Quốc gia |
Quy định |
Bangladesh |
Theo Luật Giáo viên Trường Trung học ngoài công lập 1979, giáo viên không làm việc toàn thời gian có thể dạy thêm hoặc làm việc khác mà không cần sự cho phép của chính quyền nơi làm việc (Điều 9). Vào 2010 và 2011, rất nhiều nhận xét khác nhau của công chúng đòi hỏi việc thắt chặt quy định. Tòa án Tối cao phải vào cuộc, làm tăng sức ép lên Bộ giáo Dục và các trường học khác nhau mà giáo viên được cho phép làm việc tại trung tâm đào tạo (Tờ Daily Star, ngày 5/1/2012). |
Bhutan |
Dạy kèm tư nhân bởi giáo viên hay bởi công ty thương mại đều bị cấm. Vào năm 2011, Bộ Giáo dục cho hay, mặc dù có lệnh cấm này, nhưng rất nhiều phụ huynh vẫn gửi con đi học thêm sau khi tan học và vào cuối tuần. Bộ Giáo dục đã nhận được rất nhiều yêu cầu của doanh nghiệp để thành lập trung tâm gia sư tư nhân và Bộ đang xem xét việc cho phép họ. Tuy nhiên, một tài liệu tư vấn đã đưa ra phản hồi tiêu cực từ cộng đồng giáo dục, và Bộ giáo dục đã quyết định duy trì lệnh cấm này. |
Brunei Darussalam |
Quy định về trình tự và thủ tục yêu cầu Giáo viên và tổ chức của mình phải đăng ký làm gia sư (Negara Brunei Darussalam 2003, 2004).Thông tư năm 2009 đã công bố biện pháp mạnh với giáo viên ở cả trường công lập và tư nhân đã mở lớp dạy thêm mà không được cho phép (Waleed 2009). Điều này đặc biệt nhắm tới việc dạy kèm tư nhân ở các khu vực dân cư và nhà cho thuê. |
Campuchia |
Vào giữa những năm 1990, chính phủ Campuchia đã cố gắng cấm việc dạy kèm tư nhân. Tuy nhiên, biện pháp này đã không hiệu quả. Nghị định về đạo đức giáo viên năm 2008 đã thông qua lệnh cấm giáo viên thu tiền học không chính thống hay điều hành việc kinh doanh trong lớp học (Điều 13). Nghị định cũng tuyên bố rằng giáo viên không được kinh doanh trong các trường công lập. |
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa |
Các tổ chức tư nhân hoặc ngoài công lập được biết tới như các doanh nghiệp minban. Luật tăng cường giáo dục Minban (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, 2002) bao gồm các trung tâm dạy kèm cùng với các tổ chức khác. Qui định rằng các doanh nghiệp này có thể được hỗ trợ về thuế và có được khoản hoàn thuế phù hợp. Theo đó, Các quy định (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, 2004) đã tuyên bố gia sư tại các trung tâm gia sư phải có bằng cấp tối thiểu giống như giáo viên tại các trường. Gia sư dạy kèm có thu phí thực hiện bởi giáo viên trường công lập bị phản đối mạnh mẽ. Luật quốc gia về đạo đức nghề giáo chỉ ra rằng giáo viên “nên từ bỏ việc dạy kèm với sự tỉnh ngộ, và không nên trục lợi cá nhân từ vị trí giáo viên của họ” (Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Bộ Giáo dục 2008: Mục 5). Sáng kiến của Thượng Hải đã đưa ra ví dụ về phương thức tiếp cận tiểu vùng. Chính phủ giới thiệu cuộc cải tổ mức lương thưởng để làm giảm các phúc lợi kinh tế với các giáo viên thực hiện dạy kèm (Ủy ban Giáo dục Thượng hải 2009). |
Georgia |
Dạy kèm tư nhân chưa bao giờ bị cấm. Chương trình học quốc gia sửa đổi (2011-2016) cho phép các trường cung cấp dịch vụ giáo dục trả phí nếu (a) dịch vụ đó không được cung cấp bởi giáo viên trong trường, (b) dịch vụ đó không được cung cấp như một bài học thông thường, và/hoặc (c) dịch vụ đó không cung cấp cho học sinh trong khi bài học thông thường đang diễn ra (Điều 12.1, II). Quy tắc Đạo đức giáo viên năm 2010 được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Khoa học (Điều 4.III) hướng dẫn giáo viên “không dạy kèm học sinh của mình vì mục đích kiếm lợi ngoại trừ trường hợp được luật pháp quy định”. |
Hồng Kông, Trung Quốc |
Chương 279F của Luật Hong Kong, được điều chỉnh năm 2004, cho phép các trung tâm gia sư có phân loại như trường tư nhân cung cấp chương trình học không chính thống. Các trung tâm gia sư phải đăng ký nếu họ cung cấp dịch vụ cho 20 hoặc hơn 20 người trong một ngày hoặc 8 hay hơn 8 người cùng 1 lúc. Để đăng ký, họ phải chứng minh rằng mục đích của họ phù hợp với quy định của Phòng Dịch vụ; và quy mô lớp học bị giới hạn tối đa là 45 học sinh. |
Ấn độ |
Quy định được thiết lập ở cấp quốc gia và địa phương. Tại Uttar Pradesh, trung tâm đào tạo phải đăng ký theo Pháp lệnh Quy định Đào tạo 2002, mặc dầu không phải tất cả các trung tâm làm điều này (Sujatha và R ani 2011:143). Tại Maharashtra, trung tâm đào tạo được đăng ký theo Luật của Sở hoạch toán Ngân sách, trong khi đó học phí phải đóng 8% phí dịch vụ vào Ủy ban Từ thiện (Sujatha và Rani 2011:152). Chính quyền Tây Bengal cấm giáo viên dạy thêm, mặc dù có khó khăn trong việc thi hành lệnh cấm (Times of India 2010). Tình huống tương tự hiển nhiên tại Tripura (The Telegraph 2011). Trong suốt năm 2011, chính quyền ở bắc Ấn độ thu hút sự quan tâm của báo chí với lệnh cấm dạy kèm tư nhân thực hiện bởi giáo viên cao đẳng (Malla 2011). Chính quyền cho biết thêm giáo viên nhà nước được phép dạy thêm chỉ sau khi tan trường. Điều này đã cho phép việc giáo viên nhà nước dạy thêm vào thời gian riêng của họ. |
Nhật Bản |
Dierkes (2010:25) tuyên bố rằng “các tổ chức giáo dục trong bóng tối hoàn toàn không có vai trò hợp pháp như các cơ sở giáo dục mà chỉ như một thực thể kinh doanh nhỏ (và đôi lúc rất lớn)”. Vào năm 1988, quy định về juku được Bộ Thương Mại và Công nghiệp Quốc tế ban hành (Mori và Baker 2010:44) |
Kazakstan |
Việc phân bố dịch vụ giáo dục bổ sung được quy định bởi Nghị định 1438 vào năm 1999 (Kalikova và Rakhimzhanova 2009:94). Dạy kèm tư nhân được định nghĩa như việc cung cấp lớp học bổ sung cho các môn học ở trường cho học sinh bên cạnh giờ học được quy định theo chương trình học của nhà nước. Trường học cũng được phép mở các chương trình bổ trợ. |
Hàn Quốc |
Vào 1980, chính quyền Hàn Quốc ban hành lệnh cấm việc dạy kèm. Tuy nhiên, lệnh cấm này không có hiệu lực. Nó đã được nới bớt theo giai đoạn và vào năm 2000 nó được tuyên bố là trái với hiến pháp (Lee và jang 2010). Kể từ thời gian đó, việc nhấn mạnh vào tiêu chuẩn của trung tâm dạy kèm (hagwons) được đưa ra bao gồm cả điều kiện vật chất và chất lượng của giáo viên. Vào 2009, chính phủ quốc gia đã đưa ra thông báo yêu cầu lớp dạy kèm phải kết thúc trước 10h tối (Kim và Chang 2010). Điều này tạo ra quy định khác nhau của chính quyền các tỉnh được giới thiệu trong vòng 5 năm trước (Kim và park 2010:415). |
Malaysia |
Thông tư của Bộ Giáo dục (Malaysia 2006) chỉ ra rằng giáo viên có thể được chấp nhận dạy thêm ngoài giờ học tại trường tới 4 giờ một tuần nếu có giấy phép có thời hạn 1 năm. Việc nộp đơn nên được thực hiện trước ít nhất 2 tháng, và người nộp đơn phải được xác nhận công việc và có điểm số ít nhất 80% trong phần đánh giá hoạt động của năm trước. Giáo viên không được phép sử dụng cơ sở vật chất hay trang thiết bị của trường để dạy thêm, không được quảng bá dịch vụ dạy kèm của họ tới học sinh trong trường bằng lời nói, bằng tờ rơi hay bất cứ phương tiện nào. Giáo viên được chấp nhận dạy thêm phải đưa dịch vụ của mình qua trung tâm đã đăng ký với sở giáo dục và cơ sở đó không do họ hàng hay gia đình sở hữu. |
Mongolia |
Giáo viên bị cấm bởi nghị quyết sửa đổi 2006 bộ Luật Giáo dục và quy tắc đạo đức từ việc dạy kèm học sinh của giáo viên trong các trường phổ thông (Silova 2010:338). Mục 2 của Quy tắc nói rằng giáo viên “không ép buộc học sinh mua sách, tài liệu học thêm và các dụng cụ khác,… Và cung cấp dịch vụ dạy được gợi ý bởi giáo viên”. Người vi phạm sẽ bị chịu hình thức phạt tiền hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận giảng dạy. |
Myanmar |
Luật năm 1984 cấm giáo viên nhà nước cung cấp dịch vụ dạy kèm bổ sung, mặc dù luật đã bị bỏ qua trên diện rộng. Một cuộc đàn áp năm 2006 đã dẫn tới một số vụ bị truy tố (Yeni 2006). Tuy vậy, một lần nữa lệnh cấm đã cho thấy không hoạt động hiệu quả. |
Singapore |
Quy định về giáo dục tư nhân (Singapore 2009), các trung tâm dạy kèm phải được đăng ký với Hội đồng Giáo dục tư nhân thông qua bộ phận kinh doanh của chính phủ Singapore. Các doanh nghiệp được coi là ngoại lệ nếu khóa học của họ kéo dài ít hơn 1 tháng hoặc 50 giờ. Quy định yêu cầu phòng học phải được trang bị đầy đủ và có khu vực quản lý hành chính riêng. Giáo viên dạy kèm phải đáp ứng bằng cấp, trình độ tối thiểu. |
Sri Lanka |
Trách nhiệm quản lý giáo dục được chia sẻ giữa chính quyền quốc gia và hội đồng 9 tỉnh. Vào 2010, một số hội đồng các tỉnh bày tỏ mối lo ngại về dạy kèm tư nhân. Hội đồng Tỉnh Sabaragamuwa cấm dạy kèm tư nhân cho trẻ từ độ tuổi 5-16 từ 8h sáng tới 2h chiều vào các ngày chủ nhật và vào những ngày đạo phật hàng tháng được xem như Poya Days. Theo Jayamanne (2010), những người chống đối luật hơn 1 lần sẽ phải nộp mức phạt không nhỏ hơn 5.000 rupees ($45 đô la Mỹ) và ngồi tù 6 tháng. |
Đài Loan, Trung Quốc |
Quy định được đưa ra ở cấp địa phương. Luật hỗ trợ Giáo dục và Giáo dục tiếp tục (Đài Loan, Trung Quốc, Bộ Giáo dục 2004) đã tuyên bố các trung tâm học ngắn hạn có thể hoạt động với “sự cho phép cán bộ quản lí giáo dục có thẩm quyền của hội đồng thành phố, hạt hoặc thành phố cấp trung ương”. Cơ quan có thẩm quyền tương ứng quyết định các điều kiện và quy trình thành lập, chứng nhận trung tâm, trang thiết bị và quản trị, giáo viên, phương thức thu học phí, số lượng học sinh mỗi lớp học, giám sát, tặng thưởng, điều kiện trì hoãn và thu hồi chứng nhận, và quy định quản trị. Cấp độ phân cấp quản trị này dẫn tới sự đa dạng khá lớn. |
Tajikistan |
Luật Giáo dục 2004 định nghĩa giáo viên dạy kèm là “một giáo viên cung cấp dịch vụ dạy kèm cho học sinh theo cá nhân hoặc theo nhóm, ngoài thời gian làm việc chính thức ở trường hay trường đại học” (Kodirov và Amonov 2009:145). Điều 24 cho phép phụ huynh hoặc người giám sát khác yêu cầu trường trung học công lập sắp xếp lớp học bổ sung phải trả phí. Dạy kèm bổ sung có thể được thực hiện theo: (a) chương trình và môn học không có trong chương trình học tại trường công lập, (b) nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề không có trong trường học, và (c) loại dịch vụ giáo dục khác vượt quá tiêu chuẩn giáo dục của nhà nước. |
Thái Lan |
Trung tâm dạy kèm phải đăng ký như trường học không chính thức theo Điều lệnh Trường học Tư (Vương quốc Thái Lan 2007). Theo Dhall (2011b), nếu họ làm vậy, họ được phép sử dụng từ “trường học” trong tên của trung tâm và kiếm tối đa lợi nhuận là 20%. Họ được miễn thuế kinh doanh. |
Việt Nam |
Quy định được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2007 cho phép các tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ dạy kèm nếu được chấp nhận bởi chính quyền địa phương. Họ bị cấm cung cấp dịch vụ dạy kèm cho học sinh đã học 2 buổi (một số nơi nhiều trường hoạt động theo hệ thống học 2 ca một ngày) tại trường (Dang 2011a). |