Nga-Ba Lan: những thách thức giáo dục đại học thời kì hậu Xô viết

10/08/2017 16:55 GMT+7
"Tôi không nói dưới thời kì Xô Viết mọi thứ đều tốt hơn, nhưng dứt khoát là có vấn đề về tiếp cận giáo dục đại học ở Nga” , bà Tatiana Gounko, Phó giáo sư Đại học Victoria, Canada, nói ở Hội thảo “Quản lý các cơ sở giáo dục đại học của các nước OECD” được tổ chức tại Pari vào tháng 9/2010.

Các thuyết trình viên tại Hội nghị Giáo dục đại học trong thế giới thay đổi đã mô tả những thay đổi trầm trọng của hệ thống giáo dục đại học Nga và Ba lan trong thời kì hâu Xô viết.
Trong thời kì Xô viết, giáo dục được  quản lý ở cấp quốc gia với cùng một bộ sách giáo khoa, cùng một chương trình, và xảy ra ở tất cả các cấp giáo dục. Học sinh học các trường đại học không phải đóng học phí, bà nói.  
Hiện nay ở mỗi nước cộng hòa Nga, ngay cả ở mỗi tỉnh họ có trách nhiệm quyết định các chương trình giáo dục và nguồn kinh phí cho giáo dục của họ. "Điều này có nghĩa là các tỉnh nghèo thì không thể có cơ hội giáo dục giống như các tỉnh giàu”, và ở các vùng nông thôn thì đặc biệt khó khăn, bà giải thích.
Một số cải cách nhằm mục đích giảm mất công bằng đã được thực hiện trong những năm gần đây.
Chính phủ đã đưa ra Chuẩn kiểm tra đầu vào đại học vào năm 2009, một sự canh tân sẽ giúp loại bỏ nạn hối lộ, một nhân tố khác của sự mất công bằng,  Gounko nói.
Vào tháng 4/2010 chính phủ đã cải cách các chương trình cho học sinh vay tiền để học (student loans), toàn bộ đều dựa vào kết quả của các kì kiểm tra. “Điều này thường làm chệch đi những kết quả theo hướng thiên vị những người có nhu cầu ít nhất” Gounko biện luận.
Cho vay tiền chỉ dựa vào phần thưởng hơn là vào nhu cầu là không phù hợp, bà chỉ ra, vì những học sinh nhà giàu thường có kết quả học trung học tốt hơn, chúng sẽ thường có điểm kiểm tra tốt hơn, vì thế chúng không phải là những người có nhu cầu nhất về tài chính.
Trong khi đối mặt với những thay đổi về xã hội, chính trị và tài chính sâu sắc từ những năm 1990, nguồn kinh phí công lập cho giáo dục giảm một cách trầm trọng. Chính phủ đã cấp phép cho 300 cơ sở giáo dục tư nhân để cung cấp tiếp cận tốt hơn cho những người có đủ khả năng trả tiền cho giáo dục của họ. Nhưng điều này cũng làm cho  giá của giáo dục nâng cao và loại trừ phần lớn dân số, những người không theo kịp sự tăng giá sinh hoạt/đời sống. Theo OECD, chi phí cho đại học chất lượng cao ở Matxcơva hiện nay là trên $10,000 một năm.
Với sự dịch chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do, các công chức Nga hiện nay nói đến giáo dục như là một thứ tiêu dùng cá nhân hoặc đầu tư cá nhân hơn là một sản phẩm công lập và là quyền của mọi công dân.
Trước khi có những thay đổi này khoảng trống giáo dục giữa người giàu và người nghèo sẽ tiếp tục mở rộng, Gounko biện luận.
Tình hình ở Ba Lan thậm chí còn kinh khủng hơn, “chuẩn chất lượng thấp đang diễn ra trên khắp đất nước”, Jerzy Woznicki Chủ tịch Hiệp hội hiệu trưởng các trường đại học Ba Lan nói trong báo cáo đệ trình tại Hội thảo của OECD do Mariusz Luterek thay mặt ông trình bày.
Các cơ sở giáo dục đại học tập trung quá nhiều vào dạy học đến mức làm phương hại đến nghiên cứu và kết quả là chất lượng của “các học sinh tốt nghiệp” không đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, ông viết trong báo cáo.
Các vấn đề ở Ba Lan xuất phát từ việc chính phủ đẩy quá nhanh việc mở rộng tiếp cận giáo dục đại học trong hai thập kỉ qua sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ và kinh phí tiêu cho nghiên cứu khoa học “thấp trầm trọng”, ông nói.
Vào đầu những năm 1995, Một nghiên cứu tổng quan về giáo dục đại học của các nước OECD đã chỉ ra rằng “dạy học đang chiếm ưu thế và mối liên kết với thì trường lao dộng là yếu”.
Ba Lan còn chịu khó khăn thêm vì thiếu các trường đại học tinh hoa được quốc tế công nhận. “Các trường đại học Ba Lan cần phải trở thành các cơ sở có thể được công nhận hơn, cả trong và ngoài nước”, Woznicki nói thêm.
Trong nỗ lực nhằm vào giải quyết các vấn đề mà lĩnh vực giáo dục đại học Ba Lan đang đối mặt, chính phủ đang dự tính phải cải cách.
Một đề xuất của các hiệp hội hiệu trưởng khác nhau, kể cả Hiệp hội hiệu trưởng các trường đại học Ba Lan kêu gọi tạo ra các trường đại học hàng đầu và các trường đại học được công nhận, tăng cường kinh phí cho nghiên cứu khoa học, đưa ra một hệ thống xếp hạng các trường rộng rãi cấp quốc gia minh bạch cho cả các cơ sở tư nhân và công lập…
Hồng Hà