểm riêng và có những khó khăn đặc biệt trong các hoạt động nhận thức ý thức, hạn chế trong kĩ năng xã hội, kĩ năng sống, thì vấn đề giáo dục giới tính cho các em là một vấn đề rất khó khăn. Phương pháp câu chuyện xã hội là một phương pháp giáo dục cho học sinh khuyết tật trí tuệ tương đối phổ biến trên thế giới và đã đem lại hiệu quả tích cực. Ở Việt Nam, phương pháp này đã được sử dụng hiệu quả trong giáo dục đặc biệt, nhưng việc ứng dụng phương pháp này để Giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường hòa nhập chưa thực sự phổ biến. Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu thực trạng Giáo dục giới tính thông qua câu chuyện xã hội cho học sinh khuyết tật trí tuệ lớp 5 ở trường tiểu học hòa nhập trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội.

 

Từ khóa: Khuyết tật trí tuệ; giáo dục giới tính; câu chuyện xã hội.

20

Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục và sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ giáo dục ở Trung Quốc

 

Trần Thị Tú Anh

Email: tuanh.tran@yahoo.com

Nguyễn Thám

Email: nguyenthamsp@gmail.com

Đinh Thị Hồng Vân

Email: dthvan2000@yahoo.com

 

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

34 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Trên thế giới, đánh giá chất lượng giáo dục và sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ giáo dục đang nhận được nhiều sự quan tâm. Kết quả đánh giá các chỉ số này được vận dụng vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ giáo dục nhằm nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của các cơ sở giáo dục. Là một nước đông dân nhất thế giới và trong giai đoạn phát triển nhanh về kinh tế và xã hội, Trung Quốc có số lượng lớn các cơ sở giáo dục. Sự phát triển của các cơ sở giáo dục quốc tế và tư nhân hoạt động ở trong và ngoài đất nước đòi hỏi Chính phủ và các cơ sở giáo dục Trung Quốc phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục của mình thông qua việc đánh giá và vận dụng kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục và sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ giáo dục. Nghiên cứu tổng quan về đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục và sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ giáo dục ở Trung Quốc sẽ đem lại những bài học kinh nghiệm cho hệ thống giáo dục Việt Nam.

 

TỪ KHÓA: Chất lượng; giáo dục; đánh giá; Trung Quốc.

21

Kinh nghiệm quốc tế về giáo dục giá trị cho học sinh trong nhà trường phổ thông

 

Lê Thị Quỳnh Nga

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: quynhnga2981@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Thế kỉ XXI diễn ra khủng hoảng giá trị trên toàn cầu và ở từng quốc gia. UNESCO khuyến cáo rằng, các quốc gia, các nhà khoa học cần chú ý vào việc giáo dục giá trị cho thế hệ trẻ. Thực tiễn phát triển giáo dục đã cho thấy chỉ thông qua con đường giáo dục giá trị mới có cơ sở bền vững cho vấn đề khủng hoảng phát triển nhân cách học sinh. Bài viết phân tích kinh nghiệm giáo dục giá trị cho học sinh trong các nhà trường phổ thông của các nước Mĩ, Australia và Nhật Bản qua ba nội dung chính: Mục tiêu giáo dục giá trị, nội dung giáo dục giá trị và phương pháp giáo dục giá trị, từ đó rút ra các kết luận để các nhà giáo dục Việt Nam có thể tham khảo.

 

TỪ KHÓA: Giá trị; giáo dục giá trị; giáo dục phổ thông; học sinh phổ thông.