Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 25 tháng 01/2020

08/07/2020 16:27 GMT+7

   

MỤC LỤC TẠP CHÍ KHGDVN

SỐ 25 THÁNG 01/2020

 

TT

Tên tác giả

Tên bài

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN

 

1

Trần Khánh Đức

Tri thức, kết nối tri thức và chu trình chuyển hóa tri thức

2

Bùi Thị Huy Hợp;

Nguyễn Thị Bạch Tuyết;

Đỗ Văn Đức

ETraining - Phương thức bồi dưỡng từ xa thích ứng bối cảnh hội nhập quốc tế

 

 

3

Nguyễn Lân Trung;

Hoa Ngọc Sơn

Về mô hình thực địa bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông                                                    

 

4

Phan Bá Lê Hiền

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp cho giáo viên Toán ở trường trung học phổ thông

5

Trần Thị Ngọc

 

Yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn

6

Nguyễn Minh Tuấn

 

Một số kinh nghiệm khi sáng tạo bài tập Vật lí mới dùng cho học sinh phổ thông

7

Lê Thị Trung

Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học Khoa học ở trường Tiểu học

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

 

8

Lê Thị Tuyết Hạnh;

Trần Thị Phương Thảo;

Vũ Thị Hà

Áp dụng dạy học theo dự án Đa trí năng nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Vinh

9

Nguyễn Đăng Hải

 

Nghiên cứu đề xuất mô hình các câu lạc bộ thể dục thể thao trong sinh viên Trường Đại học Tiền Giang

10

Huỳnh Thị Bích Phụng

Vai trò của nhân viên công tác xã hội tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa

11

Đặng Thị Lệ Tâm

 

Giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯƠC NGOÀI

 

12

Mạc Thị Việt Hà

 

Một số chính sách khuyến khích về kinh tế nhằm tạo động lực cho giáo viên phổ thông tại Mĩ

 

 

 

 


 

 

TÓM TẮT

 SỐ 25 - THÁNG 01 NĂM 2020

 

1

Tri thức, kết nối tri thức và chu trình chuyển hóa tri thức

 

Trần Khánh Đức

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

01 Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email:  kduc1954@yahoo.com

                                            

TÓM TẮT:

Bài viết trình bày những đặc điển và vai trò của tri thức và hệ thống tri thức trong đới sống xã hội hiện đại với sự phát triển của kinh tế tri thức, kinh tế số và xu hướng toàn cầu hóa. Phân loại tri thức và các dạng kết nối tri thức trong quá trình ứng dụng và phát triển tri thức. Đề xuất chu trình chuyển hóa tri thức làm cơ sở cho các hoạt động tư duy - nhận thức và phát triển tri thức trong giáo dục và đào tạo.

 

TỪ KHÓA: Tri thức; hệ thống tri thức; phân loại tri thức; kết nối tri thức; chu trình chuyển hóa tri thức.

2

ETraining - Phương thức bồi dưỡng từ xa thích ứng bối cảnh hội nhập quốc tế

 

Bùi Thị Huy Hợp

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập Khoa học và Công nghệ quốc tế,

Bộ Khoa học và Công nghệ

Số 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: bhhop@most.gov.vn

Nguyễn Thị Bạch Tuyết

Viện Công nghệ Thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Số 207, đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: tuyetnb@neu.edu.vn

Đỗ Văn Đức

BOM Software Ltd

Số 202, Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh 

KP.6, Linh Trung, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email:duc.do@bom-software.com

 

TÓM TẮT:

Giáo dục đào tạo luôn được đánh giá là “quốc sách” của mọi quốc gia trên con đường xây dựng đất nước theo hướng phát triển bền vững, là nhân tố chìa khóa trong xu hướng hội nhập quốc tế, là động lực thúc đẩy nền kinh tế. Bài viết trình bày về sự phát triển tất yếu của một hình thức giáo dục đào tạo mới - đào tạo trực tuyến eLearning/eTraining trong nền kinh tế tri thức ngày nay cũng như những ưu điểm của hình thức đào tạo này so với đào tạo truyền thống và xu thế phát triển của eLearning/eTraining trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bên cạnh việc nêu và phân tích các ưu và hạn chế của một số phần mềm eLearning đang được phổ biến hiện nay ở Việt Nam, nhóm tác giả cũng giới thiệu và đề xuất giải pháp eTraining trên mạng xã hội nền tảng Blockchain Latoi.net do nhóm người Việt sáng tạo và cung cấp.

 

TỪ KHÓA: ELearning; Blockchain; Latoi.net; hội nhập quốc tế; kinh tế tri thức; eTraining.

3

Về mô hình thực địa bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông                                                     

 

Nguyễn Lân Trung

Email: lantrung55@gmail.com

 

Hoa Ngọc Sơn

Email: hoason77@yahoo.com                                                                                              

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Số 02 đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Nghị quyết Trung ương 8 về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã tạo khuôn khổ pháp lí, chính trị làm cơ sở cho một cuộc cải cách sâu rộng trong toàn ngành Giáo dục, trong đó đội ngũ giáo viên là nhân tố trung tâm của quá trình cải cách. Những nhiệm vụ mới đặt ra đòi hỏi đội ngũ người thầy phải ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, có năng lực cao hơn, có tri thức và phương pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề thực tiễn, những vấn đề tức thời nảy sinh trên lớp hoặc trong nhà trường. Trong bối cảnh đó, việc đổi mới phương thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ ở phổ thông trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ này đòi hỏi cần có những bước đột phá mới về cách làm với những quan niệm mới trong nhận thức, đưa công tác bồi dưỡng trở về quỹ đạo thực tiễn, với định hướng tự bồi dưỡng thường xuyên, tại chỗ, với sự hỗ trợ hiệu quả về chuyên môn từ các trường đại học đào tạo chuyên ngoại ngữ. Trong bài viết, các tác giả đã trình bày những nét chính của Mô hình thực địa bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông với hi vọng mô hình sẽ góp thêm một tiếng nói trong những nỗ lực chung của toàn ngành hướng tới việc nghiên cứu và triển khai thử nghiệm những mô hình mới bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ.

 

TỪ KHÓA: Mô hình thực địa; đội ngũ giáo viên; bồi dưỡng thường xuyên; phát triển nghề nghiệp; tính tự chủ.

4

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp cho giáo viên Toán ở trường trung học phổ thông

 

Phan Bá Lê Hiền

Trường Trung học phổ thông Lê Duẩn - Đắk Lắk

129B Phan Huy Chú, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Việt Nam

Email: phanbalehien@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong những năm gần đây, trào lưu dạy học tích hợp đã lan tỏa đều khắp trong các nhà trường phổ thông, góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, đây là một trong những vấn đề mới cho nên không ít giáo viên đã gặp lúng túng trong công tác giảng dạy. Hơn nữa, trước đây giáo viên chỉ được đào tạo đơn môn nên khả năng nhìn nhận vấn đề liên môn, tích hợp gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, công việc soạn bài và giảng dạy các chủ đề tích hợp tiêu tốn nhiều thời gian và kinh tế so với bài giảng truyền thông cho nên một số giáo viên không quan tâm đào sâu suy nghĩ và thực hiện theo hướng này. Qua thực tế đó, để nâng cao chất lượng giáo dục và bắt kịp với trào lưu dạy học hiện đại của thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh đã có nhiều cuộc thi, đợt bồi dưỡng về lí luận dạy học tích hợp cho cán bộ quản lí, giáo viên ở cơ sở nhằm giúp họ hiểu sâu hơn lí luận và thành thục trong thực hành giảng dạy các bài học, chủ đề tích hợp. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp cho giáo viên Toán ở trường trung học phổ thông hiện nay góp phần nâng cao trình độ lí luận và thực hành dạy học tích hợp của giáo viên trung học phổ thông.

 

TỪ KHÓA:  Kĩ năng; dạy học tích hợp; môn Toán; trường trung học phổ thông.

5

Yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn

 

Trần Thị Ngọc

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

20 Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Email: tranngoc1512288@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết đề cập đến vấn đề yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn. Trong bài viết, tác giả chỉ rõ: 1/ Đặc điểm của văn bản đa phương thức; 2/ Yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức, trong đó cần đáp ứng các yêu cầu chung của dạy học đọc hiểu văn bản và đảm bảo các yêu cầu riêng của dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức. Để thực hiện tốt và hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông Ngữ văn mới, mỗi giáo viên cần nắm được đặc điểm và yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức.

 

TỪ KHÓA: Văn bản; văn bản đa phương thức; yêu cầu; dạy học đọc hiểu.

6

Một số kinh nghiệm khi sáng tạo bài tập vật lí mới dùng cho học sinh phổ thông

 

Nguyễn Minh Tuấn

Trường Trung học phổ thông Yên Thành 2, Nghệ An

Xóm 1, xã Bắc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: tuannhunguyen@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài tập vật lí là một phần quan trọng đối với quá trình dạy học các môn khoa học tự nhiên nói chung và đối với bộ môn Vật lí nói riêng ở cấp phổ thông. Ngoài việc sử dụng các bài tập đã có ở sách giáo khoa và sách tham khảo thì việc sáng tạo ra các bài tập vật lí mới là việc làm thường xuyên và rất quan trọng đối với mỗi giáo viên trong quá trình dạy học. Đặc biệt là trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi rất cần những bài toán hay, đòi hỏi khả năng tư duy cao và vận dụng nhiều kiến thức tổng hợp…Qua nhiều năm được giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, tác giả đã đúc rút kinh nghiệm và đã sáng tạo được nhiều bài toán vật lí để phục vụ cho công việc giảng dạy và đã có rất nhiều bài toán đã được đăng trên chuyên mục ‘‘Đề ra kì này’’ ở các Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ và Tạp chí Vật lí & Tuổi trẻ. Qua bài báo này, tôi muốn được trao đổi một số kinh nghiệm với đồng nghiệp về vấn đề này.

 

TỪ KHÓA: Bài tập vật lí; kinh nghiệm sáng tạo; bồi dưỡng.

7

Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học Khoa học ở trường Tiểu học

 

Lê Thị Trung

Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu

689 Cách Mạng Tháng Tám, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Email: letrungsp@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng mà nền giáo dục đang đặt ra. Để đạt được mục tiêu đó, cần đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên tạo cơ hội để người học tự do thám hiểm và khám phá những điều kì diệu xung quanh. Dạy học thông qua khám phá là một trong các phương pháp dạy học tích cực khuyến khích trẻ tự học dựa trên kiến thức và kinh nghiệm trong quá khứ; sử dụng trí tưởng tượng và sáng tạo, kết hợp tìm kiếm thông tin mới để tìm ra  sự thật và mối tương quan giữa chúng thông qua các hoạt động tìm tòi khám phá qua đó rèn luyện tính cách tích cực cho bản thân.

 

TỪ KHÓA: Phương pháp dạy học tích cực; dạy học khám phá; phát triển năng lực.

8

Áp dụng dạy học theo dự án Đa trí năng nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Vinh

 

Lê Thị Tuyết Hạnh

Email: hanhfran@gmail.com

Trần Thị Phương Thảo

 Email: phthaodhv@gmail.com

Vũ Thị Hà

Email: vuha2000@mail.ru

 

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Thuyết Đa trí năng nhìn nhận năng lực con người theo nhiều cách khác nhau và được các nhà giáo dục tiếp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Bài viết đề cập đến kết quả nghiên cứu áp dụng việc dạy học theo dự án được thiết kế theo các trí năng khác nhau để nhìn thấy ảnh hưởng của dự án đó lên năng lực tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Vinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, dự án Đa trí năng đã có tác động tích cực lên sự phát triển năng lực ngôn ngữ của sinh viên. Tuy nhiên, những dự án này cho thấy kết quả tiến bộ rõ ràng hơn khi thời gian áp dụng dài hơn. Dựa trên những kết quả của nghiên cứu, bài báo cũng đưa ra những đề xuất kiến nghị giúp cho việc dạy và học tiếng Anh có hiệu quả hơn.

 

TỪ KHÓA: Dạy học theo dự án; Đa trí năng; năng lực tiếng Anh; sinh viên đại học.

9

Nghiên cứu đề xuất mô hình các câu lạc bộ thể dục thể thao trong sinh viên Trường Đại học Tiền Giang

 

Nguyễn Đăng Hải

Trường Đại học Tiền Giang

Số 119, đường Ấp Bắc, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam

Email: nguyendanghai@tgu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Hiện nay, đối với sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Tiền Giang nói riêng, hoạt động ngoại khóa là nhu cầu tất yếu, cấp thiết góp phần phát triển năng lực thể chất một cách toàn diện, đồng thời nâng cao thành tích thể thao của sinh viên nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt tốt hơn. Thông qua luyện tập thể thao sẽ giúp sinh viên hình thành tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau, rèn luyện khả năng tự phán đoán, bản lĩnh... được thể hiện qua các giải thi đấu trong và ngoài trường các cấp cũng từ đó thu hút và động viên lôi kéo nhiều sinh viên tập luyện các môn thể thao mình yêu thích giúp các em hạn chế tiếp cận các tệ nạn xã hội luôn rình rập. Mặt khác, hoạt động thể thao ngoại khóa nằm ngoài khung giờ học chính khóa của sinh viên cũng giúp các em giảm nhẹ căng thẳng sau những giờ học mệt nhọc. Vì vậy, rất cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp hình thành các câu lạc bộ thể dục thể thao trong sinh viên để đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao trong sinh viên nhà trường.

 

TỪ KHÓA: Thể thao sinh viên; câu lạc bộ thể thao sinh viên.

10

Vai trò của nhân viên công tác xã hội tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa

 

Huỳnh Thị Bích Phụng

Trường Đại học Khánh Hòa

Số 01 Nguyễn Chánh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam

Email: huynhthibichphung@ukh.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Thông tư số 43 của Bộ Y tế quy định nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện Công tác xã hội trong bệnh viện. Trên cơ sở của những văn bản pháp lí này, nghề Công tác xã hội đã và đang được triển khai nhanh chóng ở các bệnh viện. Công tác xã hội trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa bệnh nhân với người thân, giữa người bệnh với những người chung quanh và với nhân viên y tế. Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa tuyển dụng nhân viên công tác xã hội để thực hiện vai trò trợ giúp bệnh nhân đương đầu với bệnh tật, vượt qua những trở ngại kinh tế và xã hội nhằm nâng cao kết quả điều trị. Một nghiên cứu định tính sử dụng hai phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm mô tả cụ thể công việc của các nhân viên xã hội cũng như những thuận lợi và khó khăn họ phải đương đầu tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của nhân viên công tác xã hội bệnh viện.

 

TỪ KHÓA: Công tác xã hội; nhân viên công tác xã hội bệnh viện; vai trò.

11

Giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

 

Đặng Thị Lệ Tâm

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

20 Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Email: letamsptn79@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Ngôn ngữ là sự thể hiện sâu sắc nhất một nền văn hóa và yếu tố văn hóa hiện diện trong mọi bình diện của ngôn ngữ. Dạy học theo quan điểm giao tiếp nói chung và dạy văn hóa giao tiếp nói riêng là một trong những tư tưởng chủ đạo của chiến lược dạy học tiếng mẹ đẻ ở trường phổ thông. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Phát triển giáo dục vùng đồng bào các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chiến lược. Vì vậy, việc tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt ở các tỉnh miền núi phía Bắc là cần thiết, trang bị cho các em một số kĩ năng giao tiếp, nâng cao năng lực cá nhân và chất lượng cuộc sống, tiến tới thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.

 

TỪ KHÓA: Tích hợp; tiếng Việt; văn hóa giao tiếp; học sinh tiểu học; dân tộc thiểu số.

12

Một số chính sách khuyến khích về kinh tế nhằm tạo động lực cho giáo viên phổ thông tại Mĩ

 

Mạc Thị Việt Hà

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Lieu Giai, Ba Đình, Hanoi, Viet Nam

Email: macvietha72@gmail.com

 

Tóm tẮt:

Mĩ đã và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên phổ thông, vì vậy, trong những năm gần đây, nước này đã áp dụng nhiều chính sách khuyến khích nhằm giữ chân giáo viên và cải thiện chất lượng giáo dục. Bài viết tập trung vào các chính sách khuyến khích về mặt kinh tế đối với giáo viên như: Cải cách chính sách lương, đưa ra nhiều khoản thưởng, hỗ trợ tăng thu nhập gián tiếp… Những chính sách này đã mang lại những hiệu quả nhất định và có thể trở thành tư liệu tham khảo và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

 

Từ khóa: Giáo viên phổ thông; chính sách; khuyến khích; tạo động lực.