UNESCO tranh luận về việc sử dụng và lạm dụng việc xếp hạng các trường đại học

10/08/2017 16:55 GMT+7
Xếp hạng quốc tế các cơ sở giáo dục đại học đang tồn tại, nhưng việc phân loại cần phải mở ra để cung cấp thông tin phù hợp hơn với nhu cầu của những người sử dụng, chẳng hạn như các trường đại học, học sinh, các nhà làm chính sách, phù hợp với hoàn cảnh địa phương và đóng góp cho sự phát triển các hệ thống giáo dục đại học đẳng cấp thế giới hơn là cho một số ít các trường đại học đẳng cấp thế giới.

Diễn đàn toàn cầu Xếp hạng và trách nhiệm trong giáo dục đại học: Sử dụng và lạm dụng đã được UNESCO, Cơ quan quản lý cơ sở giáo dục đại học của OECD và Ngân hàng thế giới đồng tổ chức tại Pari vừa qua. Hơn 250 đại biểu từ gần 70 nước tham gia Diễn đàn đã đặt ra rất nhiều câu hỏi và vấn đề chẳng hạn như liệu các cách xếp hạng trường đại học có là phương tiện tốt để so sánh các cơ sở giáo dục đại học; liệu các tiêu chí đã sử dụng trong các hệ thống xếp hạng có phù hợp với sinh viên ở mọi nơi không; và liệu chúng có quá nhiều ảnh hưởng lên các trường đại học và các chính sách của chính phủ hay không.
Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO đã nói tại Diễn đàn: “Việc nâng tầm các hệ thống xếp hạng đang phản ánh những xu hướng vận động sâu sắc trong giáo dục đại học trên khắp thế giới. Bức tranh này đang thay đổi trước mắt chúng ta. 
Bà nói, sự tăng nhu cầu về tiếp cận giáo dục đại học, với những dự đoán rằng “ nhu cầu toàn cầu đối với giáo dục đại học sẽ mở rộng từ ít hơn 100 triệu sinh viên vào năm 2000 đến vượt quá 250 triệu sinh viên vào năm 2025”.
Có những nhà cung cấp giáo dục mới, đặc biệt ở khu vực giáo dục tư nhân; có những công nghệ mới đã làm tăng tiếp cận; có các cơ sở giáo dục và các chương trình giáo dục xuyên biên giới với sự cạnh tranh quốc tế đang nâng cao phạm trù cái gọi là các trường đại học đẳng cấp quốc tế. Nhưng các tỉ lệ tham gia là không bằng nhau; trong khi tỉ lệ tham gia của Hoa kỳ là 83%, còn các nước thu nhập thấp thì tỉ lệ này tăng từ 5% đến 7% giữa những năm 2000 và 2008.
Sự cạnh tranh quốc tế giữa các trường đại học đã và đang dẫn đến những loại đánh giá mới và để xếp hạng, những điều này đã được “tranh cãi và chỉ trích từ một vài xu hướng”. Một số trong cộng đồng giáo dục đã khẳng định rằng họ đã sử dụng những tiêu chí tồi, tập trung quá nhiều vào nghiên cứu, không chú ý đủ nhiều vào giảng dạy; chú ý quá nhiều vào số lượng hơn hơn là những dữ liệu về chất lượng, Bà Bokova nói.
Canh tranh và so sánh quốc tế có thể tích cực và có ích, “nhưng không có việc xếp hạng nào nói rằng làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại học mở ra cho tất cả mọi người mà thực hiện tốt ba sứ mệnh của nó là nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ cộng dồng”.
"Từ quan điểm này, thật là tốt khi đa dạng hóa các cách xếp hạng để mở ra phạm vi quan sát các hệ thống giáo dục và đặc biệt là đưa ra những phương pháp đã sử dụng để xếp hạng theo kiểu đó với một vài cơ sở, có lẽ đó là nhu cầu cần hơn là những cái mà họ có thể đưa ra”.
1. Các trường đại học đẳng cấp thế giới hay các hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới?
 Trong bài phát biểu chủ đạo của mình về Các trường đại học đẳng cấp thế giới hay các hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới? Các cách xếp hạng và những lựa chọn chính sách giáo dục đại học”, Ellen Hazelkorn, Phó chủ tich Trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp tại Viện công nghệ Dublin nói, các chính phủ cần ngừng ngay việc quan sát bằng các hệ thống xếp hạng, cái đe dọa sự thay đổi của các hệ thống giáo dục đại học và lật đổ các mục đích của chính sách để làm cho phù hợp với các chỉ số đã thiết kế bởi những người khác và cho những mục đích khác.
"Có khoảng 15,000 cơ sở giáo dục đại học trên thế giới, và những trường đang được quan sát là vào khoảng 100 cơ sở - ít hơn 1% của tất cả các cơ sở trên thế giới”,  Bà nói.
Hazelkorn đã nhận dạng 2 xu hướng chính sách chính đang nổi lên: 1/ mô hình “tự do mới”, tập trung sự ưu tú và các nguồn lực trong một số nhỏ các trường đại học tinh hoa; và 2/ mô hình “dân chủ-xã hội tìm kiếm sự cân bằng chất lượng trên khắp đất nước” và nhấn mạnh sự tương quan chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu.
Các chính phủ, bà tranh luận, cần ưu tiên và dịch chuyển vào chính sách những mục tiêu của họ về lực lượng lao động lành nghề, công bằng, tăng trưởng khu vực, các công dân tốt hơn. Các tiêu chí/chuẩn (Benchmarking) cần được sử dụng để cải tiến năng lực và chất lượng của toàn bộ hệ thống, và không chỉ thưởng cho các thành tích của các cơ sở giáo dục đại học tinh hoa và các cơ sở giáo dục hàng đầu, bà nói.
Hiện nay có hơn 50 cách xếp hạng quốc gia, và có 10 cách xếp hạng toàn cầu chính, bà Hazelkorn nói. Trước tiên chúng được công bố cho các sinh viên quốc gia và bố mẹ họ. Các xếp hạng đang ngày càng phù hợp hơn với phạm vi rộng rãi các cá nhân và tổ chức, chẳng hạn các khoa và sinh viên năng động quốc tế, các sinh viên tốt nghiệp, các cơ quan và tổ chức học thuật, các nhà làm chính sách, các ông chủ lao động, người đỡ đầu, ý kiến công chúng và các công ty làm về việc xếp hạng. 
            Nhưng, bà nói, không có những thứ như xếp hạng mục tiêu vì việc lựa chọn các chỉ số và trọng số đã phản ánh những phán xét về giá trị và những ưu tiên của những cách xếp hạng.
          Các cách xếp hạng đã không đánh giá được cái mà mọi người nghĩ là họ đánh giá, vì các hệ thống là không thể so sánh trực tiếp. Họ đánh giá được những  gì là dễ dàng và có thể đoán được, tập trung vào sự thực hiện đã qua hơn là tiềm năng, nhấn mạnh vào việc xác định số lượng như là sự ủy nhiệm cho chất lượng, và đã so sánh những cơ sở giáo dục phức tạp qua những bối cảnh và sứ mệnh khác nhau. 
          “Trường đại học đẳng cấp thế giới” được coi như là đặc điểm của những trường thực hiện cao nhất trong các hệ thống xếp hạng toàn cầu, đã trở thành thuốc bách bệnh cho việc đảm bảo sự thành công trong nền kinh tế tri thức. Nhiều nước đã tái cấu trúc các hệ thống và khai trương các sáng kiến để tạo ra những cơ sở giáo dục đại học như thế, “phản ánh sự cạnh tranh toàn cầu - trong thế giới giáo dục đại học toàn cầu hóa là một chỉ số của tính cạnh tranh quốc tế”.
          Bà nói, có “những chuyện tưởng tượng” về các hệ thống xếp hạng, chẳng hạn, chúng đã cung cấp thông tin so sánh có ích về sự thực hiện của trường đại học, rằng nó đã giúp cho sinh viên lựa chọn và cho họach định chính sách, rằng các chỉ số là một cách đánh giá về nghiên cứu có ích và có ý nghĩa và tạo ra sự hiểu biết; rằng việc tập trung các nguồn lực vào một số các cơ sở giáo dục đại học tinh hoa hoặc các môn khoa học đã nâng các chuẩn ở khắp nơi; và rằng các cơ sở được xếp hạng cao là tốt hơn các cơ sở được xếp hạng thấp hơn…
2. Trên thực tế, các cách xếp hạng nói gì với chúng ta?
Trong tiểu ban “Nhu cầu về tính minh bạch”: trên thực tế các cách xếp hạng nói gì với chúng ta?”, những người biên soạn các cách xếp hạng quốc tế hàng đầu bảo vệ công việc của họ.
Phil Baty, Phó tổng biên tập Tạp chí Times Higher Education và Tổng biên tập THE World University Rankings (xếp hạng trường đại học thế giới THE), đồng ý với Hazelkorn rằng các cách xếp hạng là còn thô và có nhiều cơ sở giáo dục đại học không thể đánh giá được, rằng chúng không thể là mục tiêu và là tồi và các trường có thể phải chịu những sự giống nhau và chúng làm rối công việc của các nhà làm chính sách
Nhưng ông ta nói, “Tôi tin tưởng miễn là chúng trung thực, minh bạch và ngay thẳng, và giáo dục được những người dùng của họ, chúng có thể là tích cực và giúp chúng ta hiểu rằng sự thay đổi dựa vào chúng ta. Giáo dục đại học là “công việc không được kiểm soát cuối cùng - đây là điểm mũi nhọn”.
Từ khi bắt đầu lại với Thomson Reuters năm 2009, THE đã giới thiệu cái mà Baty tin tưởng là “ một trong những hệ thống xếp hạng toàn diện nhất trên thế giới”. Họ đã công bố những đóng góp từ Ellen Hazelkorn và những người phê bình khác, Baty nói “chúng tôi hoan nghênh tranh luận”. Chúng tôi lựa chọn những chỉ số nhưng sau khi đã hỏi ý kiến; và chúng tôi cung cấp những thông tin có ích”.
Nian Cai Liu, Giám đốc Trung tâm Các trường đại học đẳng cấp thế giới và Chủ nhiệm Khoa giáo dục phổ thông tại Trường đại học Shanghai Jiao Tong - người công bố đầu tiên cách xếp hạng đại học toàn cầu nhiều chỉ số nói (Multi- ranking), xếp hạng là vấn đề còn gây tranh cãi nhưng có ích đối với những thành phần tham gia khác nhau theo nhiều cách.
Liệu các trường đại học và những người khác có đồng ý với các cách xếp hạng, vấn đề chủ yếu ở đây là làm thế nào để cải tiến chúng và sử dụng chúng một cách thông minh, ông nói.
Những chỉ số ưu thế cho ARWU bao gồm các giải Nobel và Fields; nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau; và các báo cáo đã công bố hoặc các chỉ dẫn trong những xuất bản phẩm hàng đầu. Những phát triển tương lai sẽ là xếp hạng các trường đại học chuyên ngành, chẳng hạn như y học và kĩ thuật; Xếp hạng theo khu vực cho những mối quan tâm đặc biệt, chẳng hạn như Đông Âu, Nam Mỹ, Nam Á; nhấn mạnh  sự thực hiện theo đầu người, với các định nghĩa có thể so sánh được và dữ liệu về đội ngũ học thuật; và lịch sử của cơ sở giáo dục, ngân sách, qui mô và v.v… ông Liu nói.
Ben Sowter, trưởng bộ phận Trí tuệ QS (QS Intelligence Unit) nơi sản xuất ra Cách xếp hạng đại học thế giới QS (QS World University Rankings) nói, sứ mệnh của QS là tập trung vào sinh viên, "cho phép mọi người trên khắp thế giới phát huy hết tiềm năng của họ và phát triển nghề nghiệp, giúp đỡ các sinh viên quốc tế lựa chọn nghề”. Hiện nay QS đang đưa ra cách xếp hạng môn học và các phiếu điểm cho sinh viên để thêm vào cho dữ liệu nghiên cứu riêng của họ.
Việc xếp hạng đã đóng vai như một chất xúc tác cho tính minh bạch, Sowter nói. "Các trường đại học đã trở nên tốt hơn vào lúc họ viết ra cách xếp hạng riêng của mình. Chúng tôi làm những điều tốt nhất để cân bằng với mọi thứ ở bên ngoài, đặt trọng số theo khu vực, chúng tôi tách khái niệm của ứng viên theo đất nước của họ và các trường đại học ở những nước khác… điều này có tác dụng chống lại những sự chênh lệch giữa các trường ở các nước và khu vực.
3. Những lựa chọn khác nhau về xếp hạng
Diễn đàn đã xem xét sự phát triển của các hệ thống xếp hạng khác nhau, đã được thiết kế như là những công cụ về tính trách nhiệm.
Richard Yelland, trưởng bộ phận quản lý giáo dục và thiết bị cơ bản trong ban giám đốc giáo dục của OECD, đã trình bày về AHELO, luận chứng tính khả thi về Đánh giá kết quả học tập đại học đã khởi động vào năm 2008 như là một thử nghiệm (test) toàn cầu về sinh viên và sự thực hiện của trường đại học.  
"Mặc dù sự tiến bộ to lớn về đảm bảo chất lượng chúng tôi gần như không biết nhiều như chúng tôi cần – các cách xếp hạng còn khiếm khuyết về giảng dạy và học tập, và vẫn còn có thông tin vô nghĩa, Yelland nói.
Hiện nay có 15 nước tham gia trong nghiên cứu này với những khảo sát về bối cảnh của sinh viên, khoa và các cơ sở giáo dục đại học theo 3 luồng đánh giá: kinh tế, kĩ thuật và những kĩ năng chung của thế kỷ 21’.
Frans van Vught, Chủ tịch Trung tâm Châu Âu về Quản lý chiến lược của các trường đại học và Cơ quan nghiên cứu và giáo dục Hà Lan, nguyên chủ tịch Trường đại học Twente, đã nói về những công cụ có tính minh bạch và đưa ra  U-Map Châu Âu để các cơ sở giáo dục đại học tiến hành việc phân loại riêng của họ.
Pedro Henriquez-Guajardo, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế về giáo dục đại học ở Châu Mỹ La Tinh và Caribe, đã đưa ra MESALC, bản đồ tiếp cận tự do về giáo dục đại học ở Châu Mỹ La Tinh và Caribe được phát triển từ năm 2007 để xây dựng một hệ thống thông tin xác thực, với các công cụ phương pháp luận và các chỉ số cho tất cả các nước trong khu vực.
4. Con đường phía trước
Nhìn về tương lai, các đại biểu đã nói về sư chuyển dịch từ các các xếp hạng sang các chuẩn.
Trong bài phát biểu của mình ông Jamil Salmi, điều phối viên giáo dục sau phổ thông của Ngân hàng thế giới đã đặt câu hỏi về sự phù hợp của các công cụ đo trong các cách xếp hạng. "Trong nghiên cứu này một số cách xếp hạng sẽ là thích hợp, nhưng chúng ta đang xem xét chất lượng hoặc sự phù hợp của nghiên cứu thì nó ở đâu?
Ông trích dẫn, một trường đại học Úc thì không thể “cạnh tranh trong giới nghiên cứu”, nhưng đã cung cấp đào tạo nghề cũng tốt như đào tạo chính quy và đã cam kết xây dựng cuộc sống cho sinh viên tốt hơn. “Họ biết họ không bao giờ xuất hiện trong bảng xếp hạng thế giới, nhưng họ không quan tâm”, ông Salmi nói.
“Nhìn vào điểm số, trường đại học A có thể có điểm cao về sinh viên và được xếp hạng cao nhất nhưng hỏi về giá trị gia tăng thì trường đại học C tốt hơn, sinh viên có phẩm chất kém hơn và họ có nhiều năng lực và đức tính khác".
Những so sánh nhiều kính thước (Multi-dimension) thì phong phú hơn nhiều, ông Salmi nói. "Đó là một cơ sở tốt ư? Chúng tôi không biết trừ phi chúng tôi đặt nó vào bối cảnh.”
"Cách xếp hạng nói gì với chúng ta về sự thực hiện của một đất nước? Trong 50 trường đứng đầu theo THE thì hoặc Jiao Tong, Hoa kỳ là đứng đầu, còn Vương quốc Anh thì đang thực hiện tốt – nhưng những nước còn lại thì sao? Về kinh tế tri thức nhiều nước đang làm rất tốt nhưng không có tên trong top 50, ông Salmi nói, những nước nhỏ hơn ví dụ Scandinavi đã làm tốt hơn những nước lớn hơn khác như Hoa Kỳ
Dirk van Damme, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và canh tân giáo dục của OECD nhấn mạnh tầm quan trọng về tính trách nhiệm. Ông nói, tính trách nhiệm là nói về sự tin cậy, các vấn đề chẳng hạn như ăn cắp trong học thuật cần được nói đến. Ông tin tưởng các cách xếp hạng là “một phần câu trả lời từ bên ngoài đối với việc thiếu tính trách nhiệm và minh bạch, đối với những vấn đề này thì cộng đồng học thuật là có trách nhiệm. Chúng ta cần nói đến chúng trong các hệ thống riêng của chúng ta”.
          Olive Mugenda, Phó hiệu trưởng trường đại học Kenyatta ở Kenya nói, cả các cách xếp hạng lẫn các chuẩn đều là những công cụ quan trọng để tăng cường chất lượng giáo dục đại học. Nhưng các cách xếp hạng còn có điểm yếu - chúng có thể dẫn đến việc các cơ sở giáo dục đang thiết kế lại các chiến lược của họ để cải tiến theo các cách xếp hạng hơn là làm những cái đúng theo logic. Cái duy nhất riêng của các trường đại học bị mất; những điểm mạnh bị mất đi theo cách xếp hạng tổng thể. Nhưng các chuẩn đã dịch chuyển các quá trình tổ chức thành các công cụ chiến lược, giúp các cơ sở giáo dục so sánh thực tế và sự thực hiện của họ với các cơ sở giáo dục cùng loại…
Các cách xếp hạng cần phải tìm cách chống đỡ, nhưng cần làm sao để các trường đại học có thể so sánh được, phân loại vào các phạm trù đã xác định, có tính đến ngân sách, nguồn lực của trường, qui mô, số năm hoạt động, loại hình và các điẻm nổi bật. Nó cần được làm ở cấp quốc gia sao cho những chỉ số đơn nhất được tính đến, và trên bình diện quốc tế, cả trong phạm vi phân loại và tổng thể phải sử dụng những chỉ số, trọng số chủ yếu đã thỏa thuận, Ông Mugenda nói.
          Georges Haddad, nguyên giám đốc Bộ phận giáo dục đại học và hiện nay là Trưởng ban nghiên cứu giáo dục và hoạch định của UNESCO đã nhắc lại tại Diễn đàn về các sứ mệnh cơ bản của giáo dục đại học: sản sinh kiến thức thông qua nghiên cứu và dạy học. Giáo dục đại học là cần thiết để lọc kiến thức mới – “giáo dục đại học đóng vai trò là một cái sàng, nơi kiến thức mới và trí tuệ được chuẩn bị và chúng ta đừng có ý nghĩ rằng chúng là bất cứ cái gì và là mọi thứ”.
Các cách xếp hạng cần phải tính đến những điểm cuối cùng cơ bản cuả các trường đại học, ông Haddad nói, “các nhiệm vụ thể hiện tinh thần gắn kết với các cơ sở giáo dục khác - hợp tác, lưu thông kiến thức thông qua mạng lưới, sinh viên và giáo viên năng động, chắc chắn không có chuyện chảy máu chất xám”.
Nannette Ripmeester, Giám đốc dịch vụ khách hàng Châu Âu (Client Services Europe) đã trình i-graduate, dụng cụ đo sinh viên quốc tế (International Student Barometer(TM)), công cụ chuẩn dựa trên ý kiến của sinh viên ở 23 nước bao gồm Úc, Trung Quốc, Đức, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ… Khi sinh viên được hỏi làm thế nào để ra quyết định về học đại học, thì cách xếp hạng trường đại học chỉ đứng ở nguồn thứ 8: “Họ thường hỏi bạn bè, xem website các trường đại học, nói chuyện với bố mẹ; nhưng không phải tất cả đều xem xếp hạng các trường.  Ripmeester nói.
Jan Sadlak, giáo sư về nghiên cứu châu Âu tại Trường đại học Babe-Bolyai ở Cluj-Napoca, Romania, đã mô tả các cách xếp hạng đã được công nhận như thế nào, đó như là một sự thêm vào có giá trị cho cuộc tranh luận về đảm bảo chất lượng và thực tiễn chính sách; và giải thích vai trò của IREG  công cụ quan sát về xếp hạng học tập và sự ưu tú mà ông ta là chủ tịch và gần đây công cụ xếp hạng đã được chỉnh sửa có khoảng 20 tiêu chí và nó được mong đợi tăng cường tính minh bạch của việc xếp hạng.
5. Kết luận
Suzy Halimi, Phó chủ tịch Ủy ban quốc gia các nước nói tiếng Pháp của UNESCO nói, các xếp hạng đã có tác động đáng kể lên tất cả các thành phần tham gia. Nhưng chúng còn thiếu tính minh bạch và “cần được đánh giá thêm”, Bà nói, các cách xếp hạng cần mở rộng các tiêu chí đánh giá của nó để  cân nhắc kỹ đối với tất cả các sứ mệnh giáo dục đại học; Chúng cần được so sánh với những cái có thể so sánh được – “không phải so sánh quả táo với quả cam”; phải đưa trước cho người dùng và “đặt các cơ sở giáo dục trong sự tương tác với nhau, tiếp cận từ dưới lên như là sự bổ sung cho tiếp cận từ trên xuống”.
Stamenka Uvalić-Trumbić, Trưởng tiểu ban giáo dục đại học của UNESCO nói, Diễn đàn này là tranh luận tiếp theo của Hội thảo thế giới của UNESCO về giáo dục đại học 2009, đã xác định những động lực mới của giáo dục đại học, chẳng hạn số lượng khổng lồ sinh viên theo học đại học với gần 1/3 dân số thế giới dưới 15 tuổi.
Như các đề án đã đề xuất, tuyển sinh giáo dục đại học sẽ đạt đỉnh là 263 triệu sinh viên vào năm 2025 từ 158 triệu sinh viên hiện nay: “Việc cung cấp giáo dục đại học thêm cho 105 triệu sinh viên sẽ đòi hỏi mở thêm 4 trường đại học mỗi tuần trong 15 năm tiếp theo, Bà nói.
 Năm 2001 có 2 triệu sinh viên quốc tế trên khắp thế giới, vào năm 2009 sẽ có 3,3 triệu. Trong khi Bắc Mỹ và Tây Âu vẫn chiếm ưu thế, các mô hình năng động đã thay đổi với các nước chẳng hạn như Nhật Bản, Trung Quốc, cũng như Ấn Độ, Malaysia và Tiẻu Vương Quốc Ả Rập đang phát triển như là những nơi nhiều sinh viên đến. Sự bùng nổ số sinh viên và phong trào sinh viên sẽ có nghĩa là tăng một số lớn các cơ sở giáo dục, nhưng cũng có nhiều sự khác biệt. "Khi chúng tôi nói về các hệ thống đẳng cấp thế giới, điều này có nghĩa là có một loạt các cơ sở giáo dục ưu tú với những mục tiêu rất khác biệt. Với việc thay đổi những mô hình sinh viên năng động quốc tế cần có thêm nhiều hướng dẫn về việc họ sẽ đi đâu và học cái gì”, bà Uvalić-Trumbić nói.
Nhiêm vụ của UNESCO là cung cấp tư vấn chính sách cho các chính phủ, bà nói và họ đã thử làm điều này như là những nhà làm chính sách đã phát triển các hệ thống giáo dục đại học của họ. Điều cần thiết của các nước và các khu vực là việc phát triển các cách xếp hạng và các phương pháp phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của họ. Hàng triệu sinh viên, những người đang tìm hình thức giáo dục cho họ ở chính quê hương mình hay ở nước ngoài cần được giúp đỡ để lựa chọn nơi nào và chỗ nào là tốt cho họ.
Uvalić-Trumbić đã trích dẫn bằng cách cho các đại biểu xem quan điểm của sinh viên trong một băng Video. Họ bình luận về khuyết điểm của nhà cung cấp giáo dục về các thông tin có thể so sánh được của các trường đại học và các chương trình; rằng Cambridge và Oxford, luôn luôn có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng quốc tế, nhưng không phải là tốt nhất trong mọi chuyên ngành; trong khi internet là cầu nối tốt nhất giữa sinh viên và các cách xếp hạng lại chỉ có 30-40% số sinh viên tiếp cận nó. Các sinh viên cũng cho rằng UNESCO là cơ quan độc lập có thể cung cấp thông tin khách quan về các trường đại học, và Uvalić-Trumbić nói “vai trò của các tổ chức là để làm điều này và “giúp đỡ những người dùng tìm đường vượt qua những rắc rối trong lĩnh vực này”. Cổng điện tử HEI (HEI portal) trên website của UNESCO cần mở thêm thông tin về các cơ sở giáo dục trên khắp thế giới, bà nói.
Ngài John Daniel, nguyên trợ lý Tổng giám đốc Giáo dục của UNESCO và là chủ tịch Cộng đồng học tập nói, sự tăng nhanh số lượng sinh viên vào đại học cần thiết phải có các hệ thống đẳng cấp thế giới hơn là chỉ có một số ít các cơ sở giáo dục đẳng cấp cao.
Ông yêu cầu mở rộng phạm vi các tiêu chí cho nhiều các xếp hạng khác biệt, và thêm các chuẩn. "Bằng việc phát minh các cách xếp hạng dựa trên phạm vi rộng các tiêu chí chúng ta đang giúp các loại cơ sở giáo dục khác nhau trong phạm vi các hệ thống giáo dục khác biệt để tự so sánh một cách có ích với các đồng nghiệp của họ”.   
Ông đã quan sát và thấy rằng việc xếp hạng hiện nay đã “mới chỉ giải quyết phần trên của tảng băng giáo dục đại học”. Có khoảng 17,000 cơ sở giáo dục đại học trên thế giới và mới chỉ có vài trăm trường top đầu sử dụng các cách xếp hạng này. Một lý do mà các cách xếp hạng vẫn còn gây tranh cãi là vì họ đã lờ đi cái tính tổng quát của giáo dục đại học toàn cầu.  
Quan điểm cuối cùng của Daniel là: Dạy cái gì? Để đảm bảo giải quyết được vấn đề về tính tổng quát của giáo dục đại học, việc xếp hạng phải nhằm vào giảng dạy. Nhưng họ đã không làm. "Có những nỗ lực khác nhau đang giúp phát triển những phương pháp cho việc xếp hạng chất lượng giảng dạy và tôi mong muốn chúng tốt, nhưng không mong chúng là phổ biến.
 
                                                       Hồng Hà
                                                 Trung tâm TT-TV