Điểm tin giáo dục đáng chú ý trên các báo mạng tuần 32 năm 2013

10/08/2017 16:55 GMT+7
1. Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn, hơn 600 ngàn thí sinh trượt ĐH, CĐ; 2. Ai sẽ xây chiếc cầu nối thế giới giáo dục và thế giới việc làm?; 3. Xung quanh đề xuất bỏ thi tốt nghiệp THPT;....

1. Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn, hơn 600 ngàn thí sinh trượt ĐH, CĐ
     (Dân trí) - Sáng nay 8/8, Hội đồng điểm sàn của Bộ GD-ĐT đã họp và chính thức đưa ra mức điểm sàn tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Điểm sàn năm nay nhìn chung tương đương năm trước. Với mức điểm sàn như vậy, năm nay có 610.088 thí sinh trượt đại học, cao đẳng.
Chi tiết 

2. Ai sẽ xây chiếc cầu nối thế giới giáo dục và thế giới việc làm?

     (Vietnamnet)-Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 1/10/2012, trong tổng số 984.000 người thất nghiệp có 55.400 người trình độ CĐ (chiếm 5,6%) và 111.100 người có trình độ ĐH trở lên (11,3%).
Chi tiết

3. Xung quanh đề xuất bỏ thi tốt nghiệp THPT

     (QĐND Online) – Sau gợi ý của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu tại hội nghị lấy ý kiến nâng cao chất lượng giáo dục vừa qua về việc Bộ GD-ĐT nên “mạnh dạn” nghiên cứu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Báo QĐND Online xin gửi tới bạn đọc ý kiến của các chuyên gia giáo dục về vấn đề này.
Chi tiết

4. Giáo dục Thủ đô và cuộc bứt phá "năng lực sáng tạo"
     (NDĐT)-Tranh luận về con đường hội nhập của giáo dục từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang ngày càng diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ. ý tưởng ngang tầm thời đại về chương trình giáo dục chất lượng cao của Hà Nội đang dần trả lời cho câu hỏi: Việt Nam sẽ cạnh tranh như thế nào với giáo dục nước ngoài?
Chi tiết

5. Giáo dục khó đổi mới trong mô hình truyền thống

     (ĐBND ĐT)-Giáo dục Việt Nam khó có thể đổi mới chừng nào vẫn giẫm chân trong mô hình truyền thống với nhà trường khép kín trong công thức 2 - 4 - 8 (2 bìa sách giáo khoa, 4 bức tường lớp học, 8 giờ làm việc hành chính). Và việc học hướng tới thi cử, người học chỉ chăm chăm có tấm bằng để sử dụng trong suốt cuộc đời.  
Chi tiết

6. Điểm nghẽn phân luồng học nghề
     (ĐBND ĐT)-Việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học nghề đang là điểm nghẽn, chưa giải quyết được. Chỉ thị số 10 - CT/TW của Bộ Chính trị đặt chỉ tiêu đến năm 2020, ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề. Nhiều địa phương đã thí điểm thực hiện nhưng đang gặp nhiều vướng mắc. Đây là vấn đề cần cân nhắc sửa đổi trong Luật Dạy nghề để phù hợp với thực tiễn.
Chi tiết

7. Cần dũng cảm để đổi mới triệt để giáo dục
     (
ANTĐ)-Với nhu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, các chuyên gia đã chính thức lên tiếng đòi hỏi sự dũng cảm trong cách nhìn nhận và đổi mới. Theo đó, không chỉ chương trình và sách giáo khoa cần làm lại mà cả việc phân chia các bậc học cũng cần được tái cấu trúc.
Chi tiết

8. Hiến kế cải cách, nâng chất giáo dục
     (giaoduc,edu.vn)-Nâng cao chất lượng giáo dục (GD) một lần nữa lại thu hút sự quan tâm của các nhà GD tâm huyết khi UBMTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị bàn về vấn đề này. Các vấn đề được đưa ra đều không mới nhưng để thực hiện được, ngành GD cần phải có một giải pháp đồng bộ.
Chi tiết