Các giai đoạn phát triển của giáo dục đại học

10/08/2017 16:55 GMT+7

 

Theo tác giả John Brennan (2004), có ba hình thức thể hiện các giai đoạn phát triển của giáo dục đại học: (1) tinh hoa (elite) – hình thành trí tuệ và nghị lực của tầng lớp thống trị; trang bị các vai trò của nhóm tinh hoa; (2) đại chúng (mass) – chuyển giao kỹ năng và chuẩn bị các vai trò cho nhóm tinh hoa về kinh tế và kỹ thuật với số lượng lớn hơn; và (3) phổ cập (universal) - làm cho toàn bộ dân chúng thích ứng với thay đổi nhanh chóng của công nghệ và xã hội. (xem Bảng dưới đây).

Bảng: Các khái niệm của Trow về Giáo dục đại học Tinh hoa, Đại chúng và Phổ cập

 

Tinh hoa (0-15%)

Đại chúng (16-50%)

Phổ cập (>50%)

        i.      Quan điểm tiếp cận

Đặc quyền dòng dõi hoặc tài năng hoặc cả hai

Quyền của những người với năng lực nhất định

Nghĩa vụ của tầng lớp trung và cao trong xã hội.

      ii.      Chức năng của giáo dục đại học

Hình thành trí tuệ và nghị lực của tầng lớp thống trị; trang bị các vai trò của nhóm tinh hoa;

Chuyển giao kỹ năng và chuẩn bị các vai trò cho nhóm tinh hoa về kinh tế và kỹ thuật với phạm vi lớn hơn;

Làm cho toàn bộ dân chúng thích ứng với thay đổi nhanh chóng của công nghệ và xã hội.

    iii.      Chương trình và các hình thức giảng dạy

Cấu trúc học thuật cao hoặc chuyên môn hóa kiến thức nghề nghiệp

Modul, linh hoạt và cấu trúc môn học không quá chặt chẽ theo trình tự khóa học

Bỏ các hạn chế và giới hạn; xóa bỏ các khác biệt giữa học tập và đời sống.

     iv.      Nghề nghiệp sinh viên

 “được đỡ đầu” sau trung học phổ thông; học liên tục cho đến khi nhận được bằng

Tăng số lượng đi học muộn và bỏ học

Nhiều trì hoãn đầu vào, giảm thiểu khoảng cách giữa chính qui và các khía cạnh khác của cuộc sống, học kỳ

       v.      Các đặc điểm cơ sở

-          Đồng bộ với các tiêu chuẩn chung và cao.

-          Các khu học xá nhỏ

-          Qui định rõ và chặt chẽ

-          Toàn diện với đa dạng tiêu chuẩn

-          Khu trí thức – hòa với nơi sống.

-          Qui định đơn giản

 

-          Đa dạng và không có tiêu chuẩn chung

-          Tập hợp những người hiếm khi hoặc không ở khu học xá

-          Qui định rất đơn giản hoặc không có

     vi.      Vị trí quyền lực và ra quyết định

‘Câu lạc bộ’- nhóm nhỏ, chia sẻ cùng giá trị và nhận định

Quá trình chính trị bình thường của các nhóm lợi ích và chương trình đảng phái

‘Chính trị đại chúng’ không có đặc quyền và hạn chế của học thuật

   vii.      Tiêu chuẩn học thuật

Chia sẻ rộng và cao (trong giai đoạn kiểu nhân tài)

Đa dạng; hệ thống/cơ sở, thuộc các công ty với hình thức học thuật

Tiêu chuẩn dịch chuyển từ ‘tiêu chuẩn’ sang ‘ra tăng giá trị’

 viii.      Tiếp cận và lựa chọn

Thành tựu nhân tài phụ thuộc vào thực hiện của nhà trường

Nhân tài cộng với ‘các chương trình khích lệ’ đạt chất lượng của cơ hội

Mở, nhấn mạnh đến chất lượng thành tích nhóm (tầng lớp, dân tộc)

     ix.      Các hình thức quản trị

Học bán trú với quản lý bằng lựa chọn/bổ nhiệm theo thời gian

Quản trị theo thời gian và ra tăng hành chính

Tập trung vào yêu cầu thời gian của chuyên môn đào tạo; kỹ thuật quản lý học từ các hình thức tổ chức khác nhau.

       x.      Quản trị bên trong

Giáo sư cao cấp

Giáo sư và nhân viên với sự ảnh hưởng từ sinh viên

Bỏ sự thống nhất quản trị; ra quyết định thuộc nhà chính trị

 

*From John Brennan, “The Social Role of the Contemporary University: Contradictions, Boundaries and Change,” in Ten Years On: Changing Education in a Changing World, Center for Higher Education Research and Information . Milton Keynes: The Open University, 2004, p. 24.

 

Sự dịch chuyển của các giai đoạn này làm cho giáo dục đại học có nhiều thay đổi.

Với số lượng (ra tăng nhanh chóng của giáo dục đại học sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2) ẩn chứa hai quá trình khác biệt cơ bản. Một là sự mở rộng của các trường đại học tinh hoa – ra tăng chức năng của các trường đại học truyền thống với các mức độ điều chỉnh khác nhau, kể cả hình thức của các trường đại học. Một hướng khác là sự biến đổi hệ thống các trường đại học tinh hoa sang hệ thống các trường đại học đại chúng, bằng việc thực hiện rất nhiều chức năng mới (ít nhất với bản thân các nhà trường) thể hiện bằng nhóm tuổi học đại học tăng rất nhiều.

Tỉ lệ tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục đại học ở các nước phát triển chỉ 5% trước chiến tranh, tăng lên 30-50% sau chiến tranh trong nhóm tuổi học đại học. Có thể coi đó là những giai đoạn chuyển giao của tinh hoa và sau đó là đại chúng của giáo dục đại học, tiền đề cho giai đoạn hiện nay ở một số quốc gia xây dựng hệ thống giáo dục đại học theo hướng phổ cập. Chính vì sự chuyển đổi giữa các giai đoạn khởi đầu ở thập kỷ 70 làm cho khó xác định chính xác tỉ lệ tuyển sinh của giáo dục đại học vì một số lý do. Thứ nhất, đa dạng các trường đại học – về sinh viên, ngành học và cơ sở đào tạo – làm khó xác định nền tảng của các cơ sở là thực hiện theo các hình thức đại học tinh hoa, đại chúng hoặc phổ cập, nhiều trường có cả ba hình thức trong một cơ sở đào tạo. Hơn nữa, khả năng tuyển sinh của các ngành học ở giáo dục đại học có ở các lứa tuổi dẫn đến khó xác định và tăng khó khăn khi vận hành, và xác định tỉ lệ cụ thể độ tuổi vì không chỉ căn cứ vào số lượng sau phổ thông, hoặc mức độ bằng cấp.v.v…

Những khác biệt trong cơ cấu và truyền thống của các hệ thống tạo nên những điều khó rõ ràng để xác định các tiêu chí chung trong quá trình chuyển đổi. Ví dụ, các trường đại học của Anh và Thụy Điển dường như tương đồng với nhau, họ đều tập trung vào nghiên cứu và giảng dạy, đồng thời quan tâm đến phúc lợi của sinh viên. Theo truyên thống của các trường đại học ở Anh (dù một số ngoại lệ) luôn khích lệ sinh viên hoàn thành việc học trong thời gian 03 năm. Với những sinh viên dời trường trước khi nhận bằng được coi như chưa đi học. Ngược lại, học tập trong các trường ở Thụy Điển được thiết kế theo “các chương trình” chuyên môn gồm có hoặc chưa học môn học chuyên ngành với những môn học cụ thể, với mục đích là không quá quan tâm đến bằng cấp chuyên môn hoặc nghề nghiệp. Vì vậy, không có gì bất thường hoặc đáng trách khi sinh viên ở Thụy Điển dời trường để tìm việc làm thay cho việc hoàn thành khóa học.

Tuy nhiên, điều này vẫn hữu dụng khi nhìn lại hơn nửa thế kỷ phát triển của cả ba hình thức giáo dục đại học. Nhưng vấn đề là hình thức nào đáp ứng cho phát triển của thời gian tới. Ở Anh, cũng như ở lục địa châu Âu, sự phát triển đạt được chủ yếu bằng mở rộng của hệ thống giáo dục tinh hoa, nhưng các cơ sở đào tạo cũ không thể hoàn toàn mở; họ bị hạn chế bởi truyền thống, tổ chức, chức năng và tài chính.

Ở các quốc gia châu Âu, tuyển sinh tăng 15% của nhóm tuổi học đại học dẫn đến không chỉ yêu cầu mở rộng các hệ thống giáo dục đại học tinh hoa, mà còn phát triển nhanh chóng giáo dục đại học đại chúng ở các cơ sở không theo hướng tinh hoa. Các hệ thống giáo dục đại học đại chúng khác với các hệ thống của cả đại học tinh hoa cả về số lượng và chất lượng. Không chỉ khác về tỉ lệ trong độ tuổi tuyển sinh mà còn trong các phương pháp mà sinh viên và giáo viên học tập ở trường; trong các chức năng cần thiết của nhà trường với sinh viên; trong các chức năng của hệ thống xã hội; trong chương trình đào tạo; trong nghề nghiệp và bằng cấp của sinh viên; trong tiêu chuẩn đại học; qui mô của cơ sở đào tạo; bản chất của nhà trường; các hình thức quản trị; các nguyên tắc và thủ tục lựa chọn sinh viên và giảng viên. Nói cách khác, những khác biệt giữa các giai đoạn phát triển là nền tảng và liên quan đến mọi khía cạnh của giáo dục đại học ở mỗi giai đoạn.
 

Nguyễn Thế Thắng – Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Giáo dục

Lược dịch theo Trow, Martin A, University of California, Berkeley