Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 12, tháng 12 năm 2018

09/04/2019 10:16 GMT+7
Mục lục và tóm tắt tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 12, tháng 12 năm 2018

TT

Tên tác giả

Tên bài

 

NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN:

 

1

Phan Trọng Ngọ;

Lê Minh Nguyệt

Phẩm chất nhân cách và định hướng biện pháp giáo dục phẩm chất nhân cách học sinh phổ thông   

2

Trương Thị Hoa

 

Thực trạng năng lực tư vấn hướng nghiệp của sinh viên Đại học Sư phạm

3

Lã Thành Trung

Phát triển đội ngũ trưởng khoa trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực - Thực trạng và giải pháp

4

Nguyễn Mạnh Cường

Học tập đích thực (Authentic learning) - Một phương pháp dạy học tích cực trong thời đại công nghiệp lần thứ tư

5

Phạm Ngọc Dương;

Nguyễn Ngọc Ánh;

Hoàng Thị Minh Anh;

Nguyễn Hoàng Giang

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc triển khai công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học

6

Đặng Thành Dũng

 

Một số giải pháp phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập Việt Nam

7

Ngô Thị Trang

 

Thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm

8

Lê Khánh Tuấn

 

Xây dựng văn hoá nhà trường nhìn từ các yếu tố của tổ chức

9

Huỳnh Văn Sơn

 

Dự báo số học sinh và số trẻ đến trường ở Việt Nam tầm nhìn 2035

10

Nguyễn Ngọc Linh

 

Xây dựng phần mềm dạy học Sinh học cấp độ cơ thể theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện

11

Nguyễn Thị Sửu;

Quách Văn Long

 

Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trường trung học phổ thông chuyên thông qua sử dụng bài tập Hóa học Hữu cơ trong dạy học Hóa học

12

Nguyễn Mậu Đức;

Nguyễn Thị Phương Thúy

 

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua chủ đề dạy học tích hợp “Etanol và cuộc sống”

 

13

Trần Thị Yên

 

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số - Một số đề xuất và khuyến nghị

14

Phạm Diệp Huệ Hương;

Nguyễn Thị Chi

Định hướng giáo dục về trường học an toàn trong phòng chống thiên tai thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học

 

15

Trần Thị Tâm Minh

Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non

 

NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC:

 

16

Lê Thị Kim Loan

Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của sinh viên sư phạm: Khảo sát tại 05 trường đại học ở Việt Nam

17

Hoàng Lệ;

Dương Thị Kim Oanh

Giáo dục đạo đức phật giáo cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

18

Lương Hoàng Hên

Cải tiến hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận mô hình CDIO tại Trường Đại học Xây dựng Miền Tây                                

19

Đỗ Khánh Năm;

Nguyễn Văn Thái

Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

 

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI:

 

20

Nguyễn Đức Ca;

Đinh Văn Thái

 

Những kinh nghiệm đổi mới trong giáo dục trên thế giới và bài học tham khảo cho giáo dục Việt Nam

21

Sivone Ruevaibounthavy

Một số giải pháp quản lí chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

 

TÓM TẮT

 SỐ 12, THÁNG 12 NĂM 2018

 

1

Phẩm chất nhân cách và định hướng biện pháp giáo dục phẩm chất nhân cách học sinh phổ thông   

 

Phan Trọng Ngọ

Email: Ngotamly@gmail.com

Lê Minh Nguyệt

Email: nguyet.daihocsupham@gmail.com

 

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Bài viết phân tích các quan niệm trong tâm lí học về nhân cách và phẩm chất nhân cách.Từ đó, xác lập một định nghĩa có tính thao tác về nhân cách và phẩm chất nhân cách theo tiếp cận hệ thống. Một dung lượng lớn của bài báo đề cập tới những phẩm chất nhân cách cần được hình thành và phát triển ở học sinh phổ thông hiện nay và một số định hướng về biện pháp giáo dục nhữngphẩm chất nhân cách học sinh trong nhà trường phổ thông.

 

TỪ KHOÁ: Nhân cách; phẩm chất nhân cách; các phẩm chất nhân cách; học sinh phổ thông; biện pháp giáo dục phẩm chất nhân cách; học sinh phổ thông.

2

Thực trạng năng lực tư vấn hướng nghiệp của sinh viên Đại học Sư phạm

 

Trương Thị Hoa

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: hoatlgd.dhsphn@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết mô tả thực trạng năng lực tư vấn hướng nghiệp của sinh viên sư phạm. Năng lực tư vấn hướng nghiệp được xác định bởi các tiêu chí như sau: Phân loại các vấn đề liên quan đến lựa chọn ngành, nghề của học sinh; Đánh giá các các đặc điểm thể chất, tâm, sinh lí của HS; Thực hiện tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, hầu hết năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên Đại học Sư phạm đạt ở mức độ thấp và trung bình.

 

TỪ KHOÁ: Năng lực; tư vấn hướng nghiệp; sinh viên Đại học Sư phạm; học sinh.

3

Phát triển đội ngũ trưởng khoa trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực - Thực trạng và giải pháp

 

Lã Thành Trung

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

127 Trương Định, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: Latrung9382@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Phát triển đội ngũ trưởng khoa của trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Bài viết bàn về việc phát triển đội ngũ trưởng khoa của trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực: Thực trạng và giải pháp.Tác giả bài viết làm rõ: Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ trưởng khoa của trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực; Thực trạng phát triển đội ngũ trưởng khoa của trường/khoa đại học sư phạm ở nước ta hiện nay; Giải pháp phát triển đội ngũ trưởng khoa của trường/khoa đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực.

 

TỪ KHÓA: Trưởng khoa; đại học sư phạm; phát triển; phát triển đội ngũ trưởng khoa; tiếp cận năng lực.

4

Học tập đích thực - Một phương pháp dạy học tích cực trong thời đại công nghiệp lần thứ tư

 

Nguyễn Mạnh Cường

Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

Xã Yên Thọ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Email: cnguyenmanh@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Học tập đích thực là một phương pháp dạy học xuất hiện từ những thập kỉ cuối của thể kỉ XX và đang được phát triển tại một số nước có nền giáo dục tiên tiến như: Anh, Đức, Mĩ, Úc, …và còn khá mới mẻ đối với giáo dục đào tạo ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, phương pháp giáo dục này cũng gặp phải những trở ngại trong quá trình triển khai áp dụng vào thực tế giảng dạy và chỉ mới được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển của công nghệ trong thời đại công nghiệp lần thứ tư. Bài báo này đặt vấn đề sử dụng công nghệ thực tế ảo vào trong dạy học theo phương pháp học tập đích thực nhằm làm tăng tính đích thực của các hoạt động, giúp đạt hiệu quả giáo dục mong muốn.

 

TỪ KHOÁ: Học tập đích thực; phương pháp dạy học tích cực; thực tế ảo; thời đại công nghiệp lần thứ tư; giáo dục đại học.

5

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc triển khai công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học

 

Phạm Ngọc Dương

Email: duong.vnies@gmail.com

Nguyễn Ngọc Ánh

Email: anh.vnies.edu@gmail.com

Hoàng Thị Minh Anh

Email: anglesparis2001@yahoo.com

Nguyễn Hoàng Giang

Email: giangnh.pse@gmail.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

106 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Trong những năm qua, công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên ngày càng được các cơ sở giáo dục đại học quan tâm đẩy mạnh để giúp các em học sinh lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân, nâng cao hiệu quả của công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường, nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường, đồng thời giúp công tác phân luồng học sinh sau trung học phổ thông được tốt hơn. Trong bài viết này, nhóm tác giả đã nêu rõ vị trí, vai trò của công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và kết quả khảo sát đánh giá thực trạng của công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm tại các cơ sở giáo dục đại học với hai đối tượng là: Cán bộ, giảng viên và sinh viên. Từ đó, đưa ra các giáp pháp đối với các cơ sở giáo dục đại học và cơ quản quản lí nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của việc triển khai công tác này tại các cơ sở giáo dục đai học.

 

TỪ KHÓA: Hướng nghiệp; tư vấn việc làm; sinh viên; các cơ sở giáo dục đại học.

6

Một số giải pháp phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập Việt Nam

 

Đặng Thành Dũng

 

Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

144 Xuân Thủy,Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: dtdung@vnu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài viết khái quát thực trạng cơ chế phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho đại học công lập hiện nay ở Việt Nam, đồng thời nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho các trường đại học công lập. Từ đó, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp phân bổ ngân sách nhà nước đối với giáo dục đại học công lập như: Tăng cường các nguồn lực tài chính tại các trường đại học công lập; Phân loại các ngành, chuyên ngành, chuyên ngành để thực hiện cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho các trường đại học công lập.

 

TỪ KHÓA: Ngân sách nhà nước; giáo dục đại học; đại học công lập.

7

Thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm

 

Ngô Thị Trang

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Số 32 đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam

Email: ngotrangedu@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong quá trình đào tạo ở các trường đại học sư phạm có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ phản ánh thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên mà qua đó còn cung cấp những thông tin phản hồi kịp thời để giảng viên và sinh viên điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp.

 

TỪ KHÓA: Năng lực nghiên cứu khoa học; phát triển năng lực nghiên cứu khoa học; phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm.

8

Xây dựng văn hoá nhà trường nhìn từ các yếu tố của tổ chức

 

Lê Khánh Tuấn

Trường Đại học Sài Gòn

273  An Dương Vương, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: lktuan88@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Xây dựng văn hoá nhà trường là một trong những nội dung quan trọng, có tính thời sự ở các cơ sở giáo dục hiện nay. Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng văn hoá nhà trường. Bài viết giới thiệu cách tiếp cận nội dung xây dựng văn hoá nhà trường từ các yếu tố mang tính hệ thống của một tổ chức. Với cách tiếp cận này, nhà quản lí có thể tiến hành quản lí hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường theo hướng hoàn thiện các yếu tố của tổ chức, từ đó vừa xác lập các giá trị cốt lõi về chất lượng, vừa khắc đậm các giá trị chiều sâu về văn hoá, để khẳng định thương hiệu nhà trường.

 

TỪ KHOÁ: Văn hoá; nhà trường; xây dựng văn hoá nhà trường; các yếu tố của Tổ chức.

9

Dự báo số học sinh và số trẻ đến trường ở Việt Nam tầm nhìn 2035

 

Huỳnh Văn Sơn

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: sonhuynhts@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết trình bày kết quả dự báo số trẻ và số học sinh đến trường tại Việt Nam tầm nhìn đến năm 2035. Kết quả cho thấy, trẻ nhà trẻ trên toàn quốc tăng mạnh từ 2010 đến 2020 và có xu hướng giảm ngay sau đó ở mốc 2025, 2035. Riêng cột mốc đến năm 2030, số trẻ và số học sinh đến trường tăng so với năm 2025 nhưng không đáng kể. Ở giáo dục phổ thông, số học sinh tiểu học tăng dần liên tiếp đến năm 2025 và giảm không đáng kể ở  năm 2030, 2035. Số học sinh Trung học cơ sở giảm ở năm 2015 so với năm 2010, nhưng tăng đều đến năm 2030. Từ năm 2015, số học sinh Trung học phổ thông giảm đáng kể so với năm 2010. Thế nhưng số này tăng liên tiếp và liên tục đến năm 2035 theo cột mốc dự báo. Kết quả này là cơ sở khoa học, là luận cứ quan trọng để định hướng nhu cầu đào tạo giáo viên  cũng như đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện khác có liên quan đến phát triển giáo dục.

 

TỪ KHÓA: Dự báo; số trẻ và số HS đến trường; tầm nhìn 2035.

10

Xây dựng phần mềm dạy học Sinh học cấp độ cơ thể theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện

 

Nguyễn Ngọc Linh

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

387 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: hoalinh68@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Phần mềm dạy học Sinh học Lớp 11 của Việt Nam theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện được xây dựng trên quy trình gồm 8 bước với 4 nguyên tắc cơ bản có chức năng diễn đạt và tổ chức kiến thức sách giáo khoa Sinh học 11 theo tiếp cận tích hợp truyền thông đa phương tiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đảm bảo đúng định hướng dạy học Sinh học cấp độ cơ thể ở trường trung học phổ thông.

 

TỪ KHÓA: Sinh học hệ thống; đa phương tiện; phần mềm dạy học.

11

Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trường trung học phổ thông chuyên thông qua sử dụng bài tập Hóa học Hữu cơ trong dạy học Hóa học

 

Nguyễn Thị Sửu

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Số 136  Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Email: nguuyenthisuu1949@gmail.com

Quách Văn Long

Trường Trung học phổ thông Chuyên - Đại học Vinh

Số 182, đường Lê Duẩn, thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam

Email: Vanlongquach@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Đánh giá là thành tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh các hoạt động dạy - học để đảm bảo mục tiêu và chuẩn giáo dục đề ra. Với đổi mới Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học thì việc thiết kế, sử dụng bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh phù hợp với đối tượng và biện pháp phát triển năng lực là nhiệm vụ rất quan trọng giúp giáo viên xác nhận được vị trí của người học trên đường phát triển năng lực và chuẩn năng lực đề ra. Từ đó mà giáo viên lập kế hoạch và thực hiện những can thiệp sư phạm hợp lí trong quá trình dạy học và phát triển năng lực của học sinh. Bài báo đề cập đến vấn đề thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trường trung học phổ thông chuyên thông qua việc sử dụng bài tập Hóa học Hữu cơ trong dạy học Hóa học.

 

TỪ KHÓA: Năng lực sáng tạo; bộ công cụ đánh giá năng lực sáng tạo; bài tập Hóa học Hữu cơ; học sinh trường trung học phổ thông chuyên.

12

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua chủ đề dạy học tích hợp “Etanol và cuộc sống”

 

Nguyễn Mậu Đức

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Số 20, đường Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, Việt Nam

Email: nguyenmauduc@dhsptn.edu.vn    

 

Nguyễn Thị Phương Thúy

Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

Phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Việt Nam

Email: thuyntpdb@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Muốn phát triển năng lực giải quyết vấn đề, có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, dạy học giải quyết vấn đề là một trong những con đường quan trọng nhằm phát huy tính tích cực, hình thành và phát triển tốt nhất năng lực giải quyết vấn đề cho người học.Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập tới việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp thông qua sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tích hợp thông qua chủ đề "Etanol và cuộc sống" nhằm góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông.

 

TỪ KHÓA: Năng lực; năng lực giải quyết vấn đề; Etanol và cuộc sống; dạy học tích hợp.

13

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số - Một số đề xuất và khuyến nghị

 

Trần Thị Yên

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Email: yenttdt@gmail.com

 

TÓM TẮT:

Bài viết trình bày khái quát về các giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên cả phương diện lí luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu cũng như các vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng của các chương trình, dự án, và các nghiên cứu là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng lí luận và đề xuất/khuyến nghị các giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số theo yêu cầu chương trình mới, phù hợp với đặc thù vùng dân tộc thiểu số.

 

TỪ KHOÁ: Giải pháp; tiếng Việt; học sinh tiểu học; dân tộc thiểu số.

14

Định hướng giáo dục về trường học an toàn trong phòng chống thiên tai thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học

 

Phạm Diệp Huệ Hương

Email: huehuong.vnies@gmail.com

Nguyễn Thị Chi

Email: chintc211@yahoo.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Trường học an toàn là môi trường giáo dục lành mạnh và thân thiện, trong đó học sinh và các thành viên trong nhà trường được bảo vệ cả về thể chất, trí tuệ và tâm hồn, góp phần quan trọng cho sự phát triển và thành công trong quá trình học tập của học sinh. Bài viết đề cập chủ yếu đến khía cạnh trường học an toàn ở trường tiểu học trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, trong đó đưa ra mục tiêu, nội dung và định hướng triển khai hoạt động thông qua các hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục về nội dung này trong trường tiểu học.

 

TỪ KHÓA: Định hướng giáo dục; trường học an toàn; phòng chống thiên tai; hoạt động trải nghiệm; trường tiểu học. 

15

Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non

 

Trần Thị Tâm Minh

Trường Đại học Sài Gòn

273 An Dương Vương, quân 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Email: minhtran.ece@sgu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Bài viết tổng hợp những lí luận cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non như: Khái niệm, vai trò, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình chuẩn bị, triển khai và đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Ngoài ra, bài báo cũng nêu một số yêu cầu cần có và gợi ý thiết kế nhằm giúp giáo viên mầm non ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hoạt động giáo dục hiệu quả hơn.

 

TỪ KHÓA: Ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức hoạt động giáo dục; trẻ mầm non; giáo viên mầm non.

16

Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học của sinh viên Sư phạm: Khảo sát tại 5 trường đại học ở Việt Nam

 

Lê Thị Kim Loan

Trường Đại học Phú Yên

Số 18 Trần phú, phường 7, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Việt Nam

Email: lekimloan@pyu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên, thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, phục vụ công cuộc đổi mới giáo dục Việt Nam là sứ mệnh quan trọng của các trường đào tạo giáo viên. Một trong những năng lực cơ bản, cần thiết phải hình thành và phát triển cho sinh viên sư phạm trong thế kỉ XXI là năng lực ICT.Để tìm hiểu về thực trạng năng lực ICT trong dạy học của sinh viên sư phạm, nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên 2352 sinh viên thuộc 5 ngành đào tạo giáo viên của 5 trường đại học khu vực miền Trung với 3 nội dung: 1) Thông tin về cá nhân, 2) Mức độ năng lực ICT trong dạy học và 3) Nhận thức về sự cần thiết phát triển năng lực ICT trong dạy học của sinh viên sư phạm. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên sư phạm nhận thức được sự cần thiết phát triển năng lực ICT của bản thân và trong quá trình học tập ở trường đại học năng lực ICT của họ được phát triển. Tuy nhiên, năng lực ICT của sinh viên sư phạm chỉ đạt ở mức độ trung bình và có sự khác nhau giữa các ngành, giữa nam và nữ. Kết luận rút ra từ nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng các biện pháp phát triển năng lực ICT cho sinh viên sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.

 

TỪ KHÓA: Dạy học; đào tạo giáo viên; năng lực ICT; sinh viên sư phạm.

17

Giáo dục đạo đức phật giáo cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

 

Hoàng Lệ

Email: thienngo.qd@gmail.com

Dương THị Kim Oanh

Email: oanhdtk@hcmute.edu.vn

 

Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Số 1, Võ Văn Ngân, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Bài viết đề cập đến một số vấn đề liên quan đến giáo dục đạo đức phật giáo trong đời sống Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Ngày nay, đời sống vật chất phát triển đã tác động tiêu cực đến nếp sống vốn thanh cao của người tu sĩ trẻ trong chốn thiền môn, khiến họ quên đi lí tưởng ban đầu của mình. Với ưu tư ấy, bài viết tập trung vào các chuẩn mực đạo đức trong môi trường học đường của Phật giáo nhằm giúp các Tăng Ni sinh viên có được định hướng đúng đắn, vừa thích nghi được với các công nghệ hiện đại, vừa phù hợp với lí tưởng giải thoát của họ. Qua đó, nội dung giáo dục được trình bày chủ yếu dựa trên giới luật của Phật giáo, nhằm mục đích giáo dục các Tăng Ni sinh viên về các hành vi từ thân, lời, và ý của họ.Với tinh thần cởi mở của Phật giáo, những hình thức và phương pháp giáo dục này có thể được triển khai một cách phong phú và có thể thực thi được trong môi trường gần như khép kín của Học viện Huế. 

 

TỪ KHÓA: Giáo dục; Phật giáo; đạo đức Phật giáo;giáo dục đạo đức Phật giáo; Tăng Ni sinh viên.

18

Cải tiến hoạt động dạy học theo hướng  tiếp cận mô hình CDIO tại Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

                                                                                              

Lương Hoàng Hên

Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

Số 20 B, Phó Cơ Điều, phường 3, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam

Email: lhoangh@mtu.edu.vn

 

TÓM TẮT:

Cải tiến hoạt động dạy học là cần thiết nhằm góp phần vào quá trình đảm bảo chất lượng đào tạo của một ngành, nghề và của cả một cơ sở đào tạo. Việc triển khai dạy học theo tiếp cận mô hình CDIO đã và đang được thực hiện ở nhiều cơ sở đào tạo, đã cho thấy các hiệu quả tích cực mà nó mang lại cho cả hai phía người dạy (giảng viên) và người học (SV). Bài viết tập trung nghiên cứu việc vận dụng mô hình CDIO (Conceive - hình thành ý tưởng; Design - thiết kế ý tưởng; Implement - thực hiện; Operate - vận hành) trong cải tiến hoạt động dạy học theo tiếp cận chuẩn đầu ra tại Trường Đại học Xây dựng Miền Tây trong giai đoạn hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Phương pháp dạy học vận dụng; CDIO; chuẩn đầu ra; Trường Đại học Xây dựng Miền Tây.

19

Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

 

Đỗ Khánh Năm

Email: dokhanhnampgdbt@gmail.com

Nguyễn Văn Thái

Email: lthai1826@gmail.com

 

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

36 Xuân La,Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Hội nhâp kinh tế quốc tế, vấn đề mở rộng giao lưu văn hóa, giáo dục với các nước đã làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng tích cực, hiện đại và chủ động. Song, hội nhập quốc tế cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Trong đó, một bộ phận sinh viên đang bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai, buông thả, quay lưng với những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Vì vậy, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho sinh viên trong c trưng đi hc scó tác dng góp phần thực hiện giáo dục tư tưởng, lối sống, hình thành trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách và ý thức văn hóa cho sinh viên. Bài viết trình bày một số khái niệm, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho sinh viên.

 

TỪ KHÓA: Văn hóa; đời sống văn hóa tinh thần; sinh viên.

20

Những kinh nghiệm đổi mới trong giáo dục trên thế giới và bài học tham khảo cho giáo dục Việt Nam

 

Nguyễn Đức Ca

Email: nguyenducca.21.05.2018@gmail.com

Đinh Văn Thái

Email: dinhvanthai@gmail.com

 

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

 

TÓM TẮT:

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là yêu cầu bắt buộc và thường xuyên; Hệ thống giáo dục và đào tạo hoạt động hiệu quả nhất là hệ thống hướng đến những tiêu chuẩn cao nhất, yếu tố quan trọng của các hệ thống giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết này đưa ra những kinh nghiệm đổi mới trong giáo dục trên thế giới. Từ đó, chỉ ra một số bài học kinh nghiệm áp dụng vào đổi mới giáo dục ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

 

TỪ KHÓA: Đổi mới giáo dục; hội nhập quốc tế; kinh nghiệm.

21

Một số giải pháp quản lí chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

 

Sivone Ruevaibounthavy

Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Email: Sivonexk89@gmail.com

 

TÓM TẮT:  

Trong bất kì thời đại nào hay ở bất kì quốc gia nào, chất lượng giáo dục luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Đất nước thịnh hay suy, yếu hay mạnh, phụ thuộc phần lớn vào chất lượng sản phẩm của giáo dục. Đối với các trường đại học cũng như các cơ sở đào tạo hiện nay, phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất. Để nâng cao chất lượng giáo dục, một trong những biện pháp hữu hiệu đã được kiểm chứng tại nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói riêng là xây dựng một cơ chế đảm bảo chất lượng; trong đó hoạt động quan trọng nhất là quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo. Bài viết đề xuất các giải pháp quản lí chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay.

 

TỪ KHÓA: Giải pháp; quản lí; chất lượng; đào tạo; giáo viên; Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.