Hội thảo "Nhận biết, đánh giá và can thiệp trẻ có khuyết tật học tập"

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 6/11/2014, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và tổ chức World Human Future Pháp dưới dự hỗ trợ của tổ chức Unicef đã tổ chức hội thảo "Nhận biết, đánh giá và can thiệp trẻ có khuyết tật học tập"

DSC_0005.jpg

     Đến dự buổi hội thảo có: Đại điện các vụ, cục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đại diện các hội người khuyết tật từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội; Đại diện trung tâm giáo dục hỗ trợ hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh; các chuyên gia lâm sàng, tâm lý từ các bệnh viện: Nhi trung ương, tai - mũi - họng, Bạch Mai,...; Về phía Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam có PGS. TS Lê Văn Tạc - Giám đốc trung tâm nghiên cứu giáo dục Đặc biệt, PGS. TS Đỗ Tiến Đạt - trưởng phòng Quản lý khoa học cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học đến từ các đơn vị trong Viện, đại diện lãnh đạo một số đơn vị nghiên cứu, phòng chức năng của Viện; Đại diện các tổ chức quốc tế: Unicef, CRS, World Vision, CBM, Fida, Caritas, Plan,...
     Các diễn giả tham gia hội thảo gồm: PGS. TS Lê Văn Tạc Giám đốc trung tâm nghiên cứu giáo dục Đặc biệt; Mr Georges Cognet - chuyên gia tâm lý học lâm sàng, tâm lý học giảng đường, giảng viên trường tâm lý thực hành Paris, chuyên gia cố vấn của Pearson Pháp; TS Khúc Năng Toàn - Đại học Sư phạm Hà Nội; Mr Gerard Lebugle - chuyên gia tâm lý gia lâm sàng tại bệnh viện Saint - Anne Paris, giảng viên đại học Paris XIII, chủ tịch hội WHF
     Tại buổi hội các nhà khoa học tập trung trao đổi vào các vấn đề sau:
            + Định hướng nghiên cứu khuyết tật học tập ở Việt Nam;
            + Mô hình lượng giá cho trẻ khó học;
            + Xây dựng mô hình nhận biết các khuyết tật học tập ở Việt Nam: Bài học các chữ "thế" từ Hoa Kỳ;           
            + Lượng giá trẻ có khó khăn toán và khó khăn tư duy logic.

     Cùng ngày hội thảo đã tổ chức 2 phiên thảo luận theo chủ đề:
     Chủ đề 1: Nhận diện, xác định loại, mức độ trẻ khuyết tật học tập
    Tại phiên trao đổi theo chủ đề 1 các nhà khoa học đã đưa ra những cập nhật trong nghiên cứu và phân loại rối loạn học tập theo DSM-V so sánh với DSM-IV; Cách lượng giá khó toán bằng  UDN-II và các định hướng can thiệp; Quá trình bước đầu sử dụng trắc nghiệm UDN-II trong đánh giá học sinh tiểu học, thử phân tích kết quá đánh giá 03 học sinh trong nhóm mẫu 40 học sinh; Đánh giá năng lực nhận thức ở học sinh khó khăn về viết từ kết quả trắc nghiệm WISC-IV; Đưa ra bảng từ lượng giá âm lời nói của trẻ em nói Tiếng Việt.
     Chủ đề 2: Can thiệp, hỗ trợ trẻ khuyết tật học tập
     Tại phiên thảo luận theo chủ đề 2 các nhà khoa học đã đưa ra Cách dạy học dựa trên vật liệu lời nói của trẻ là một hướng giải cho các trường hợp học sinh khó khăn về đọc; Cách can thiệp tâm vận động với trẻ khó học; Cách xây dựng bài tập mở rộng vốn từ hỗ trợ học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc; Mối quan hệ giữa khuyết tật ngôn ngữ sớm và khó khăn về đọc. Và chia sẻ kinh nghiệm can thiệp hỗ trợ cho trẻ rối loạn tự kỷ có khó khăn trong học tập.
     Hội thảo đưa ra công bố nghiên cứu mới nhất của các nhà nghiên cứu và thực hành về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật học tập. Đây cũng là cơ hội để thiết lập các nhóm nghiên cứu ở trong và ngoài nước nhằm triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học Giáo dục đặc biệt- Tâm lý học trong tương lai.
     Hội thảo là cơ hội tốt để các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh trao đổi về cách nhận diện, xác định loại và đánh giá đúng mức độ trẻ khuyết tật học tập. Thông qua đó có những can thiệp, hỗ trợ kịp thời và đúng cách cho đối tượng trẻ này.

Nguyễn Ngọc Thúy