Con đường phía trước
Sự đa dạng của bối cảnh đã được nhấn mạnh không ít trong suốt ấn bản này, bởi nó cho thấy sự phức tạp trong công việc của các nhà hoạch định chính sách.Tuy nhiên, một phần không nhỏ của tài liệu cũng đã cho thấy rõ bản chất của vấn đề qua việc nhân diện sự tồn tại, bản chất và ý nghĩa của giáo dục trong bóng tối. Ở hầu hết các quốc gia Châu Á, phác họa chung về giáo dục trong bóng tối đã được đề cập, mặc dù đặc tính của chúng thì các nghiên cứu chuyên sâu sẽ làm rõ hơn.
Câu hỏi đặt ra ở đây là các nhà làm chính sách sẽ thực hiện hành động gì để khuyến khích tính tích cực của giáo dục trong bóng tối và hạn chế các mặt nhược điểm của nó.
Trong ấn phẩm này, kinh nghiệm của Hàn Quốc được đặc biệt nhấn mạnh bởi họ có các thông số tốt nhất. Các nhà làm chính sách tại Hàn Quốc lo lắng về vấn đề của giáo dục trong bóng tối nhiều hơn so với các quốc gia khác, và quốc gia này có các trường đại học có khả năng nghiên cứu lớn mạnh. Kinh nghiệm của Hàn Quốc dường như đã đưa ra lời cảnh báo cho các quốc gia khác tại khu vực. Nó chỉ ra rằng, một khi cấu trúc và thói quen của giáo dục trong bóng tối trở nên cố thủ thì rất khó để thay đổi. Chính quyền Hàn Quốc đã cố gắng nhiều cách và có những nỗ lực đáng kể nhằm giảm những gì họ xem như gánh nặng về tài chính không mong muốn của giáo dục trong bóng tối và những sức ép đó đang đè nặng lên giới trẻ. Năm 2010, có một vài dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Hàn Quốc đã mang lại một vài kết quả nhất định. Sự kết hợp các quy định để giới hạn giờ hoạt động của hagwons (trường học thêm tư) với các chiến dịch tác động nhận thức xã hội để nhấn mạnh sự nguy hiểm của giáo dục trong bóng tối, cải tổ hệ thống đánh giá và thêm các kênh thay thế cho việc học thông qua EBS và CHLS.
Chính phủ các quốc gia khác có thể có quan điểm cho rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Năm 2011, chính phủ Bhutan đã xem xét kinh nghiệm của các quốc gia khác, rồi quyết định duy trì việc cấm hoạt động của các công ty dạy kèm tại quốc gia này (Choden 2011). Tại một số quốc gia thì hệ thống giáo dục trong bóng tối đã xuất hiện nhưng vẫn có thể kiểm soát được. Ví dụ như chính quyền Trung Quốc có thể học hỏi kinh nghiệm từ Hàn Quốc và hành động để kiểm soát sự phát triển của hệ thống giáo dục trong bóng tối trước khi cấu trúc, thói quen và mong muốn của xã hội trở thành sự bảo thủ.
Ở một số quốc gia, giáo dục trong bóng tối đã trở thành gốc rễ đã ăn sâu, và câu hỏi đặt ra cho các nhà làm chính sách là làm sao tìm cách để sống chung và cộng sinh với nó hơn là tìm cách để xóa bỏ nó. Tại các quốc gia này, họ có thể học hỏi bằng việc phân tích so sánh các mô hình khác nhau để có sự điều chỉnh và lường trước hậu quả nguy hiểm và đưa ra các chính sách có ý nghĩa. Ngoài ra, họ còn có thể học cách thiết lập mối quan hệ giữa lĩnh vực giáo dục công lập và giáo dục tư nhân.
Vì thế, thông điệp chung của nghiên cứu này là giáo dục trong bóng tối cần được các nhà làm chính sách ở hầu hết các quốc gia trong khu vực giải quyết một cách năng động hơn. Đây là mong muốn thậm chí ngay ở nơi mà giáo dục trong bóng tối không dễ nhận biết, và rằng việc kiểm soát quy mô của nó từ đầu tốt hơn việc sửa sai. Để hiểu về vấn đề này là phức tạp, nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu vấn đề này được thảo luận một cách tích cực để tìm ra cách thức thích hợp thay vì bị làm ngơ.
(còn tiếp)
Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Hiệu đính: TS. Vương Thanh Hương; TS. Lê Đông Phương
Người dịch: TS. Trịnh Thị Hồng Hà; TS. Vương Thanh Hương; ThS. Phạm Kim Phượng; ThS. Vũ Thị Hồng Khanh
Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn