Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 29 tháng 5.2020

08/07/2020 16:35 GMT+7

   

MỤC LỤC TẠP CHÍ KHGD VIỆT NAM

SỐ 29 THÁNG 05/2020

 

 

TT

Tên tác giả

Tên bài

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN

 

1

Thái Văn Thành;

Phan Hùng Thư;

Hà Văn Ba

Hoàn thiện mô hình hội đồng trường đại học công lập trong cơ chế tự chủ đại học hiện nay

2

Nguyễn Thị Quyết

 

Giáo dục đại học Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

3

Nguyễn Thị Hương

Phát triển dịch vụ giáo dục ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

4

Phạm Thị Quỳnh Ni;

Đinh Thị Hồng Vân;

Trương Đình Thăng

Khung quản lí chất lượng tổng thể và hướng vận dụng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục trong các nhà trường

 

5

Nguyễn Thị Thơ

 

Phương pháp dạy học bằng tình huống trong giảng dạy các môn Lí luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay

6

Nguyễn Thị Lê

 

Quản lí công tác thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

7

Trần Thị Thanh Tú

 

Dạy học sáng tạo và ứng dụng vào kĩ năng nói Tiếng Anh

 

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

 

8

Trần Thu Hiền

Vận dụng phương pháp dạy học vi mô trong việc rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

9

Dương Minh Quang;

Nguyễn Thành An

Thực trạng quản lí đánh giá và phân loại giáo viên của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

10

Trương Quang Lâm;

Đinh Ngọc Sơn;

Lê Thị Phượng;

Hoàng Đại

Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở ở tỉnh Quảng Ninh

 

11

Nguyễn Trọng Hồng Phúc;

Trần Thanh Thảo

Thực trạng nhu cầu về giáo dục giới tính và kĩ năng sống của vị thành niên quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

 

TÓM TẮT

 SỐ 29 - THÁNG 5 NĂM 2020

 

1

Hoàn thiện mô hình hội đồng trường đại học công lập trong cơ chế tự chủ đại học hiện nay

 

Thái Văn Thành

Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An

67 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: thaivanthanhdhv@yahoo.com

 

Phan Hùng Thư

Email: thuph.vinhuni@gmail.com

Hà Văn Ba

Email: havanbadhv@yahoo.com

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Hội đồng trường được xem là một mắt xích quan trọng trong quản trị đại học, là một kênh giám sát quan trọng trong thực hiện quyền tự chủ của các trường đại học trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo hiện nay. Nhằm tiến tới tự chủ hoàn toàn các trường đại học công lập thì hoạt động của hội đồng trường trong các trường đại học công lập giữ một vai trò quan trọng.Tuy nhiên, đến nay mô hình hội đồng trường đại học công lập trong cơ chế tự chủ đại học vẫn còn những bất cập, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và vị thế của nó. Bài viết nêu lên một số thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình hội đồng trường đại học công lập trong cơ chế tự chủ đại học, vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về phương diện lí luận và thực tiễn hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Hội đồng trường; hoàn thiện; trường đại học công lập; tự chủ; quản trị đại học.

2

Giáo dục đại học Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

 

Nguyễn Thị Quyết

Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Số 01 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: quyetnt@hcmute.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau với nền tảng là công nghệ số. Đây là bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi quốc gia, mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Trong bài viết này, tác giả trao đổi một số vấn đề về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tác động của nó đối với giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay và một số định hướng đối với giáo dục đại học Việt Nam trong thời đại của cuộc cách mạng này.

 

TỪ KHÓA: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tác động; định hướng; giáo dục đại học Việt Nam.

3

Phát triển dịch vụ giáo dục ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

 

Nguyễn Thị Hương

Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguyenhuong@vnu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Phát triển giáo dục được coi là một trong những yếu tố then chốt quyết định thành công của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch vụ giáo dục Việt Nam đạt được những bước phát triển lớn kể từ sau đổi mới, sự chênh lệch giữa phát triển dịch vụ giáo dục khu vực nông thôn và thành thị ngày một rõ ràng. Để làm rõ vấn đề này, tác giả đánh giá thực trạng trong phát triển dịch vụ giáo dục khu vực nông thôn trên cả hai khía cạnh cung cấp dịch vụ và tiếp cận dịch vụ, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển hơn nữa dịch vụ này tại khu vực nông thôn.

 

TỪ KHÓA: Dịch vụ giáo dục; khu vực nông thôn.

4

Khung quản lí chất lượng tổng thể và hướng vận dụng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục trong các nhà trường

 

Phạm Thị Quỳnh Ni

Email: phamquynhnise@gmail.com

Đinh Thị Hồng Vân

Email: dthvan2000@yahoo.com

Trường Đại học Sư phạm Huế

34 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

 

Trương Đình Thăng

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Km3, Quốc lộ 9, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam

Email: thang_td@qtttc.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng với các dịch vụ giáo dục luôn được các nhà trường coi trọng. Nhà trường vẫn lúng túng trong việc đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Do vậy, việc tìm kiếm một khung lí luận làm kim chỉ nam cho hoạt động xác định và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng là cấp thiết ở nhà trường. Những năm gần đây, khung quản lí chất lượng tổng thể đã được áp dụng khá rộng rãi trong các trường học. Đây là một tiếp cận thực hành nhưng mang tính chiến lược để điều hành một tổ chức (nhà trường) nhằm tập trung vào nhu cầu của khách hàng. Bài viết này giới thiệu về khung lí thuyết quản lí chất lượng tổng thể và hướng vận dụng khung lí thuyết này trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường học.

 

TỪ KHÓA: Quản lí chất lượng tổng thể; chất lượng giáo dục; trường học.

5

Phương pháp dạy học bằng tình huống trong giảng dạy các môn lí luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay

 

Nguyễn Thị Thơ

Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam

Số 03 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguyentho.bg@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy bậc Đại học, cao đẳng nói chung và ở từng môn học nói riêng đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho xã hội. Phương pháp dạy học bằng tình huống là một hướng tiếp cận của đổi mới phương pháp dạy học. Đặc trưng chung của các môn học lí luận chính trị thường mang tính khái quát hoá, trừu tượng hoá. Việc vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong giảng dạy các môn lí luận chính trị sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và khả năng nhận thức của sinh viên về các vấn đề lí luận chính trị.

 

TỪ KHÓA: Dạy học bằng tình huống; lí luận chính trị; đại học; cao đẳng.

6

Quản lí công tác thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

 

Nguyễn Thị Lê

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: ntle@moet.gov.vn

 

TÓM TẮT:

Từ việc nghiên cứu lí luận, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí công tác thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lí công tác thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh đổi mới Giáo dục và tự chủ đại học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lí thanh tra nội bộ trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Thanh tra nội bộ; thực trạng quản lí công tác thanh tra nội bộ; biện pháp quản lí công tác thanh tra nội bộ; nâng cao chất lượng quản lí công tác thanh tra nội bộ.

7

Dạy học sáng tạo và ứng dụng vào kĩ năng nói tiếng Anh

 

Trần Thị Thanh Tú

Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

689 Cách Mạng Tháng 8, Long Toàn, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Email tranthanhtusp@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Sáng tạo không phải là cái gì đó tự đến, tự có sẵn trong mỗi con người. Sự sáng tạo cần được nuôi dưỡng và phát triển trong một quá trình lâu dài. Bài viết giới thiệu và phân tích khái niệm dạy học sáng tạo, đặc trưng của nó và sự ứng dụng của dạy học sáng tạo vào kĩ năng nói tiếng Anh. Bài viết cũng nêu ra một số khó khăn mà giáo viên và học sinh có thể gặp phải trong quá trình dạy học sáng tạo. Tuy nhiên, bằng sự nổ lực và tâm huyết của giáo viên cùng với một số thay đổi tích cực trong nền giáo dục nước nhà, dạy học sáng tạo nên là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học của giáo viên và học sinh. 

 

TỪ KHÓA: Sáng tạo; dạy học sáng tạo; kĩ năng nói tiếng Anh.

8

Vận dụng phương pháp dạy học vi mô trong việc rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

 

Trần Thu Hiền

Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

689 Cách Mạng Tháng Tám, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Email: hien.tranthu1979@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Phương pháp dạy học vi mô là một trong những phương pháp dạy học tích cực, đưa người học tới vị trí trung tâm của quá trình dạy học. Dạy học vi mô cho phép sinh viên được thực hành từng kĩ năng riêng lẻ trong một bài học ngắn (trích đoạn bài học), trong một lớp học mini (vi mô), với sự quan sát ghi chép (ghi hình) và đóng góp ý kiến của các sinh viên khác trong nhóm và giảng viên. Phương pháp này rất thích hợp trong việc đào tạo ban đầu cho sinh viên Sư phạm nắm chắc từng kĩ năng riêng biệt, hình thành các năng lực bộ phận của nghề dạy học. Bài viết trình bày giải pháp “Vận dụng phương pháp dạy học vi mô trong việc rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu”.

 

TỪ KHÓA: Dạy học vi mô; kĩ năng dạy học; sinh viên; Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu.

9

Thực trạng quản lí đánh giá và phân loại giáo viên của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

 

Dương Minh Quang

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

10 -12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: duongminhquang@hcmussh.edu.vn  

 

Nguyễn Thành An

Trường Trung học phổ thông Phan Thanh Giản

Khu phố 4, thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Việt Nam

Email: thanhan.sna@gmail.com          

 

TÓM TẮT:

Đánh giá và phân loại giáo viên là một trong những nội dung quản lí của hiệu trưởng và quyết định đến hiệu quả công tác quản lí của hiệu trưởng. Bài viết tìm hiểu thực trạng công tác QL đánh giá và phân loại giáo viên của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre theo tiếp cận bốn chức năng trong quản lí. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 123 giáo viên và phỏng vấn 05/123 giáo viên cơ hữu đang công tác tại các trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lí, đánh giá và phân loại giáo viên của hiệu trưởng tại các trường này. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn giúp ban lãnh đạo nhà trường ban hành các chính sách, kế hoạch đánh giá và phân loại giáo viên chính xác, khoa học và hợp lí.

 

TỪ KHÓA: Đánh giá; phân loại giáo viên; quản lí; trung học phổ thông.

10

Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở ở tỉnh Quảng Ninh

 

Trương Quang Lâm

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Email: lamtq.psy@gmail.com

 

Đinh Ngọc Sơn

Email: dinhngocsonkhtc@gmail.com

Lê Thị Phượng

Email: lephuong1082@gmail.com

Hoàng Đại

Email: hoangdai.vps@quangninh.edu.vn

Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh

Tầng 20 - 21, Trụ sở liên cơ quan số 3, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở (gồm 1782 học sinh) tại 2 huyện/thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh là thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn. Phương pháp chính được sử dụng là nghiên cứu tài liệu và điều tra bảng hỏi. Kết quả cho thấy, đa số học sinh đánh giá cần thiết có phòng tâm lí học đường trong trường học của các em. Bên cạnh đó, các vấn đề học sinh có nhu cầu được tham vấn tâm lí ở mức cao là về kĩ năng sống, định hướng nghề nghiệp, về cảm xúc và mối quan hệ học đường. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhu cầu tham vấn học đường của học sinh xét theo tiêu chí giới tính, địa bàn sinh sống và khối lớp học.

 

TỪ KHÓA: Nhu cầu; tham vấn tâm lí; tham vấn học đường; học sinh trung học cơ sở; phòng tham vấn học đường.

11

Thực trạng nhu cầu về giáo dục giới tính và kĩ năng sống của vị thành niên quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

 

Nguyễn Trọng Hồng Phúc

Email: nthphuc@ctu.edu.vn

Trần Thanh Thảo

Email: tthanhthao@ctu.edu.vn

Trường Đại học Cần Thơ

Đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Các vấn nạn liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản ở trẻ em ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đòi hỏi hệ thống giáo dục cần xây dựng một chương trình giáo dục giới tính phù hợp. Các nghiên cứu về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản hiện hành thường tập trung vào người dạy là giáo viên, trong khi đó việc tìm hiểu nhu cầu về kiến thức và các kĩ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản ở người học có vai trò then chốt. Khảo sát này được thực hiện trên tổng số 876 học sinh thuộc lứa tuổi 9 - 14 tuổi ở 4 điểm trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc quận Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy, nhóm học sinh nữ có nhu cầu tìm hiểu về kiến thức, rèn luyện về các kĩ năng nhiều hơn và sớm 1 - 2 năm so với nam học sinh. Vấn đề rèn luyện các kĩ năng được các em học sinh quan tâm nhiều so với các nội dung về lí thuyết. Kết quả khảo sát cung cấp một kênh thông tin quan trọng để làm cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng và phát triển nội dung giáo dục giới tính và kĩ năng sống cho các em học sinh ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục giớ tính; vị thành niên; Cần Thơ; kĩ năng sống.