Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 13, tháng 01 năm 2019

02/05/2019 11:17 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 13, tháng 01 năm 2019

 

  

MỤC LỤC

SỐ 13 THÁNG 01.2019  

 

TT

Tên tác giả

 

Tên bài

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN

 

1

Phạm Đỗ Nhật Tiến

 

Tái cơ cấu giáo dục đại học Việt Nam trước yêu cầu thực hiện khâu đột phá chiến lược về đào tạo nhân lực trình độ cao

2

Nguyễn Tiến Hùng

Quản lí huy động nguồn lực phát triển cơ sở giáo dục

3

Trần Thị Thái Hà; Nguyễn Lê Hà

Phát triển hệ thống học liệu điện tử trợ giúp nâng cao năng lực giáo dục bảo vệ môi trường trên website tương tác cho giáo sinh các trường sư phạm

4

Thái Văn Thành;

Nguyễn Văn Ngọc

Quản lí dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông

5

Lỗ Bá Đại

 

Giải pháp đặc thù trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các học viện, trường đại học công an nhân dân

6

Đỗ Sa Kỳ

 

Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo đại học từ xa tại một số trường đại học Việt Nam

7

Nguyễn Trung Kiên

Một số vấn đề cơ bản về kĩ năng làm việc hợp tác

8

Nguyễn Văn Biên;

Lê Thị Phượng;

Phạm Thị Bích Đào

Xây dựng tài liệu học tập nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên

 

9

Vũ Văn Hưng

 

Người cán bộ quản lí trường trung học phổ thông trước bối cảnh đổi mới giáo dục

10

Đặng Thị Thúy Hằng

 

Phát triển môi trường học tập thân thiện cho học sinh trong nhà trường phổ thông

11

Cao Cự Giác,

Nguyễn Thị Phượng Liên

Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học môn Hóa học của học sinh trường trung học phổ thông

12

Nguyễn Thanh Hùng

 

năng quản lí xung đột trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông

13

Nguyễn Thị Thanh Nga

Cấu trúc năng lực sáng tạo của học sinh trong đọc hiểu văn bản văn học

14

Nguyễn Thị Quốc Minh

Nguyễn Công Trứ trong Chương trình Ngữ văn phổ thông 

15

Đỗ Đức Bình

 

Phát triển chương trình ở cấp độ lớp học (Minh họa thông qua mạch kiến thức Hình học ở trung học cơ sở)

16

Trần Thị Kim Dung

 

Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh trung học cơ sở môn ngữ văn

17

Thạch Thị Lan Anh

 

Tổ chức các hoạt động dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 theo mô hình ba giai đoạn

18

Nguyễn Thị Nga

 

Phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

19

Đỗ Thị Thu Thủy;

Tăng Thị Thùy

Mô hình đánh giá quá trình: Phản hồi để thúc đẩy học tập tự chủ của người học

 

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

 

20

Nguyễn Văn Đại

 

Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Xác suất và

Thống kê ở Học viện Khoa học Quân sự

21

Đặng Văn Hải

 

Kết quả công tác phân luồng học sinh trung học trên địa bàn tỉnh Nghệ An sau 5 năm thực hiện nghị quyết 29-NQ/TƯ về Đổi mới căn bản, toàn diện về Giáo dục và Đào tạo

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

 

22

Trần Đình Thuận;

Trần Thị Bích Ngọc

 

Tìm hiểu về giáo dục thể chất Nhật Bản qua nghiên cứu Chương trình giáo dục Tiểu học Nhật Bản

 

 

 

TÓM TẮT

 SỐ 13, THÁNG 01 NĂM 2019

 

1

Tái cơ cấu giáo dục đại học Việt Nam trước yêu cầu thực hiện khâu đột phá chiến lược về đào tạo nhân lực trình độ cao

 

Phạm Đỗ Nhật Tiến

Học viện Quản lí Giáo dục

31 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Email: phamdntien26@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Một số nghiên cứu, cùng với các ý kiến đóng góp vào việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học đã chỉ ra một số lĩnh vực mà giáo dục đại học cần tái cơ cấu để có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực hiện khâu đột phá chiến lược về đào tạo nhân lực trình độ cao. Bài viết bổ sung bằng một tiếp cận đầy đủ hơn trên cơ sở nhận dạng các điểm yếu của giáo dục đại học nước ta thông qua một tiếp cận hệ thống để vừa đánh giá chính sách phát triển nhân lực, vừa đánh giá tổng thể hệ thống giáo dục đại học. Từ đó, chỉ ra một số lĩnh vực cần tái cơ cấu, rất quan trọng nhưng hiện chưa được quan tâm thỏa đáng. Đó là: 1/Tầm nhìn và chương trình hành động; 2/ Chiến lược và việc tổ chức thực hiện; 3/ Các cơ chế khuyến khích cơ sở giáo dục đại học; 4/ Xã hội hóa theo định hướng phát triển quan hệ đối tác công - tư PPP; 5/ Cơ chế giám sát và đánh giá theo kết quả đầu ra thông qua hệ thống thông tin quản lí giáo dục đại học HEMIS.

 

TỪ KHÓA: Tái cơ cấu; giáo dục đại học; phát triển nhân lực; tiếp cận hệ thống.

2

Quản lí huy động nguồn lực phát triển cơ sở giáo dục

 

Nguyễn Tiến Hùng

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam                                                                                 Email: hunga60@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng thực hiện các mục tiêu và chiến lược phát triển cơ sở giáo dục. Vì vậy, huy động nguồn lực và quản lí huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở giáo dục được coi là chìa khóa để phát triển cơ sở giáo dục. Bài báo trình bày và phân tích những nội dung cơ bản về lí luận quản lí huy động nguồn lực để phát triển cơ sở giáo dục, bao gồm: Khái niệm và thuật ngữ liên quan, cách tiếp cận, nguyên tắc, các bên liên quan tham gia vào quy trình huy động nguồn lực và quản lí huy động nguồn lực để thực hiện thành công các mục tiêu và chiến lược phát triển cơ sở giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Nguồn lực; huy động nguồn lực; quản lí huy động nguồn lực.

3

Phát triển hệ thống học liệu điện tử trợ giúp nâng cao năng lực giáo dục bảo vệ môi trường trên website tương tác cho giáo sinh các trường sư phạm

 

Trần Thị Thái Hà

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: tranthaiha.vn738@gmail.com

 

Nguyễn Lê Hà

Trường Đại học Quy Nhơn

170 An Dương Vương, thành phố Quy Nhơn, Bình Định

Email: nguyenleha@qnu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Việt Nam là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu trên toàn cầu và đang phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề do con người gây ra, bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão lũ, tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng như sự bất thường của lượng mưa và các hình thái thời tiết khác. Một phương tiện công nghệ có tính lan truyền rộng, khả năng tương tác cao lại chưa được chú ý khai thác nhiều trong công tác nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và cộng đồng, đó chính là nâng cao nhận thức và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua website tương tác. Dựa trên cơ sở đó, bài viết trình bày một ý tưởng của nhóm nghiên cứu về phát triển hệ thống học liệu điện tử nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục bảo vệ môi trường trên website tương tác cho giáo sinh các trường sư phạm, đồng thời đưa ra khuyến nghị cần thiết.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục; học liệu; học liệu điện tử; website học tập; giáo dục bảo vệ môi trường.

4

Quản lí dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông

 

Thái Văn Thành

Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An

67 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: thaivanthanhdhv@yahoo.com  

 

Nguyễn Văn Ngọc

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Xuân Nguyên

Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Email: ngocnvqx2@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, hội nhập toàn cầu trên mọi lĩnh vực và Cách mạng công nghiệp 4.0, việc tổ chức dạy học các môn học bằng tiếng Anh trong chương trình giáo dục ở Việt Nam là việc làm tất yếu và cần thiết. Thực hiện tốt việc này sẽ giúp học sinh có đủ NL ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc quản lí dạy học môn Toán bằng tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông. Trên cơ sở phân tích thực trạng, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp quản lí dạy học môn Toán bằng tiếng Anh của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giúp các nhà trường tham khảo áp dụng để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán bằng tiếng Anh.

 

TỪ KHÓA: Dạy học; dạy Toán bằng tiếng Anh; giải pháp; năng lực; học sinh.

5

Giải pháp đặc thù trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các học viện, trường đại học công an nhân dân

 

Lỗ Bá Đại

Học viện Cảnh sát Nhân dân

Đường Phạm Văn Nghị, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Email: lobadai80@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở đại học là xu thế toàn cầu, đã và đang thực hiện ở hệ thống các trường đại học ở Việt Nam nói chung, ở các học viện, trường đại học ông an nhân dân nói riêng. Đào tạo và quản lí đào tạo theo hệ thống tin chỉ đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng còn không ít tồn tại, khó khăn do yếu tố đặc thù của ngành Công an nhân dân và các điều kiện khác trong quá trình tổ chức đào tạo và quản lí đào tạo. Để khắc phục những khó khăn, tồn tại trên cần có những những giải pháp đồng bộ trong đào tạo và quản lí đào tạo dựa trên những yếu tố đặc thù của ngành và điều kiện thực tiễn của học viện.

 

TỪ KHÓA: Giải pháp; khó khăn; đặc thù; hệ thống tín chỉ; đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

6

Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo đại học từ xa tại một số trường đại học Việt Nam

 

Đỗ Sa Kỳ

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

97 Võ Văn Tần, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: ky.ds.ou@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết nghiên cứu về thực trạng thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa tại một số trường đại học tại Việt Nam với các nội dung: 1/ Quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo đại học từ xa; 2/ Tình hình quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa tại một số cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam.Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy về đảm bảo chất lượng.

 

TỪ KHÓA: Quy trình; đảm bảo chất lượng; đào tạo đại học; đào tạo từ xa.

7

Một số vấn đề cơ bản về kĩ năng làm việc hợp tác

 

Nguyễn Trung Kiên

Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định

813 đường Trường Chinh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam

Email: trungkien.scl@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Kĩ năng làm việc hợp tác là một trong những kĩ năng quan trọng trong thời đại hiện nay, giúp mỗi người có thể hòa nhập cộng đồng xã hội, để tiến bộ, thành công trong cuộc sống và nghề nghiệp tương lai, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn xã hội. Bài viết trình bày những vấn đề cơ bản nhất của kĩ năng làm việc hợp tác, gồm: Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, cơ chế hình thành, mức độ, từ đó giúp các giáo viên có định hướng ứng dụng vào dạy học theo hướng phát triển kĩ năng làm việc hợp tác, đáp ứng được yêu cầu về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực người học hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Hợp tác; kĩ năng hợp tác; làm việc hợp tác; kĩ năng làm việc hợp tác.

8

Xây dựng tài liệu học tập nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên  

 

Nguyễn Văn Biên

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email:biennv@hnue.edu.vn

 

Lê Thị Phượng

Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: lethiphuong.dhgd@gmail.com

 

Phạm Thị Bích Đào

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email:dao311@gmail.com

 

TÓM TẮT:

 Phát triển năng lực khoa học tự nhiên là mục tiêu trọng tâm của môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Để đạt được mục tiêu đó, ngoài việc thay đổi phương pháp dạy học còn đòi hỏi cần có sự thay đổi trong các tài liệu dạy học cả về nội dung và hình thức. Do đó, việc xây dựng các tài liệu học tập cho học sinh để thuận tiện cho việc tổ chức dạy học phát triển năng lực là hết sức cần thiết.Từ những nguyên tắc về xây dựng và sử dụng tài liệu học tập nhằm hỗ trợ hoạt động dạy học phát triển năng lực, nhóm tác giả xây dựng tài liệu theo cấu trúc của các chuỗi hoạt động học tập phổ biến. Đó là: Tìm hiểu - dự đoán - kiểm nghiệm; Quan sát - thu thập thông tin - thảo luận; Đặt câu hỏi - Phân tích - Thảo luận; Vận dụng - chế tạo - thử nghiệm. Cũng trong bài báo này, nhóm tác giả phân tích một số ví dụ trong tài liệu học tập để làm rõ khả năng phát triển năng lực khoa học tự nhiên trong từng hoạt động tương ứng. Các tài liệu đã xây dựng cũng được sử dụng trong dạy thực nghiệm tại các trường trung học cơ sở và phân tích ban đầu.

 

TỪ KHOÁ:Tài liệu học tập; phát triển năng lực; năng lực khoa học tự nhiên.

9

Người cán bộ quản lí trường trung học phổ thông trước bối cảnh đổi mới giáo dục

 

Vũ Văn Hưng

Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Số 35, đại lộ Lê Lợi, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa,

tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Email: vuhunghdu@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trên cơ sở định hướng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tác giả tiến hành nghiên cứu phân tích làm rõ các yêu cầu về: Vị trí, vai trò, đặc trưng lao động, các tiêu chuẩn và tiêu chí của người cán bộ quản lí nhà trường trung học phổ thông.Từ đó, hình thành mô hình tổng quát về nhân cách của người cán bộ quản lí nhà trường trung học phổ thông (nhân cách nhà giáo; nhân cách nhà quản lí, nhân cách nhà lãnh đạo, nhân cách nhà hoạt động xã hội và nhân cách nhà hợp tác quốc tế về giáo dục phổ thông), đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.

 

TỪ KHÓA: Đổi mới giáo dục; cán bộ quản lí; nhà trường trung học phổ thông; nhân cách.

10

Phát triển môi trường học tập thân thiện cho học sinh trong nhà trường phổ thông

 

Đặng Thị Thúy Hằng

Trường Trung học cơ sở Phan Bội Châu

Đường ĐHT 30, khu phố 4, phường Đông Hưng Thuận,

quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: danghangpbc12@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Trong nhà trường phổ thông, học sinh dành phần lớn thời gian để học tập cùng với giáo viên và các bạn tại trường, nơi học sinh tiếp nhận kiến thức, kĩ năng và thái độ từ chương trình giáo dục phổ thông, làm nền tảng phát triển năng lực trong các lĩnh vực khác nhau trong tương lai và là nơi học sinh hình thành và phát triển nhân cách, phương pháp học tập, hành vi ứng xử tích cực giữa bản thân với mọi người và môi trường xung quanh.Do vậy, môi trường học tập thân thiện có tầm quan trọng không nhỏ trong việc hoàn thiện phẩm chất và năng lực cho học sinh. Bài viết trình bày một số nội dung liên quan đến vai trò và giải pháp phát triển môi trường học tập thân thiện, làm cơ sở lí luận cho các nghiên cứu tiếp theo và là thông tin cơ bản để các trường phổ thông lựa chọn nội dung, cách tiếp cận phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường trong phát triển môi trường học tập thân thiện và đặc biệt là hình thành chân dung người học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

 

TỪ KHÓA: Môi trường học tập thân thiện; môi trường học tập tích cực; bầu không khí học tập.

11

Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học môn Hóa học của học sinh trường trung học phổ thông

 

Cao Cự Giác

Trường Đại học Vinh

182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: giaccc@vinhuni.edu.vn

 

Nguyễn Thị Phượng Liên

Trường Đại học Sài Gòn

273 An Dương Vương, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: ntpl1912@yahoo.com

 

TÓM TẮT:

Ngày nay, nền giáo dục Việt Nam đang hướng đến việc phát triển năng lực toàn diện cho học sinh, trong đó có năng lực tự học. Một trong các biện pháp để bồi dưỡng năng lực tự học môn Hóa học cho học sinh trường Trung học phổ thông là sử dụng bài tập tự học môn Hóa học. Để kiểm tra, đánh giá sự phát triển năng lực tự học của học sinh sau khi các em sử dụng bài tập tự học môn Hóa học, chúng tôi đã thiết kế bộ công cụ đánh giá. Bộ công cụ này cũng sẽ giúp giáo viên và các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục điều chỉnh quá trình bồi dưỡng năng lực tự học môn Hóa học cho học sinh ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

 

TỪ KHÓA: Tự học; năng lực tự học; khung năng lực; bộ công cụ đánh giá; hóa học.

12

năng quản lí xung đột trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông

 

Nguyễn Thanh Hùng

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

32 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam

Email: tuanhung27@yahoo.com

 

TÓM TẮT:

Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng kĩ năng quản lí xung đột trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông. Dữ liệu thu thập được từ 268 học sinh trung học phổ thông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy kĩ năng này của học sinh trung học phổ thông đang còn hạn chế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị đã được đề xuất nhằm hỗ trợ học sinh trung học phổ thông nâng cao kĩ năng quản lí xung đột.

 

TỪ KHOÁ: Kĩ năng; quản lí xung đột; học sinh trung học phổ thông.

13

Cấu trúc năng lực sáng tạo của học sinh trong đọc hiểu văn bản văn học

 

Nguyễn Thị Thanh Nga

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: ngavnincom@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học, trong đó có năng lực sáng tạo.Từ định hướng trên, bài viết tập trung làm rõ cấu trúc năng lực sáng tạo của học sinh trong đọc hiểu văn bản văn học. Bài viết đã trình bày tổng quan một số quan niệm về năng lực sáng tạo, năng lực sáng tạo trong môn Ngữ văn.Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra quan niệm về năng lực sáng tạo trong đọc hiểu văn bản văn học, đề xuất cấu trúc năng lực sáng tạo trong đọc hiểu văn bản văn học với các thành tố và chỉ số cụ thể. Tác giả bài viết đồng thời đã thiết lập được bảng mô tả đường phát triển năng lực sáng tạo của HS trong đọc hiểu văn bản văn học với các mức độ từ thấp đến cao.

 

Từ khóa: Chương trình; năng lực sáng tạo; cấu trúc năng lực sáng tạo; đọc hiểu; văn bản văn học; trường trung học cơ sở.

14

Nguyễn Công Trứ trong Chương trình Ngữ văn phổ thông

 

Nguyễn Thị Quốc Minh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Số 10 -12 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: ntquocminh1212@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Nguyễn Công Trứ có một vai trò và vị trí quan trọng trong văn chương đầu Triều Nguyễn nên hầu hết các bộ văn học sử Việt Nam đều có chương viết riêng về thơ văn của ông. Tác gia Nguyễn Công Trứ được đưa vào giảng dạy trong chương trình từ Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông, rồi đến khoa Ngữ văn bậc Đại học. Riêng ở chương trình phổ thông, Nguyễn Công Trứ được học như một trong những tác gia tiêu biểu nhất của văn học trung đại. Hiện nay, chương trình phổ thông đang dạy bài Bài ca ngất ngưởng, trong sách Ngữ văn 11 tập một, ở cả hai bộ sách cơ bản và nâng cao. Sách biên soạn đã lâu nhưng văn bản, chú giải, soạn giảng cho Bài ca ngất ngưỡng vẫn còn có một số vấn đề sai sót cần phải bổ sung, làm rõ. Bài viết này trình bày về các vấn đề đó, và đề xuất một số ý kiến với mong muốn biên soạn về thơ văn Nguyễn Công Trứ tốt hơn trong chương trình Ngữ văn sắp tới.  

 

TỪ KHÓA: Nguyễn Công Trứ; Bài ca ngất ngưởng; chương trình Ngữ văn; tác phẩm văn học.

15

Phát triển chương trình ở cấp độ lớp học

(Minh họa thông qua mạch kiến thức Hình học ở Trung học cơ sở)

 

Đỗ Đức Bình

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam

81 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Email: binhorsay.duc.do@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Một trong những xu hướng được quan tâm trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông là tăng quyền tự chủ của các địa phương, nhà trường trong triển khai thực hiện chương trình. Chương trình  giáo dục phổ thông - chương trình tổng thể (ban hành ngày 26 tháng12 năm 2018) được xây dựng theo hướng mở, với tinh thần: “Bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng  giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở  giáo dục” [1]. Điều này nhấn mạnh vai trò của việc triển khai một chương trình giáo dục sao cho phù hợp với việc học tập của học sinh, với năng lực của giáo viên và điều kiện dạy học (tính khả thi của chương trình giáo dục). Vì vậy, khi triển khai một chương trình giáo dục, người ta có thể đề cập các mức độ như: chương trình quốc gia; chương trình địa phương; chương trình nhà trường; chương trình cấp độ lớp học (gọi tắt là chương trình lớp học).Trong bài viết này, chúng tôi trình bày: 1/ Quan niệm về chương trình lớp học; 2/ Đề xuất quy trình, nội dung và cách thức phát triển chương trình lớp học; 3/ Ví dụ minh họa về phát triển chương trình lớp học (thông qua mạch kiến thức Hình học) trong dạy học môn Toán ở trường Trung học cơ sở.

 

TỪ KHOÁ: Phát triển chương trình; cấp độ lớp học; môn Toán; mạch kiến thức Hình học; Trung học cơ sở.      

16

Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh trung học cơ sở môn Ngữ văn

 

Trần Thị Kim Dung

Bộ Giáo dục và Đào tạo

35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: ttkdung@moet.gov.vn

 

TÓM TẮT:

Đánh giá năng lực nói chung và năng lực đọc hiểu văn bản là một trong những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu trong nhà trường phổ thông hiện nay. Trong những năm gần đây, hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn nói chung và đánh giá năng lực đọc hiểu nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song những bất cập trong đánh giá năng lực đọc hiểu vẫn đang tồn tại. Trên cơ sở phân tích thực trạng đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh trung học cơ sở môn Ngữ văn, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục một số bất cập trong việc đánh giá năng lực đọc hiểu, cụ thể: Bám sát mục tiêu dạy học Ngữ văn trong nhà trường; Linh hoạt trong tiếp cận nội dung dạy học để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh; Tạo sự kết nối giữa phương pháp dạy học đọc hiểu với đánh giá năng lực đọc hiểu; Ngoài ra, những điều kiện thực hiện đánh giá năng lực cũng cần được đảm bảo (Chất lượng và số lượng các bộ công cụ sử dụng trong đánh giá; Năng lực của giáo viên; Nhận thức của học sinh, phụ huynh, xã hội về đánh giá theo định hướng phát triển năng lực,…).

 

TỪ KHÓA: Năng lực; đánh giá năng lực; năng lực đọc hiểu văn bản; học sinh trung học cơ sở; môn Ngữ văn.

17

Tổ chức các hoạt động dạy học đọc hiểu theo đinh hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 theo mô hình ba giai đoạn

 

Thạch Thị Lan Anh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Email: gau109@yahoo.com

 

TÓM TẮT:

Năng lực đọc hiểu trong nhà trường phổ thông cần được thể hiện ra thành khả năng hành động của người học. Vì vậy, muốn cho HS có năng lực đọc hiểu, phải thực hiện tổ chức các hoạt động học tập cho HS. Việc làm này cần được thực hiện ngay từ lớp 1. Dạy học đọc hiểu cho HS lớp 1 theo mô hình ba giai đoạn là một hướng nghiên cứu mới, đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lực người học.

 

TỪ KHÓA: Đọc hiểu; tiến trình dạy đọc hiểu; mô hình ba giai đoạn.

18

Phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học

 

Nguyễn Thị Nga

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Số 4 Trịnh Hoài Đức, Hà Nội,Việt Nam

Email: ngattmn@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Khả năng suy luận có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người, khả năng này cần được quan tâm phát triển ngay từ độ tuổi mẫu giáo. Vì vậy, bài viết này đưa ra một số biện pháp phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học. Các biện pháp này đã được thực nghiệm và đã chứng minh được tính hiệu quả, tính khả thi cao.

 

TỪ KHÓA: Suy luận; mẫu giáo; khám phá khoa học.

19

Mô hình đánh giá quá trình: Phản hồi để thúc đẩy học tập tự chủ của người học

 

Đỗ Thị Thu Thủy

Trường Đại học Hải Phòng

171, Phan Đăng Lưu, Ngọc Sơn, Kiến An, Hải Phòng, Việt Nam

Email: thuythithudo@gmail.com

Tăng Thị Thùy

Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội

144, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: thuytang@vnu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài viết trình bày bản chất và sự cần thiết của quá trình học tự chủ của người học trong bối cảnh nền giáo dục phải đối mặt với những tác động hai chiều của sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kĩ thuật và công nghệ diễn ra trên nhiều bình diện. Bên cạnh đó, bài viết chỉ ra mô hình thể hiện sự tác động tích cực hay mối quan hệ mật thiết và ràng buộc giữa đánh giá quá trình (Đánh giá hình thành – Formative Assessment) của người dạy thông qua phản hồi đến người học và đến việc học tập tự chủ của người học. Nâng cao hiệu quả đánh giá của người dạy thông qua hình thức phản hồi đến người học là cách làm thiết thực để đảm bảo và phát huy hiệu quả của việc học tập tự chủ của người học từ đó nâng cao chất lượng đầu ra (kết quả học tập).

 

TỪ KHÓA: Học tập tự chủ (tự điều chỉnh); đánh giá quá trình; phản hồi; người dạy; người học.

 

20

Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Xác suất và

Thống kê ở Học viện Khoa học Quân sự

 

Nguyễn Văn Đại

Học viện Khoa học Quân sự

Số 322, Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Email: ngvdai75@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về vấn đề vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Xác suất và Thống kê cho học viên chuyên ngành Trinh sát Kĩ thuật tại Học viện Khoa học Quân sự. Trong bài, tác giả đưa ra một số ví dụ, bài tập và chủ đề tích hợp giữa kiến thức Xác suất và Thống kê với kiến thức về Lí thuyết thông tin. Từ những ví dụ tích hợp, bài tập tích hợp và chủ đề tích hợp đã trình bày, giảng viên có thể sử dụng, vận dụng trong dạy học môn Xác suất và Thống kê cho học viên chuyên ngành Trinh sát Kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, hướng tới việc hình thành phát triển năng lực nghề nghiệp của học viên được tốt hơn.

 

TỪ KHÓA: Xác suất và Thống kê; tích hợp; thám mã; Lí thuyết thông tin.

21

Tình hình thực hiện phân luồng học sinh trung học trên địa bàn tỉnh Nghệ An sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về Đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo

 

Đặng Văn Hải

Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An

Số 67, Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: haidv@nghean.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Công tác phân luồng cho học sinh trung học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần quyết định trong việc tạo được nguồn nhân lực phù hợp cơ cấu, trình độ để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương cũng như của đất nước.Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TƯ ngày 04 tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, công tác phân luồng học sinh tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có được những kết quả nhất định, song kết quả chưa đạt theo chỉ tiêu đề ra. Do đó, cần phải đánh giá cụ thể nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả công tác phân luồng học sinh trung học, đặc biệt là học sinh sau trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

 

TỪ KHÓA: Phân luồng; trung học; học sinh trung học; giáo dục và đào tạo; nghị quyết.

22

Tìm hiểu về giáo dục thể chất Nhật Bản qua nghiên cứu Chương trình giáo dục Tiểu học Nhật Bản

 

Trần Đình Thuận

Bộ Giáo dục và Đào tạo

35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Email: tdthuan@moet.gov.vn

Trần Thị Bích Ngọc

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: ngocttb@hnue.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài viết đưa ra một số phát hiện về chương trình giáo dục Nhật Bản, gồm có những phát hiện về mục tiêu chương trình chung, chương trình giáo dục và sách, đội ngũ giáo viên, học sinh và các vấn đề khác. Những phát hiện thú vị về chương trình giáo dục Thể chất của Nhật Bản bao gồm mục tiêu chương trình giáo dục Thể chất cho học sinh tiểu học, nội dung phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp dạy học và đánh giá. Từ đó, tác giả đề xuất 09 biện pháp vận dụng cho giáo dục thể chất ở Việt Nam.

 

TỪ KHÓA: Giáo dục thể chất; giáo dục Tiểu học Nhật Bản; chương trình giáo dục Nhật Bản.