Giáo dục trong bóng tối – bóng đen đè nặng giáo dục châu Á

10/08/2017 16:55 GMT+7
Một nghiên cứu mới đây “Shadow Education: Private Supplementary Tutoring and Its Implications for Policy Makers in Asia” củaTrung tâm nghiên cứu giáo dục so sánh thuộc Đại học Hồng Kông cho biết ngành công nghiệp dạy thêm, còn gọi là ‘giáo dục trong bong tối’ ít chú ý đến hỗ trợ học sinh học thêm mà chú trọng hơn vào cạnh tranh và tạo ra các thang bậc.

Ở châu Á, điều này đang thống trị cuộc sống của thanh niên và gia đình họ, duy trì và làm tăng thêm các bất công xã hội, chuyển hướng những khoản thu nhập thiết yếu của gia đình vào một ngành công nghiệp không được kiểm soát, và đang làm giảm hiệu quả của các hệ thống giáo dục đào tạo.

Các chi phí liên quan tới ‘giáo dục trong bóng tối là rất lớn. Ở Pakistan chi cho học thêm bình quân học sinh tương đương 3,4 đô la mỹ môt tháng trong năm 2011, một khoản đáng kể so với con số 60% dân cư Pakistan đang sống dưới mức 2$ một ngày. Ở Hồng Kông, Trung quốc, doanh thu dạy thêm ở cấp trung học là 255 triệu $ năm 2011. Các gia đình Nhật bản năm 2010 đã chi con số khủng khiếp 12 tỷ $ cho học thêm.

Nhu cầu học thêm phần nào được thúc đẩy bởi cảm nhận tiêu cực về việc đi học và niềm tin là học thêm góp phần nâng cao kết quả học tập. Tuy vậy học thêm không phải lúc nào cũng góp phần tăng điểm số ở trường, và không ít học sinh đã bỏ giờ hay ngủ trong giờ lên lớp vì mệt mỏi do học ngoài quá nhiều. Điều này có nghĩa hệ thống trong bóng tối có thể làm cho việc học tại nhà trường kém hiệu quả.

Một số giáo viên cũng quan tâm tới các buổi dạy thêm nhiều hơn là giờ lên lớp chính thức, đưa đến nguyên nhân nữa của việc giảm hiệu năng. Đặc biệt là khi các giáo viên tổ chức dạy thêm cho chính học sinh của mình ở trường. Việc làm này đưa đến tham nhũng khi giáo viên cố tình xem bớt nội dung lên lớp để làm tăng thêm tầm quan trọng cho việc dạy thêm của mình.

Cuốn sách này cho rằng các nhà hoạch định chính sách của châu Á cần xem xét kỹ hơn về các tác động của hệ thống giáo dục trong bóng tối đối với ngân sách gia đình, thời gian của trẻ em và hệ thống giáo dục quốc dân. Các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra các quy định để bảo vệ người tiêu dùng trong khi cải thiện hệ thống giáo dục chính thức nhằm làm giảm nhu cầu học thêm.

"Việc làm khôn ngoan của các nhà hoạch định chính sách là xem xét tại sao phụ huynh cảm thấy cần phải giáo viên dạy thêm, và suy nghĩ làm sao để đảm bảo giáo dục trong bóng tối đi cùng với hệ thống chính thống – thay vì đi ngược lại", Giáo sư Mark Bray, đồng tác giả của báo cáo.

Lê Đông Phương

(Để biết thêm chi tiết về tài liệu này, xin liên hệ: TS.Lê Đông Phương - Trung tâm Nghiên cứu GD ĐH và NN, Viện KHGD VN)