Thảo luận về “Chương trình phát triển giáo dục toàn cầu sau 2015”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Hai chương trình phát triển toàn cầu chủ yếu: “Những mục tiêu phát triển thiên niên kỉ”(MDGs) và Giáo dục cho mọi người(EFA) sẽ kết thúc vào năm 2015. Tuy vậy vẫn còn nhiều khoảng cách và những thách thức ở phía trước.

Văn phòng UNESCO giáo dục khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Băng Cốc đã tổ chức hội nghị cấp cao khu vực từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 5 năm 2012 để thảo luận về tương lai của giáo dục Khu vực Châu Á Thái Bình Dương sau 2015.

03 ngày họp ở Băng Cốc các đại biểu đã tranh luận về những xu hướng phát triển, những khoảng cách và những thách thức với giáo dục và sẽ cung cấp những kế hoạch cho tương lai của giáo dục ở Châu Á Thái bình Dương. Cuộc họp này thu hút sự tham gia của các chuyên gia từ khu vực nghiên cứu, những người đại diện các bộ, Liên hợp quốc và các tổ chức phát triển quốc tế, các cơ quan khu vực, Ủy ban quốc gia UNESCO và các tổ chức phi chính phủ.

Trong khi giáo dục là trung tâm của nhiều tiếp cận phát triển của các nước Châu Á Thái Bình Dương và đã đạt được những thành tựu đáng chú ý trong bối cảnh Giáo dục cho mọi người, nhưng vẫn còn những thách thức quan trọng. Huy động trong giáo dục cơ bản đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn còn sự cách biệt lớn trong tiếp cận và chất lượng giữa các nước và trong mỗi nước. Những người dân ở khu vực có chiến sự, các cộng đồng xa xôi, các dân tộc thiểu số và phụ nữ vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn trong tiếp cận giáo dục. Xóa mù chữ cho thanh niên và người lớn đã có tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thế kỉ 21. Ở các nước Châu Á và Thái Bình Dương và trong khu vực vẫn còn số lượng người lớn mù chữ lớn nhất so với bất cứ nơi nào trên thế giới.

Một thập kỉ qua, số trẻ em không đến trường trên thế giới đã giảm xuống còn 39 tỉ, tuy nhiên 40% trong số đó là trẻ em sống trong khu vực. Mặc dù đã có tiến bộ, khu vực này vẫn còn là nơi có 65% dân số người lớn mù chữ của thế giới. Riêng Nam và Tây Á có hơn 400 triệu người lớn mù chữ năm 2009, chiếm hơn một nửa tổng dân số người lớn mù chữ trên thế giới. Các nước cũng quan tâm hơn đến việc cải thiện chất lượng giáo dục, tăng cường tiếp cận cho giáo dục sau cơ bản và phát triển những kĩ năng cũng như cải tiến môi trường học tập.
Trong bối cảnh này, tiến tới mục tiêu giáo dục cho mọi người năm 2015 và xa hơn - hình thành một tầm nhìn Giáo dục mới, cung cấp sự thúc đẩy quyết định với cả những thành tựu đánh giá trong toàn khu vực và tiến lên phía trước để đảm bảo chắc chắn cho tầm nhìn tương lai của giáo dục sẽ tiếp tục khuyến khích sự tăng trưởng tích cực và cải thiện các cơ hội cho mọi người.

Giám đốc UNESCO Bangkok, ông Gwang-Jo Kim nói “Các bài trình bày trong cuộc họp đã chứng minh cho thách thức về những nhận thức của chúng ta về tương lai của giáo dục. Tôi hy vọng các chuyên gia sẽ bày tỏ những khuyến cáo mà cùng với nó sẽ là sự hỗ trợ từ các nước thành viên và những nước khác trong khu vực và toàn cầu để cung cấp một cái khung quan trọng cho thảo luận về tương lai của giáo dục trong khu vực của chúng ta và những nơi khác nữa…”.

Hồng Hà
Nguồn: http://www.unescobkk.org/news/article/