Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 26 tháng 02/2020

08/07/2020 16:28 GMT+7

   

MỤC LỤC TẠP CHÍ KHGD VIỆT NAM

SỐ 26 THÁNG 02/2020

 

 

TT

Tên tác giả

Tên bài

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN

 

1

Phạm Đỗ Nhật Tiến;

Nguyễn Hồng Thuận;

Vương Thị Phương Hạnh

Giáo dục giá trị trong trường phổ thông: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

 

2

Lê Thị Kim Anh;

Đinh Phước Vinh

Dùng logic mờ dự đoán kết quả thi của sinh viên

 

3

Mỵ Giang Sơn

 

Quản lí hoạt động phòng, chống bạo lực học đường ở trường phổ thông 

4

Cao Thị Hà;

Phan Thanh Hải

Phát triển kĩ năng kết nối tri thức hình học với thực tiễn cho học sinh trong dạy học Toán ở trường trung học phổ thông

5

Nguyễn Thị Thanh Nga

 

Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học thông qua tổ chức các hoạt động hồi ứng trải nghiệm

6

Nguyễn Thị Thanh Trà

 

Xây dựng rubric đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

 

7

Đỗ Đình Thái

 

Một số vấn đề liên quan đến phát triển văn hóa nhà trường trong Trường Đại học Sài Gòn

8

Nguyễn Thị Linh Huyền

 

Một số kĩ thuật cơ bản trong dạy học môn Lịch sử các học thuyết kinh tế cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Chính trị ở Trường Đại học Tây Bắc

9

Trương Thị Hoa;

Vũ Thị Minh

Giáo dục lối sống cho học sinh Tiểu học dựa vào cộng đồng ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯƠC NGOÀI

 

10

Phạm Đức Quang;

Trần Huy Hoàng

Vài nét về ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới giáo dục tại Singapore

11

Nguyễn Thị Hương

 

Phát triển dịch vụ giáo dục tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

 

 

TÓM TẮT

 SỐ 26 - THÁNG 02 NĂM 2020

 

1

Giáo dục giá trị trong trường phổ thông: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

 

Phạm Đỗ Nhật Tiến

Học viện Quản lí Giáo dục

31 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Email: phamdntien26@gmail.com

 

Nguyễn Hồng Thuận

Email: hongthuan70@gmail.com

Vương Thị Phương Hạnh

Email: vuonghanh0503@gmail.com

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Xây dựng hệ giá trị văn hóa cho học sinh trong trường phổ thông là một bài toán khó, chí ít trên hai phương diện: Thứ nhất là hiểu thế nào về giá trị văn hóa để có thể có sự đồng thuận; Thứ hai là làm thế nào lựa chọn các giá trị văn hóa cốt lõi trong vô vàn giá trị văn hóa để đưa vào nhà trường. Bài viết này muốn tìm lời giải từ một số bài học kinh nghiệm trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về giáo dục giá trị và lựa chọn giá trị trong nhà trường phổ thông của một số nước trên thế giới.

 

TỪ KHÓA: Giá trị văn hóa; giá trị; giáo dục giá trị; giáo dục phổ thông.

2

Dùng logic mờ dự đoán kết quả thi của sinh viên

 

Lê Thị Kim Anh

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

56 Hoàng Diệu 2, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: anhltk@buh.edu.vn

 

Đinh Phước Vinh

Trường Đại học FPT cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh

Lô E2a -7, Đường D1, khu Công Nghệ Cao, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: vinhdp2@fe.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Nội dung bài viết trình bày việc sử dụng logic mờ để dự đoán kết quả thi của sinh viên nhằm giúp giảng viên đứng lớp có cơ sở để đưa ra những tác động sư phạm phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học. Mô hình đánh giá nhận hai biến đầu vào là điểm kiểm tra giữa kì và số buổi sinh viên nghỉ học sau nửa thời gian học tập. Các biến được mờ hóa thành ba mức để đưa vào mô hình suy diễn với chỉ sáu luật suy diễn. Điểm thi khi tính toán bằng mô hình được so sánh với điểm thi thực tế để đánh giá độ chính xác của mô hình. Với dữ liệu 86 sinh viên học môn Toán rời rạc tại Trường Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh, mô hình cho độ chính xác 79.9% tương đồng với các nghiên cứu trước sử dụng nhiều biến và nhiều luật hơn.

 

TỪ KHÓA: Dự đoán; logic mờ; phương pháp đánh giá; phương pháp giảng dạy; suy diễn mờ.

3

Quản lí hoạt động phòng, chống bạo lực học đường ở trường phổ thông

                                                                                                                          

Mỵ Giang Sơn

Trường Đại học Sài Gòn

273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: mygiangson.sgu@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Phòng, chống bạo lực học đường là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của hiệu trưởng trường phổ thông. Hiệu trưởng trường phổ thông quản lí hoạt động này bao gồm ba hoạt động cơ bản: quản lí hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng, chống bạo lực học đường; quản lí hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường và quản lí hoạt động xử lí khi có nguy cơ xảy ra hoặc đã xảy ra bạo lực học đường. quản lí của hiệu trưởng được thực hiện thông qua các chức năng quản lí (xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra). Để thực hiện tốt việc phòng, chống bạo lực học đường, hiệu trưởng cũng cần chú trọng quản lí các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính phục vụ hoạt động phòng, chống bạo lực học đường.

 

TỪ KHÓA: Quản lí; bạo lực học đường; phòng, chống bạo lực học đường; trường phổ thông.

4

Phát triển kĩ năng kết nối tri thức hình học với thực tiễn cho học sinh trong dạy học Toán ở trường trung học phổ thông

 

Cao Thị Hà

Trường Đại học Sư phạm -  Đại học Thái Nguyên

Số 20, đường Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Email:  caothiha@dhsptn.edu.vn

 

Phan Thanh Hải

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Nông

Đắk Nia, Gia Nghĩa, Đắk Nông, Việt Nam

Email: phanthanhhai.c3truongchinh.daknong@moet.edu.vn

 

TÓM TẮT:

 Khi nói về quá trình nhận thức của con người, V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức là: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Theo sự khái quát này, con đường biện chứng của sự nhận thức là một quá trình, bắt đầu từ nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) tiến đến nhận thức lí tính (tư duy trừu tượng). Nhưng những sự trừu tượng đó không phải là điểm cuối cùng của một chu kì nhận thức mà nhận thức phải tiếp tục tiến tới thực tiễn vì thực tiễn là nơi có thể kiểm tra và chứng minh tính đúng đắn của nó và tiếp tục vòng khâu tiếp theo của quá trình nhận thức.Tuy nhiên, thực tế dạy học hiện nay ở nhà trường, việc dạy các tri thức Toán học hầu như chỉ gói gọn trong nội bộ môn học và “chỉ giới hạn trong phạm vi bốn bức tường của lớp học”. Điều này làm cho kiến thức Toán học trở nên khô khan và đã làm cho quá trình nhận thức của người học không theo được quy luật nhận thức. Dạy học Toán gắn với thực tiễn đã và đang là xu thể tất yếu.Trong bài báo này, tác giả trình bày một số vấn đề về rèn kĩ năng kết nối Toán học với thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học Hình học ở trường trung học phổ thông.

 

TỪ KHÓA: Kết nối;  thực tiễn;  kĩ năng; dạy học; Hình học.

5

Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học thông qua tổ chức các hoạt động hồi ứng trải nghiệm

 

Nguyễn Thị Thanh Nga

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: ngavnincom@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả bàn về khái niệm năng lực sáng tạo của học sinh trung học cơ sở nói chung và năng lực sáng tạo của học sinh trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học. Trên cơ sở đó, bài viết đã đề cập đến một biện pháp trong tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản văn học giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, đó là tổ chức các hoạt động hồi ứng trải nghiệm thông qua các vai khác nhau khi đến với tác phẩm (vai nhân vật, vai nhà văn, vai người quan sát chứng kiến). Khi hòa mình vào vai của các chủ thể khác nhau trong văn bản, bạn đọc học sinh sống với những xúc cảm, niềm vui, nỗi buồn của họ; thấu hiểu những thân phận, đồng sáng tạo với nhà văn. Khi bước ra khỏi văn bản, học sinh nhìn nhận, đánh giá về các giá trị của văn bản và biết vận dụng sáng tạo vào chính bản thân mình.Tổ chức quá trình đó trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học, giáo viên góp phần giúp học sinh đạt đến một số những biểu hiện năng lực sáng tạo của HS trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học.

 

TỪ KHÓA: Năng lực sáng tạo; đọc hiểu; văn bản văn học; hồi ứng trải nghiệm; học sinh trung học cơ sở.

6

Xây dựng rubric đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

 

Nguyễn Thị Thanh Trà

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: tratlgd@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong quá trình thực hiện đánh giá kết quả học tập các môn học nói chung và môn Giáo dục học nói riêng theo tiếp cận năng lực, một trong những khâu khó thực hiện nhất là xây dựng được các công cụ để đánh giá năng lực người học, mà trong đó rubric là công cụ có hiệu quả hơn cả. Bài báo làm rõ cách thức xây dựng các rubric đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực bao gồm hai khâu là xây dựng tiêu chí đánh giá các năng lực cụ thể và xây dựng các mức độ đạt được của các tiêu chí đó. Mỗi khâu lại được mô tả chi tiết, cụ thể nhằm làm rõ đặc trưng riêng của đánh giá theo tiếp cận năng lực, qua đó giúp cho giảng viên dạy học môn này có thể tham khảo phục vụ cho quá trình giảng dạy môn học của mình.

 

TỪ KHÓA: Rubric; đánh giá kết quả học tập; giáo dục học; tiếp cận năng lực.

7

Một số vấn đề liên quan đến phát triển văn hóa nhà trường trong Trường Đại học Sài Gòn

 

Đỗ Đình Thái

Trường Đại học Sài Gòn

273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: thaidd@sgu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Phát triển văn hóa nhà trường là điều kiện tất yếu để nâng cao chất lượng về mặt vật chất lẫn tinh thần cho các thành viên trong nhà trường, phục vụ tốt nhất các hoạt động trong quá trình đào tạo, tạo môi trường học tập hiện đại, khẳng định thương hiệu, là nền tảng để hướng đến tự chủ đại học và định hướng hội nhập quốc tế trong thời đại chất lượng. Do vậy, phát triển văn hóa nhà trường đóng vai trò quan trọng và cần được thực hiện liên tục, phù hợp với chiến lược phát triển và tầm nhìn của nhà trường. Bài viết trình bày một số vấn đề liên quan đến phát triển văn hóa nhà trường trong Trường Đại học Sài Gòn, gồm: sự cần thiết phải phát triển văn hóa nhà trường, những biểu hiện tích cực, những biểu hiện tiêu cực, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa nhà trường và các giá trị cốt lõi từ ý kiến đánh giá của giảng viên và sinh viên.Từ phân tích thực trạng các vấn đề trên, bài viết sử dụng kiểm định Independent Samples T-test (kiểm định 2 mẫu độc lập) để kiểm định sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa hai nhóm đối tượng khảo sát là giảng viên và sinh viên về các nội dung khảo sát.

 

TỪ KHÓA: Văn hóa nhà trường; phát triển văn hóa nhà trường; trường đại học.

8

Một số kĩ thuật cơ bản trong dạy học môn Lịch sử các học thuyết kinh tế cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Chính trị ở Trường Đại học Tây Bắc

 

Nguyễn Thị Linh Huyền

Trường Đại học Tây Bắc

Phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Việt Nam

Email: linhhuyentbu@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong dạy học ngày nay, nhiều sinh viên vẫn còn học tập thụ động, chưa có thói quen tự học, tự nghiên cứu. Một số giảng viên dạy học theo phương pháp cũ nặng về truyền đạt một chiều, thiếu sự trao đổi qua lại với sinh viên, cũng như giữa các sinh viên với nhau. Vì vậy, vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Lịch sử các học thuyết kinh tế cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Chính trị ở Trường Đại học Tây Bắc là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

 

TỪ KHÓA: Kĩ thuật dạy học; kĩ thuật dạy học tích cực; sinh viên; giảng viên; Giáo dục Chính trị.

9

Giáo dục lối sống cho học sinh Tiểu học dựa vào cộng đồng ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng

 

Trương Thị Hoa

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: trươnghoasphhn@gmail.com

 

Vũ Thị Minh

Trường Tiểu học Quán Trữ

35 đường Hoa Khê, quận Kiến An, Hải Phòng, Việt Nam

Email: minh272lhp@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Lối sống được thể hiện ra bên ngoài bằng những hành vi, cách ứng xử của con người. Giáo dục lối sống là giáo dục cách cư xử chuẩn mực trong cuộc sống thường ngày. Giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ em, học sinh là điều vô cùng cần thiết và cần phải có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội đó là gia đình, nhà trường và các lực lượng khác. Nghiên cứu được thực hiện trên 248 cán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học và các lực lượng xã hội ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng về thực trạng giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học dựa vào cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các lực lượng xã hội đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học. Việc thực hiện các nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học dựa vào cộng đồng đã được thực hiện song chưa được thường xuyên và hiệu quả.

 

TỪ KHÓA: Lối sống; giáo dục lối sống; học sinh tiểu học; giáo viên; phụ huynh học sinh.

10

Vài nét về ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới giáo dục tại Singapore

 

Phạm Đức Quang

Email: pducquanghn62ktrung@yahoo.com.vn

Trần Huy Hoàng

Email: hoang771@yahoo.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Chúng ta đang ở thế kỉ XXI, thế giới đang tiến vào cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với Internet vạn vật (Internet of Things-IoT), nguồn dữ liệu lớn (Big Data),…Nhiều thành tựu của công nghệ đang được dưa vào giáo dục như Công nghệ thực tế tăng cường (Augmented Reality-AR) và thực tế ảo (Virtual Reality-VR). Để theo kịp đổi mới về công nghệ, bên cạnh việc có được nền tảng kĩ thuật tốt còn cần đổi mới về tư duy cho người học, tăng cường một số kĩ năng của thế kỉ XXI, như kĩ năng số, kĩ năng tình cảm xã hội và kĩ năng chuyển đổi. Nhiều nước trên thế giới đã đi đầu trong ứng dụng AR, hay VR trong giáo dục như: Hàn Quốc, Cộng hòa liên bang Đức, Singapore,... và bước đầu cho thấy thế mạnh của ứng dụng công nghệ trong đổi mới giáo dục. Nước ta đang đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận với nền giáo dục của một số nước tiên tiến, vươn tới một nền giáo dục thông minh.Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả với thực tiễn giáo dục nước nhà rất cần học tập kinh nghiệm của các nước, trong đó có Singapore. Bài viết này giới thiệu đôi nét về cách mà Singapore tiếp cận và triển khai ứng dụng công nghệ trong đổi mới giáo dục. Qua đó có thể học tập được đôi điều cho Việt Nam khi tiếp cận với giáo dục 4.0.

 

TỪ KHÓA: Công nghệ thực tế tăng cường; thực tế ảo; kĩ năng số; kĩ năng tình cảm xã hội; kĩ năng chuyển đổi.

11

Phát triển dịch vụ giáo dục tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

 

Nguyễn Thị Hương

Trường Đại học  Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

144 Xuân Thủy Cầu Giấy Hà Nội, Việt Nam

Email: nguyenhuong@vnu.edu.vn 

 

TÓM TẮT:

Giáo dục là chìa khoá để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia, giáo dục tại thành thị và nông thôn hiện đều đang có sự chênh lệch rõ ràng. Vì vậy, để phát triển quốc gia và phát huy công bằng xã hội, một mục tiêu cấp bách đặt ra là phải phát triển dịch vụ giáo dục cho người dân nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Bài báo tập trung vào một số nội dung chính: Khái niệm, nội dung dịch vụ giáo dục; Khái quát mô hình phát triển dịch vụ giáo dục cho người dân nông thôn; Kinh nghiệm quốc tế của một số quốc gia về phát triển dịch vụ giáo dục cho người dân nông thôn, từ đó đề xuất các bài học kinh nghiệm có tính chất phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

 

TỪ KHÓA: Dịch vụ giáo dục; giáo dục cơ bản nông thôn; phát triển; nông nghiệp.