Nghiệm thu đề tài “Xác định mô hình dạy học phân hóa trong giáo dục phổ thông giai đoạn sau 2015” (đáp ứng yêu cầu phát triển CTGDPT sau 2015)

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 10/04/2014, Viện KHGD VN đã tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Bộ “Xác định mô hình dạy học phân hóa trong giáo dục phổ thông giai đoạn sau 2015” (đáp ứng yêu cầu phát triển CTGDPT sau 2015), mã số: B2011-37-06VN, do PGS.TS. Đào Thái Lai làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài
Xác định mô hình dạy học phân hóa ở cấp Trung học phổ thông Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển Chương trình GDPT sau 2015.

Tính mới và sáng tạo
Nhiệm vụ tập trung nghiên cứu và triển khai vấn đề phân hóa trong giáo dục phổ thông VIệt Nam sau 2015 theo cấp độ phân hóa vĩ mô, nhằm xác định phương án dạy học phân hóa theo hướng tự chọn ở cấp THPT đáp ứng năng lực, sở thích và nhu cầu nghề nghiệp của người học.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1/ Về lý luận

- Đề tài đã nêu ra quan niệm về dạy học phân hóa, trong đó đề cập đến chủ thể trong hoạt động dạy học phân hóa và đến hình thức tổ chức phân hóa trong giáo dục;
- Đưa ra việc đánh giá mức độ đảm bảo phân hóa khi xem xét một chương trình giáo dục, bao gồm: về mục tiêu giáo dục; về hệ thống chuẩn đầu ra; về nội dung và phương pháp dạy học; về việc cho phép các địa phương, các trường có cơ hội, điều kiện điều chỉnh chương trình phù hợp địa phương và nhà trường; về chương trình được thiết kế tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực của cá nhân, đồng thời tổ chức hướng nghiệp hiệu quả; và về quản lý.

2/ Về thực tiễn

- Đề tài đã tổng quan về kinh nghiệm tổ chức dạy học phân hóa của môt số nước trên thế giới, bao gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Đan Mạch,…
- Đưa ra một số nhận xét việc tổ chức dạy học phân hóa ở Việt Nam trong chương trình hiện hành.

Từ việc phân tích ưu nhược điểm của phân án phân ban, nhóm nghiên cứu đã đề xuất:
- Phương án cải tiến mô hình ơhaan ban hiện hành theo hướng: phân ban muộn, hẹp dần thông qua tự chọn ở THPT, trong đó có đưa ra ưu điểm và hạn chế của phương án này;
- Phương án tổ chức dạy học tự chọn, bao gồm: việc mô tả cụ thể của phương án và các chủ đề tự chọn cấp THPT;

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm đề tài đã khảo nghiệm về phương án đề xuất và về việc xây dựng các chủ đề tự chọn cấp THPT thông qua việc lấy ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ quản lý và giảng viên.

3/ Một số khuyên nghị

Đối với Bộ GD&ĐT
- Đề nghị chấp nhận phương án 1a của nhóm giải pháp về dạy học tự chọn;
- Cho phép triển khai ngay các công việc liên quan tới triển khai phương thức đề xuất;
- Tổ chức các nghiên cứu về việc tổ chức thực hiện thí điểm phương án này ở một số trường THPT cụ thể;
- Có kế hoạch cho hoạt động đi trước của các trường đào tạo sư phạm.

Đối với các Sở GD&ĐT
- Nghiên cứu kỹ phương án, chú ý tới những ngành nghề địa phương và chuẩn bị đội ngũ để thiết kế chương trình và tài liệu hỗ trợ các chuyên đề có nội dung nghề ở địa phương;
- Chuẩn bị tích cực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đáp ứng phương án dạy học tự chọn;
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và những điều kiện cần thiết để có thể triển khai phương án dạy học tự chọn.

Đối với các trường THPT
- Nghiên cứu phương án dạy học dạy tự chọn, chuẩn bị đội ngũ giáo viên và các điều kiện phù hợp để tổ chức dạy học tự chọn có hiệu quả;
- Có sự liên két giữa các cụm trường trong địa bàn để phổi hợp tổ chức dạy học tự chọn.

Đối với cá trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên

- Phối hợp với Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng SV, GV để dạy học tự chọn trong những năm trước mắt;
- Xây dựng chương trình đào tạo GV mới để thực hiện dạy học tự chọn khi triển khai chương trình giáo dục sau năm 2015;
- Triển khai các nội dung và hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong quá trình thực hiện đề án Đổi mới CT&SGK GDPT sau 2015.