Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 11, tháng 11 năm 2018

26/03/2019 19:36 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 11, tháng 11 năm 2018

TT

TÁC GIẢ

TÊN BÀI

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN:

1

Nguyễn Hồng Thuận;

Lê Thị Thu Hà

Giáo dục giá trị qua hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

2

Nguyễn Quỳnh Giang,

Lê Thái Hưng

Mô phỏng một bài kiểm tra thích nghi trên máy tính thông qua phần mềm R

3

Nguyễn Đạt Đạm

Khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập, rèn luyện của học viên các trường sĩ quan quân đội

4

Trần Nam Tú

Nghiên cứu khoa học và biểu hiện chuyển giao kết quả nghiên cứu vào đào tạo của các trường đại học khối Nông lâm

5

Đặng Thị Minh Hiền

Hợp tác công tư – giải pháp cho đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

6

Hồ Viết Lương

Tham vấn học đường - Phương tiện hỗ trợ điều trị rối loạn nhân cách ở học sinh phổ thông

7

Ngô Văn Khánh

 

Giải pháp quản lí đào tạo tại các học viện, trường đại học công an theo chuẩn đầu ra

8

Nguyễn Thế Thắng

Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lí trưởng khoa ở một số trường đại học

9

Nguyễn Thành Ngọc Bảo

Chuẩn đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội của học sinh trung học phổ thông

10

Trần Thị Hạnh Phương

Phiếu học tập - hình thức học tập có hiệu quả trong dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở trường trung học phổ thông

11

Phạm Sỹ Nam;

Đỗ Thị Diên

Một tiếp cận có tính kiến tạo trong dạy học bất phương trình bậc nhất một ẩn

12

Trần Công Phong;

Nguyễn Ngọc Ánh

Vận dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia trong chương trình thúc đẩy bình đẳng giới, giáo dục trẻ em gái và phụ nữ ở trường trung học cơ sở

 

13

Trần Đăng Khởi

Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực

14

Cao Thị Thặng;

Lê Ngọc Vịnh

 

Một số đề xuất về vận dụng dạy học dự án tích hợp khoa học tự nhiên trong các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trường trung học cơ sở

15

Lê Ngọc Tường Khanh

Hình thành năng lực viết sáng tạo cho học sinh tiểu học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

16

Hà Đức Đà;

Trần Thị Yên

Kết quả giáo dục của HS Mông, Jrai, Khmer học giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ ở tiểu học chuyển tiếp lên cấp học cao hơn - Một số đề xuất và khuyến nghị

17

Vũ Thị Hồng

Khai thác phần mềm Smart Notebook nhằm nâng cao hiệu quả dạy từ vựng tiếng Anh cấp Tiểu học

18

Nguyễn Thị Kiều

Dạy học nội dung “Phương pháp dạy học Toán Tiểu học theo chủ đề” qua trải nghiệm nhằm chuẩn bị năng lực dạy Toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

19

Vũ Thị Diệu Thúy

Tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi trải nghiệm độ dài thời gian qua trò chơi học tập

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC:

20

Tạ Quang Đông

Nghiên cứu chu trình David Kolb về học tập qua trải nghiệm vận dụng vào dạy học môn Toán ứng dụng ở trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

21

Trần Ngọc Dũng,

Nguyễn Đình Thước

Phát triển năng lực tự học cho học viên Trường Đại học Kĩ thuật Quân sự trong quá trình dạy học Vật lí đại cương

22

Nguyễn Đức Toàn

Vận dụng Webquest trong giảng dạy học phần Lịch sử địa phương cho sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử Trường Đại học Cần Thơ

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI:

23

Trần Đức Thuận

Nghiên cứu so sánh nội dung chủ đề Hình học không gian trong sách Toán Tiểu học của Việt Nam và Singapore

 

 

TÓM TẮT

 SỐ 11, THÁNG 11 NĂM 2018

 

1

Giáo dục giá trị qua hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

 

Nguyễn Hồng Thuận

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: hongthuan70@gmail.com

Lê Thị Thu Hà

Trường Đại học Hồng Đức

565 Quang Trung 3, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Email: lethithuha@hdu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Giáo dục giá trị cho học sinh trung học phổ thông được thực hiện qua nhiều con đường, nhưng ưu thế nhất là qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Căn cứ vào những giá trị cần giáo dục cho học sinh trung học phổ thông đã được xác định trong đề tài, bài viết phân tích tiềm năng giáo dục những giá trị này qua nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra việc cần đảm bảo nguyên tắc trải nghiệm để có thể giáo dục được những giá trị mong đợi cho học sinh.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục giá trị; học sinh trung học phổ thông; hoạt động trải nghiệm; hướng nghiệp.

2

Mô phỏng một bài kiểm tra thích nghi trên máy tính thông qua phần mềm R

 

Nguyễn Quỳnh Giang

Email: qgiang.nguyen@gmail.com

Lê Thái Hưng

Email: hunglethai82@gmail.com

Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

TÓM TẮT:

Bài viết cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn diện về trắc nghiệm thích ứng trên máy tính: nguyên tắc hoạt động, kĩ thuật xây dựng một bài kiểm tra trắc nghiệm thích ứng. Phần mô phỏng làm rõ hơn cấu trúc của bài kiểm tra trắc nghiệm thích ứng, sự ảnh hưởng của cỡ ngân hàng câu hỏi tới độ chính xác ước lượng năng lực thí sinh. Từ đó, đưa ra các kiến nghị về cách xây dựng ngân hàng câu hỏi và các thành tố khác của trắc nghiệm thích ứng.

TỪ KHOÁ: Trắc nghiệm thích ứng; lí thuyết hồi đáp; ngân hàng câu hỏi; năng lực thí sinh.

3

Khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập, rèn luyện của học viên các trường sĩ quan quân đội

 

Nguyễn Đạt Đạm

Học viện Chính trị

124 Ngô Quyền, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguyendambh@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Những điều kiện đặc thù của quá trình giáo dục, đào tạo trong môi trường quân sự đã gây ra những khó khăn tâm lí của học viên trong hoạt động học tập, rèn luyện tại các trường sĩ quan Quân đội. Bài viết phân tích những biểu hiện khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập, rèn luyện của học viên, từ đó đặt ra vấn đề cần phải tổ chức các hoạt động tham vấn nhằm hỗ trợ học viên giải quyết những khó khăn tâm lí trong quá trình học tập, rèn luyện tại các trường sĩ quan quân đội.

 

TỪ KHÓA: Khó khăn tâm lí; học viên; trường sĩ quan quân đội.

4

Nghiên cứu khoa học và biểu hiện chuyển giao kết quả nghiên cứu vào đào tạo của các trường Đại học khối Nông lâm

 

Trần Nam Tú

Bộ Giáo dục và Đào tạo

35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: trannamtu@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài báo nghiên cứu các biểu hiện, nguồn gốc có các biểu hiện và các hình thức chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào đào tạo trong các trường đại học khối Nông lâm, làm cơ sỏ nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lí chuyển giao kết quả nghiên cứu cào đào tạo. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia (đối với 40 chuyên gia) và điều tra bảng hỏi (đối với 215 cán bộ quản lí, giảng viên) từ 3 trường đại học khối Nông lâm, chỉ ra rằng có 9 biểu hiện, một số nguồn gốc và 6 hình thức phổ biến chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa họ vào đào tạo.

 

TỪ KHÓA: Nghiên cứu khoa học; đào tạo; chuyển giao kết quả nghiên cứu vào đào tạo; trường đại học khối Nông lâm.

5

Hợp tác công tư - giải pháp cho đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

 

Đặng Thị Minh Hiền

Học viện Quản lí Giáo dục

31 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Email:dtmhien.qlgd@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Việc đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất - thiết bị trường học đẩy đủ, tương thích là một nhân tố quan trọng góp phần hiện thực hóa mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW. Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận và tổng quan kinh nghiệm quốc tế về hợp tác công tư trong giáo dục nói chung, trong đầu tư cơ sở vật chất – thiết bị trường học nói riêng cùng với việc phân tích bối cảnh chung của Việt Nam hiện nay, tác giả bài viết đã đưa ra một số đề xuất về hướng vận dụng mô hình hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở vật chất – thiết bị cho các nhà trường phổ thông Việt Nam giai đoạn tới, nhằm hướng tới góp phần thực hiện thành công những mục tiêu của đổi mới giáo dục phổ thông.

 

TỪ KHÓA: Hợp tác công tư; cơ sở vật chất; thiết bị; đổi mới giáo dục phổ thông.    

6

Tham vấn học đường là phương tiện hỗ trợ điều trị rối loạn nhân cách ở học sinh phổ thông

 

Hồ Viết Lương

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: hovietluong9981@yahoo.com.vn

 

TÓM TẮT:

Rối loạn nhân cách là thuật ngữ khoa học được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như tâm lí học nhân cách, tâm lí học trị liệu, y học lâm sàng tâm thần (y khoa chữa bệnh tâm thần) dùng để chỉ các triệu chứng rối nhiễu, lệch lạc trong nhận thức, hành vi và thái độ của các cá nhân trong các nhóm xã hội khác nhau, trong đó có trường học phổ thông. Bài viết cung cấp cho giáo viên trường phổ thông các thông tin nhận diện cụ thể các kiểu rối loạn nhân cách trong y học lâm sàng. Ở đây, chính là các biểu hiện lệch lạc ở học sinh cần được hỗ trợ từ tham vấn học đường.

 

TỪ KHÓA: Nhân cách; rối loạn nhân cách; tham vấn học đường; tham vấn tâm lí; hành vi lệch chuẩn; khó khăn tâm lí ở học sinh.

7

Giải pháp quản lí đào tạo tại các học viện, trường đại học công an theo chuẩn đầu ra

 

Ngô Văn Khánh

Học viện An ninh Nhân dân

Số 125 Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Email: ngovankhanh_an@yahoo.com

 

TÓM TẮT:

Từ năm 2009, các học viện, trường đại học công an nhân dân bắt đầu thực hiện đào tạo theo Chuẩn đầu ra. Quá trình quản lí đào tạo giữ vai trò quan trọng trong định hướng và đảm bảo chất lượng đào tạo theo Chuẩn đầu ra ở các học viện, trường đại học. Bảy giải pháp quản lí đào tạo theo Chuẩn đầu ra được nêu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lí đào tạo theo Chuẩn đầu ra ở các học viện, trường đại học công an nhân dân.

 

TỪ KHÓA: Chuẩn đầu ra; quản lí đào tạo; quá trình đào tạo; công an nhân dân.

8

Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lí trưởng khoa ở một số trường đại học

 

Nguyễn Thế Thắng

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: thangvcl@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết cung cấp thông tin về lập kế hoạch để quản lí bồi dưỡng năng lực quản lí cho trưởng khoa trường ĐH, trong đó khái quát hóa về trưởng khoa và các khía cạnh về bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ này ở nhà trường đại học. Bài viết cũng đề cập đến những nhận định tích cực từ bốn nhóm ý kiến về lập kế hoạch từ các trường đại học, đồng thời đưa ra những nhận định chung về lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lí cho trưởng khoa trường đại học hiện nay. 

 

TỪ KHÓA: Trưởng khoa; lập kế hoạch; bồi dưỡng; đánh giá nhu cầu.

9

Chuẩn đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội của học sinh trung học phổ thông

 

Nguyễn Thành Ngọc Bảo

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, quận 5,Thành phố Hồ Chí Minh,Việt Nam  

Email: baontn@hcmue.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài viết đề xuất chuẩn đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội của học sinh trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đánh giá năng lực của chương trình môn Ngữ văn mới. Nội dung chính bao gồm: 1/ Khái niệm năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội của học sinh trung học phổ thông; 2/Cấu trúc năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội của học sinh trung học phổ thông; 3/ Biểu hiện của năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội của học sinh trung học phổ thông; 4/ Các mức độ phát triển của năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội của học sinh trung học phổ thông; 5/ Chuẩn đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội của học sinh trung học phổ thông.

 

TỪ KHÓA: Năng lực; năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội; chuẩn đánh giá.

10

 

Phiếu học tập - hình thức học tập có hiệu quả trong dạy học đọc hiểu văn bản văn chương ở trường trung học phổ thông

 

Trần Thị Hạnh Phương

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Xuân Hòa, Mê Linh, Vĩnh Phúc, Việt Nam

Email: hanhphuong2003@gmail.com

 

TỪ KHÓA:

Thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết: Tạo ra nguồn nhân lực, những công dân tương lai cho đất nước, cho toàn cầu. Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo, chủ động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở nhà trường trung học phổ thông, Ngữ văn là môn học giúp học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất cốt lõi và đặc thù, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Dạy học đọc hiểu văn bản văn học theo hướng phát triển năng lực người học đòi hỏi giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh trong giờ học để học sinh làm việc, trao đổi, tranh luận và tự rút ra những kết luận cần thiết cho bản thân. Xây dựng hệ thống phiếu học tập và tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động với phiếu học tập qua mỗi giờ đọc hiểu văn bản văn chương là một trong nhiều hình thức học tập phát huy tính sáng tạo, tính chủ động, tích cực của học sinh; hướng đến mục tiêu cao cả của dạy học Ngữ văn ở nhà trường trung học phổ thông.

 

TỪ KHÓA: Phiếu học tập; năng lực Ngữ văn; hoạt động học tập; đọc hiểu; dạy học đọc hiểu.

11

 

 

Một tiếp cận có tính kiến tạo trong dạy học bất phương trình bậc nhất một ẩn

 

Phạm Sỹ Nam

Email: psnam@sgu.edu.vn

Đỗ Thị Diên

Email: dtdien@sgu.edu.vn

Trường Đại học Sài Gòn

273 An Dương Vương, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

 

TÓM TẮT:

Bất phương trình bậc nhất là một khái niệm khó dạy trong chương trình, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc giúp học sinh xây dựng kiến thức và tạo cơ hội cho học sinh kết nối với thực tiễn. Bằng tiếp cận có tính kiến tạo, nghiên cứu này thiết kế các nhiệm vụ toán học hỗ trợ học sinh trong việc kiến tạo khái niệm và cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thực nghiệm cho phép học sinh hình thành các giả thuyết; kiểm nghiệm, bác bỏ những quan niệm sai và xây dựng kiến thức về bất phương trình bậc nhất một ẩn một cách dễ dàng hơn.

 

Từ khóa: Bất phương trình bậc nhất; thuyết kiến tạo; bài toán có liên quan với thực tiễn.

12

Vận dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia trong chương trình thúc đẩy bình đẳng giới, giáo dục trẻ em gái và phụ nữ trong trường trung học cơ sở

 

Trần Công Phong

Email: tcphong@moet.edu.vn

Nguyễn Ngọc Ánh

Email: anh.vnies.edu@gmail.com

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Bài viết này giới thiệu về phương pháp tập huấn có sự tham gia được sử dụng trong các khóa tập huấn, các hoạt động thực hành của Chương trình Phóng viên Nhỏ về Bình đẳng Giới. Mục tiêu của các khóa tập huấn trong chương trình này là nhằm nâng cao kiến thức về giới và bình đẳng giới cho các đối tượng liên quan. Ngoài ra, các thầy cô giáo trong ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh ở các trường trung học cơ sở, các phụ huynh học sinh và nhiều đối tượng quan tâm khác có thể tham khảo phương pháp tập huấn có sự tham gia để tổ chức những khóa tập huấn về nâng cao nhận thức, tăng cường khả năng tham gia các hoạt động xã hội và bồi dưỡng kĩ năng thực hiện công tác truyền thông cho học sinh.

 

TỪ KHÓA: Phương pháp tập huấn có sự tham gia; bình đẳng giới; vấn đề liên quan đến giới; giáo dục trẻ em gái và phụ nữ; trung học cơ sở.

13

Cơ sở lí luận quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực

 

Trần Đăng Khởi

Học viện Dân tộc

Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Email: trandangkhoivp@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở nước ta hiện nay, đội ngũ giáo viên và chất lượng đội ngũ giáo viên có một tầm quan trọng hết sức to lớn. Điều đó càng có ý nghĩa với đội ngũ giáo viên trung học cơ sở. Chất lượng đội ngũ giáo viên được thể hiện chủ yếu trong năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Xuất phát điểm của năng lực nghề nghiệp của giáo viên chính là năng lực được đào tạo trong trường sư phạm. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp sau đó, năng lực này có được nâng cao và phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Chính vì vậy mà quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở ngày càng có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn. Trong bài viết này, tác giả muốn làm sáng tỏ hai vấn đề chính mang tính cơ sở lí luận của việc quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở, đó là các mô hình năng lực giáo viên và quy trình quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.

 

TỪ KHÓA: Năng lực; mô hình năng lực; năng lực nghề nghiệp; quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

14

Một số đề xuất về việc vận dụng dạy học dự án tích hợp khoa học tự nhiên trong các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trường trung học cơ sở

 

Cao Thị Thặng

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: caothang.hoa@gmail.com

Lê Ngọc Vịnh

Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định

Thành phố Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam

Email: lengocvinhkhang@yahoo.com.vn

 

TÓM TẮT:

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một trong những năng lực chung rất quan trọng cần phát triển cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh trường trung học cơ sở nói riêng. Vận dụng dạy học dự án là một trong những biện pháp phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học trong từng môn học cụ thể. Tuy nhiên vận dụng dạy học dự án tích hợp khoa học tự nhiên trong dạy học các môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trường trung học cơ sở là vấn đề mới ít được nghiên cứu. Nội dung bài viết sẽ trình bày đề xuất của tác giả về vấn đề này.

 

TỪ KHÓA: Dự án; tích hợp khoa học tự nhiên; phát triển năng lực; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

15

Hình thành năng lực viết sáng tạo cho học sinh tiểu học theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông mới

 

Lê Ngọc Tường Khanh

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Email: khanhle1568@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến việc hình thành phẩm chất và năng lực của người học trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển. Trên cơ sở phân tích những “yêu cầu cần đạt” về năng lực viết sáng tạo của chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn, bài viết đề xuất một vài biện pháp nhằm hình thành năng lực viết sáng tạo cho học sinh Tiểu học.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục tiểu học; viết sáng tạo; chương trình giáo dục phổ thông mới.

16

Kết quả giáo dục của học sinh Mông, Jrai, Khmer học giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ ở tiểu học chuyển tiếp lên cấp học cao hơn - Một số đề xuất và khuyến nghị

                                                                                                             

Hà Đức Đà

Email: haducda@gmail.com

Trần Thị Yên

Email: yenttdt@gmail.com

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Số 04 Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

           

TÓM TẮT:

Kết quả thử nghiệm Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ từ mẫu giáo 5 tuổi đến hết lớp 5 cấp Tiểu học (hoàn thành giai đoạn thử nghiệm 2008-2015), đã khẳng định sự phù hợp và khả thi của giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ đối với giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số. Để có đầy đủ hơn những căn cứ khách quan về khoa học, và sự khẳng định kết quả từ thực tiễn cho nghiên cứu nhân rộng giáo dục song ngữ trên phạm vi lớn hơn, không chỉ với những dân tộc thiểu số đã thử nghiệm, và cả với những dân tộc thiểu số chưa thử nghiệm. Bài viết tập trung làm rõ các nội dung: (i) Nghiên cứu sự phát triển năng lực của trẻ em dân tộc thiểu số đã học chương trình thử nghiệm giáo dục song ngữ ở mầm non và tiểu học ở cấp học cao hơn (đang giai đoạn Trung học cơ sở); (ii) Đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị nhằm phát triển bền vững mục tiêu của nghiên cứu thử nghiệm.

 

TỪ KHOÁ: Kết quả giáo dục; giáo dục song ngữ; tiếng mẹ đẻ; dân tộc thiểu số; cấp học cao hơn.

17

Khai thác phần mềm Smart Notebook nhằm nâng cao hiệu quả dạy từ vựng tiếng Anh cấp Tiểu học

 

Vũ Thị Hồng

Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang

449 Nguyễn Chí Thanh, Rạch Sỏi, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam

Email: vuhong2011@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Mục đích của việc dạy học ngoại ngữ là người học có thể sử dụng ngôn ngữ được học như một phương tiện giao tiếp. Để làm được điều đó, người học cần có một lượng từ vựng vừa đủ để có thể diễn đạt được các tình huống cơ bản. Bài viết này tập trung bàn về ứng dụng Smart Notebook trong giảng dạy từ vựng tiếng Anh như một cách thức tăng cường hiệu quả việc ghi nhớ và khả năng sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh thích hợp cho đối tượng là học sinh tiểu học.

 

TỪ KHÓA: Dạy học ngoại ngữ; dạy từ vựng tiếng Anh; công nghệ thông tin trong dạy học.

18

Dạy học nội dung “Phương pháp dạy học Toán Tiểu học theo chủ đề” qua trải nghiệm nhằm chuẩn bị năng lực dạy Toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

 

Nguyễn Thị Kiều

Trường Đại học Đồng Tháp

783 Phạm Hữu Lầu, phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam

Email: kieunguyenspdt@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Học tập trải nghiệm đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ lí luận đến ứng dụng vào dạy học các nội dung cụ thể ở các cấp học. Việc dạy học bằng trải nghiệm trong đào tạo nghề là hình thức dạy học góp phần chuẩn bị cho sinh viên những năng lực nghề nghiệp cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về dạy học nội dung “Phương pháp dạy học Toán Tiểu học theo chủ đề” qua trải nghiệm nhằm chuẩn bị năng lực dạy Toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.

 

TỪ KHÓA: Học tập trải nghiệm; năng lực dạy Toán; giáo dục Tiểu học.

19

Tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm độ dài thời gian qua trò chơi học tập

 

Vũ Thị Diệu Thúy

Trường Đại học Hoa Lư

Xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam

Email: tienthuynb@gmail.com

 

TÓM TẮT:

 Bài viết trình bày vai trò của việc dạy trẻ nhận biết độ dài thời gian, bản chất của giáo dục dựa vào trải nghiệm, bản chất trò chơi học tập, việc cho trẻ trải nghiệm độ dài thời gian qua trò chơi học tập, qua đó trẻ nhận biết độ dài thời gian, mối quan hệ thời gian, từ chỉ thời gian; trình tự cho trẻ trải nghiệm độ dài thời gian qua trò chơi học tập; giới thiệu một số trò chơi học tập giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết độ dài thời gian phù hợp với đặc điểm và nhu cầu nhận thức của trẻ mà tác giả đã thực nghiệm ở trường mầm non.

 

TỪ KHÓA: Nhận biết độ dài thời gian; trò chơi học tập; trải nghiệm; mối quan hệ thời gian; từ ngữ chỉ quan hệ độ dài thời gian; từ ngữ chỉ quan hệ tốc độ.

20

Nghiên cứu chu trình David Kolb về học tập qua trải nghiệm vận dụng vào dạy học môn Toán ứng dụng ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

 

Tạ Quang Đông

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Số 484, đường Lạch Tray, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Email: dongtaquang@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết phân tích những luận điểm cốt lõi trong lí thuyết học tập qua trải nghiệm nói chung và chu trình bốn bước của David Kolb nói riêng. Theo đó, học tập qua trải nghiệm phải gồm các bước tuần tự: Từ các kinh nghiệm cụ thể - Quan sát, đối chiếu và phản hồi - Hình thành khái niệm trừu tượng - Thử nghiệm trong tình huống mới. Bài viết cũng phân tích việc vận dụng chu trình của David Kolb vào đối tượng cụ thể là dạy học môn Toán ứng dụng ở trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Từ đó, đưa ra những chỉ dẫn có ích cho các giảng viên khi thực hiện dạy học môn Toán ứng dụng theo định hướng trải nghiệm cho sinh viên của trường

 

TỪ KHÓA: David Kolb; Trải nghiệm; Kinh nghiệm; Toán ứng dụng.

21

Phát triển năng lực tự học cho học viên Trường Đại học Kĩ thuật Quân sự trong quá trình dạy học Vật lí đại cương

 

Trần Ngọc Dũng

Trường Sĩ quan Kĩ thuật Quân sự

189 nguyễn Oanh, phường 10, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: dungtran5180@gmail.com

Nguyễn Đình Thước

Trường Đại học Vinh

Số 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: thuocdhv@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học. Kết quả của hoạt động tự học phụ thuộc vào năng lực tự học của học viên. Dựa vào những nhiệm vụ học tập của học viên, những nhóm kĩ năng học tập, chúng tôi xác định một số nội dung năng lực tự học cần hình thành và phát triển cho học viên bằng các biện pháp cụ thể trong quá trình dạy học vật lí đại cương. Phát triển năng lực tự học là một trong những yếu tố quan trọng của nội lực thúc đẩy sự phát triển những năng lực khác của học viên, nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập môn học Vật lí đại cương.

 

TỪ KHÓA: Tự học; năng lực tự học; các biện pháp; vật lí đại cương.

22

Vận dụng Webquest trong giảng dạy học phần Lịch sử địa phương cho sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử Trường Đại học Cần T

 

Nguyễn Đức Toàn

Trường Đại học Cần Thơ

Khu II, đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam

Email: ductoan@ctu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Webquest là một mô hình dạy học mới, được xây dựng trên cơ sở phương tiện dạy học là công nghệ thông tin và Internet. Nhưng để vận dụng như thế nào vào giảng dạy, giúp sinh viên khai thác các nguồn thông tin từ Internet phục vụ quá trình nghiên cứu và học tập thì đó luôn là vấn đề trăn trở của các thầy cô giáo. Chính vì thế, việc vận dụng WebQuest vào giảng dạy cho sinh viên (nghiên cứu qua học phần Lịch sử địa phương) là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển năng lực tự học của sinh viên nhất là sinh viên Sư phạm Lịch sử. Qua đó, góp phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Webquest; phương pháp dạy học; dạy học dự án; Sư phạm Lịch sử.

23

Nghiên cứu so sánh nội dung chủ đề Hình học không gian
trong sách Toán Tiểu học của Việt Nam và Singapore

 

Trần Đức Thuận

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Email: thuantd@hcmue.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Cùng với Hình học phẳng, chủ đề Hình học không gian được nhiều nước đưa vào dạy học từ cấp Tiểu học. Học sinh Tiểu học được học về một số hình khối trong không gian, từ hình dạng đến đặc điểm của hình và một vài đại lượng hình học liên quan như độ dài, diện tích, thể tích. Bộ sách giáo khoa “My Pals are here! Maths” mà Fong Ho Kheong là chủ biên không hoàn toàn xa lạ với nhiều nhà giáo dục Toán học Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đã so sánh bộ sách giáo khoa Toán của Singapore và bộ sách giáo khoa Toán của Việt Nam, chỉ ra những sự tương đồng và khác biệt ở cấp độ vĩ mô. Cụ thể hơn những nghiên cứu đã công bố, bài viết này tập trung nghiên cứu chủ đề Hình học không gian để có những so sánh chi tiết hơn, có thể vận dụng vào việc thiết kế nội dung bài học thuộc chủ đề Hình học không gian ở Tiểu học.

 

TỪ KHÓA: Hình học không gian; nghiên cứu so sánh; sách Toán Tiểu học; Singapore; Việt Nam.