Mục lục tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 28 tháng 04/2020

08/07/2020 16:29 GMT+7

   

MỤC LỤC TẠP CHÍ KHGD VIỆT NAM

SỐ 28 THÁNG 04/2020

 

 

TT

Tên tác giả

Tên bài

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN

 

1

Đinh Xuân Khoa;

Phạm Minh Hùng

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị trường đại học công lập Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

2

Vũ Thị Hằng;

Đinh Nguyễn An

 

Vai trò của hội đồng trường về tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay

 

 

 

3

Bùi Thị Thúy Hằng

Các công nghệ mới trong giáo dục đại học - Những thách thức và giải pháp khi sử dụng 

 

4

Nguyễn Đức Giang

 

Thực nghiệm sư phạm phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm qua phương pháp dạy học tích cực

5

Đỗ Thị Nga

 

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lí luận chính trị ở các trường đại học hiện nay

6

Kiều Hưng;

Nguyễn Thị Dung

 

Học tập phong cách nêu gương của Hồ Chí Minh trong xây dựng phong cách nhà giáo

7

Chu Cẩm Thơ;

Vũ Thị Mai Hường

Mối quan hệ giữa năng lực tự chủ và chất lượng giáo dục của trường trung học phổ thông công lập

 

8

Đặng Thị Lệ Tâm

 

Văn bản thông tin trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Chương trình 2018

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

 

9

Nguyễn Đức Ca;

Hoàng Thị Minh Anh

Hệ thống đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện Hàng hải Việt Nam

10

Trần Văn Dũng

 

Thực trạng và giải pháp phát triển năng lực thực hành của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học tại Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯƠC NGOÀI

 

11

Nguyễn Văn Hạnh;

Nguyễn Tiến Long;

Nguyễn Thị Duyên;

Phan Thị Thanh Cảnh;

Mai Đức Thắng;

Nguyễn Thành Long

Tổng quan về giáo dục đạo đức kĩ thuật trong đào tạo kĩ sư trên thế giới và so sánh với Việt Nam

 

 

TÓM TẮT

 SỐ 28 - THÁNG 04 NĂM 2020

 

1

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị trường đại học công lập Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

 

Đinh Xuân Khoa

Email: khoadx@vinhuni.edu.vn

Phạm Minh Hùng

Email:minhhungdhv@gmail.com

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản trị trường đại học công lập Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, tác giả đề xuất 6 giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị trường đại học công lập Việt Nam, bao gồm: 1/ Phân quyền giữa đảng ủy, hội đồng trường và hiệu trưởng trường đại học công lập; 2/ Tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình và kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học công lập; 3/ Tạo động lực, thúc đẩy hoạt động của trường đại học công lập trên tất cả các lĩnh vực thông qua hệ thống chính sách thường xuyên được cải tiến; 4/ Hợp tác, chia sẻ trách nhiệm giữa trường đại học công lập với các bên liên quan; 5/ Tạo dựng, quảng bá và khai thác thương hiệu, giá trị cốt lõi của trường đại học công lập; 6/ Đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả hoạt động quản trị trường đại học công lập.

 

TỪ KHÓA: Quản trị; quản trị đại học; đại học công lập; giải pháp.

2

Vai trò của hội đồng trường về tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay

 

Vũ Thị Hằng

Trường Đại học Xây dựng

55 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: Hangvudhxd@gmail.com

Đinh Nguyễn An

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Số 02 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Email: dinhnguyenan1181@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới hiện nay đang chuyển dần từ mô hình nhà nước kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát với mục đích tăng cường, mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Điều kiện thực hiện việc giao quyền cho các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam là cơ chế quản trị nhà trường phù hợp cơ chế quản lí của nhà nước thông qua việc thành lập hội đồng trường. Hội đồng trường có vai trò quan trọng, quyết định mức độ tự chủ của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Tự chủ đại học; cơ sở giáo dục đại học; quản trị đai học; quyền tự chủ; hội đồng trường.

3

Các công nghệ mới trong giáo dục đại học - Những thách thức và giải pháp khi sử dụng  

 

Bùi Thị Thúy Hằng

Viện Sư phạm Kĩ thuật - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Số 01 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: hang.buithithuy@hust.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Công nghệ là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến sự định hình của nền giáo dục hiện nay. Phần thứ nhất, bài báo giới thiệu dự báo về 6 công nghệ mới trong giáo dục đại học theo ba tầm nhìn về thời gian mà sự phổ biến và tác động tích cực của chúng đạt đến đỉnh cao trong các loại hình giáo dục. Phần thứ hai, bài báo chỉ ra những thách thức khi áp dụng, bao gồm những thách thức bên ngoài như sự hạn chế về truy cập, thiếu hụt về đào tạo và hỗ trợ và những thách thức bên trong đối với giáo viên như thái độ và niềm tin, sự kháng cự đối với công nghệ và những hạn chế về kiến thức và kĩ năng công nghệ. Tương ứng với những thách thức đó, các giải pháp cũng được đề xuất để giúp những nhà giáo dục, các nhà quản trị nhà trường và các chuyên gia công nghệ chủ động dỡ bỏ các rào cản trong nỗ lực áp dụng công nghệ vào giảng dạy.

 

TỪ KHÓA: Công nghệ mới; giáo dục đại học; thách thức; giải pháp.

4

Thực nghiệm sư phạm phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm qua phương pháp dạy học tích cực

 

Nguyễn Đức Giang

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

S02 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: giangnguyenduc2103@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Thúc đẩy phát triển năng lực tự học đòi hỏi một vai trò mới với giảng viên dựa trên việc dạy lấy người học làm trung tâm, đảm bảo sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập. Phương pháp dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực tự học cho sinh viên, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi cá nhân, khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong giải quyết những vấn đề thực tế. Song hành việc giảng dạy bằng phương pháp dạy học tích cực, giảng viên cần thúc đẩy phát triển các thuộc tính trí tuệ bên trong của sinh viên gồm: Lập luận khoa học, tư duy sáng tạo, tự đánh giá. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy, nếu giảng viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực và các bài tập phát triển năng lực nhận thức, tự đánh giá sẽ giúp sinh viên độc lập hơn trong việc áp dụng lí luận vào thực tiễn, trong nhận thức, phân tích mạch lạc hơn trong các tình huống học tập.

 

TỪ KHÓA: Năng lực tự học; phát triển năng lực tự học; sinh viên sư phạm; phương pháp dạy học tích cực.

5

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lí luận chính trị ở các trường đại học hiện nay

 

Đỗ Thị Nga

Trường Đại học Nguyễn Huệ

Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

Email: thaophuongnga@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Hiện nay, thế giới đang bước vào kỉ nguyên kinh tế tri thức đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi mặt củ đời sống xã hội, trong đó có giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Nó đòi hỏi các trường đại học cần phải có sự thay đổi để thích ứng những đòi hỏi của thời cuộc đặt ra, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy và học nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, các môn Lí luận chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xác lập nền tảng Lí luận chính trị cho sinh viên, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, không chỉ giỏi và nhuần nhuyễn các kĩ năng chuyên môn mà còn vững vàng về bản lĩnh chính trị và từng bước hoàn thiện thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tích cực. Để làm được điều đó, không thể không kể đến việc nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lí luận chính trị ở các trường đại học. Bài viết tập trung làm rõ một số khái niệm và phân tích, đánh giá những thực trạng trong công tác dạy, học các môn Lí luận chính trị và đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lí luận chính trị ở các trường đại học ở nước ta hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Lí luận chính trị; chất lượng giảng dạy; đại học.

6

Học tập phong cách nêu gương của Hồ Chí Minh trong xây dựng phong cách nhà giáo

 

Kiều Hưng

Email: kieuhung110876@gmail.com

Nguyễn Thị Dung

Email: Dung3h.viu@gmail.com

 

Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung

Số 16, phố Hữu Nghị, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị đã trở thành phong trào sinh hoạt chính trị rộng lớn của toàn Đảng, toàn dân ta, nhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Sau hơn bốn năm triển khai thực hiện, phong trào đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Đối với ngành Giáo dục, việc triển khai được thực hiện với nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động sâu rộng, thông qua đó đã tạo được sự thay đổi to lớn trong nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo.Trước những yêu cầu và bối cảnh mới của ngành Giáo dục, đòi hỏi đội ngũ nhà giáo không ngừng tự nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lí luận chính trị và đạo đức cách mạng theo phong cách nêu gương của Hồ Chí Minh.

 

TỪ KHÓA: Hồ Chí Minh; phong cách Hồ Chí Minh; nhà giáo; đạo đức nhà giáo; phong cách nhà giáo.

7

Mối quan hệ giữa năng lực tự chủ và chất lượng giáo dục của trường trung học phổ thông công lập

 

Chu Cẩm Thơ

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Số 04 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Email: chucamtho1911@gmail.com

Vũ Thị Mai Hường

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: huongvtm@hnue.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Từ cuối thể kỉ XX, trước những đòi hỏi về nguồn nhân lực cho thế kỉ XXI và khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, trào lưu “Tự chủ trường học” đã trở nên phổ biến với quy mô toàn cầu. Ở nhiều quốc gia, quản lí dựa trên nhà trường, phân cấp, phân quyền hay mô hình nhà trường tự chủ để tăng năng lực tự chủ đã giúp cho mỗi nhà trường nâng cao được chất lượng giáo dục, điều hành phối hợp các chủ thể và các lực lượng liên quan, đáp ứng linh hoạt yêu cầu của người dân, của xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cũng có chủ trương tăng quyền “tự chủ” cho các nhà trường. Bài viết nghiên cứu cơ sở lí luận của mối quan hệ giữa năng lực tự chủ của trường học và chất lượng giáo dục của trường trung học phổ thông công lập.

 

TỪ KHÓA: Trường học tự chủ; trường học hiệu quả; chất lượng giáo dục; quản lí dựa trên nhà trường; trách nhiệm giải trình.

8

Văn bản thông tin trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Chương trình 2018

 

Đặng Thị Lệ Tâm

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

20 Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Email: letamsptn79@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Văn bản thông tin là phần văn bản khá mới mẻ trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Để chuẩn bị cho năm học 2020 -2021, có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Mặc dù mỗi bộ sách có quan điểm biên soạn, cách tiếp cận, cấu trúc và bản sắc riêng nhưng nội dung các văn bản thông tin trong sách giáo khoa Tiếng Việt đều giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

 

TỪ KHÓA: Văn bản thông tin; sách giáo khoa; tiếng Việt; Tiểu học; kĩ năng sống.

9

Hệ thống đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện Hàng hải Việt Nam

 

Nguyễn Đức Ca

Email: nguyenducca.21.05.2018@gmail.com

Hoàng Thị Minh Anh

Email: anglesparis2001@yahoo.com

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

Tóm tắt:

Hệ thống đánh giá năng lực theo tiêu chuẩn quốc tế phải được quán triệt trong toàn thể các cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên nhà trường. Hệ thống đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện Hàng hải nhất định phải có bộ phận chuyên trách dưới sự lãnh đạo trực tiếp của hiệu trưởng. Bộ phận này làm nhiệm vụ theo dõi việc triển khai hệ thống đánh giá, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy trình để từ đó đề ra các yêu cầu cải tiến. Định kì tổ chức tự đánh giá năng lực và chất lượng đào tạo, huấn luyện Hàng hải làm cơ sở để lãnh đạo nhà trường có những giải pháp phù hợp trong việc bố trí các nguồn lực sao cho hiệu quả hơn, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện trong nhà trường. Bài viết đề cập đến các nội dung: Thực trạng hệ thống đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện Hàng hải hiện nay; Nguyên tắc đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện; Phương pháp đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện; Xây dựng hệ thống và một số kết luận về hệ thống đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện Hàng hải Việt Nam.

 

Từ khóa: Đánh giá; năng lực; đào tạo; huấn luyện; Hàng hải.

10

Thực trạng và giải pháp phát triển năng lực thực hành của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học tại Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay

 

Trần Văn Dũng

Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng

124 Ngô Quyền, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Email: xc77vttl@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) là một trung tâm đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu binh chủng hợp thành, cấp phân đội bậc đại học. Do đặc thù về đối tượng và mục tiêu đào tạo nên yêu cầu về năng lực thực hành của học viên luôn được đề cao. Do vậy, để đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đào tạo, việc phát triển năng lực thực hành của học viên là rất quan trọng. Đây được coi là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Bài báo nhằm phân tích làm rõ một số vấn đề lí luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực thực hành của học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Giải pháp; nâng cao; năng lực; Trường quan Lục quân 2.

11

Tổng quan về giáo dục đạo đức kĩ thuật trong đào tạo kĩ sư trên thế giới và so sánh với Việt Nam

 

Nguyễn Văn Hạnh

Email: hanh.nguyenvan@hust.edu.vn

Nguyễn Tiến Long

Email: long.nguyentien@hust.edu.vn

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Số 01 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Duyên

Email: nguyenduyenspkt@gmail.com

Phan Thị Thanh Cảnh

Email: phan.thanhcanh13@gmail.com

Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên

Dân Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên, Việt Nam

Mai Đức Thắng

Email: md.thang@hutech.edu.vn

Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Số 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nguyễn Thành Long

Email: longnt@hau.edu.vn

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Km 10, Nguyễn trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Mục đích của bài báo này là để khám phá những lí luận và kinh nghiệm giáo dục đạo đức kĩ thuật trên thế giới và so sánh tình hình cập nhật nghiên cứu giáo dục đạo đức kĩ thuật tại Việt Nam. Kết quả từ phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp đã cho thấy đạo đức kĩ thuật cần được xem như một nội dung cốt lõi trong chương trình đào tạo kĩ sư thông qua hình thức thiết lập khóa học độc lập về đạo đức kĩ thuật hoặc tích hợp lồng ghép đạo đức vào trong chương trình giáo dục chính khóa để giáo dục đạo đức kĩ thuật cho sinh viên.Tại Việt Nam, giáo dục đạo đức kĩ thuật được cập nhật còn rất hạn chế. Nghiên cứu này chỉ ra tiềm năng to lớn để khám phá và thực hiện giáo dục đạo đức kĩ thuật tại Việt Nam.

 

TỪ KHÓA: Đạo đức kĩ thuật; giáo dục đạo đức kĩ thuật; đào tạo kĩ sư.