Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu tổng quan về sự phát triển chuyên ngành giáo dục sửa tật ngôn ngữ”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 25/12/2013, Viện KHGDVN đã tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện “Nghiên cứu tổng quan về sự phát triển chuyên ngành giáo dục sửa tật ngôn ngữ”, mã số: V2012 - 08, do ThS. Lê Thị Tố Uyên làm chủ nhiệm.

 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1/ Về lý luận và thực tiễn
     - Nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận về sửa tật ngôn ngữ. Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài: ngôn ngữ,  giao tiếp, lời nói, tật ngôn ngữ, tật lời nói, sửa tật ngôn ngữ.
     - Nghiên cứu sự phát triển về chuyên ngành giáo dục sửa tật ngôn ngữ của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới, sự phát triển của chuyên ngành được xem xét ở các khía cạnh như hoạt động nghiên cứu, đào tạo và cung cấp dịch vụ.
     - Nghiên cứu sự phát triển về chuyên ngành giáo dục sửa tật ngôn ngữ ở Việt Nam trong sự đối sánh với một số quốc gia trên thế giới.

2/ Khuyến nghị và đề xuất
     * Đối với hoạt động nghiên cứu chuyên ngành giáo dục sửa tật ngôn ngữ
     - Tham gia và trở thành thành viên của tổ chức, hiệp hội sửa tật quốc tế hoặc khu vực.
     - Củng cố và bổ sung lực lượng chuyên gia nghiên cứu về chuyên ngành để xây dựng được một chuyên ngành vững mạnh. 
     - Tạo sự kết nối giữa các chuyên gia trong nước với quốc tế và các chuyên gia ở nhiều chuyên ngành.
     * Đối với hoạt động đào tạo chuyên ngành giáo dục sửa tật ngôn ngữ
     - Hình thành một chuyên ngành giáo dục sửa tật ngôn ngữ trong các trường cao đẳng, đại học sư phạm, viện nghiên cứu sư phạm.
     - Đầu tư về đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn sâu về cả lí thuyết và kĩ năng thực hành.
     * Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục sửa tật ngôn ngữ
     - Thúc đy sự phát triển có các mô hình dịch vụ khác như mô hình dịch vụ lâm sàng, mô hình dịch vụ tư vấn, mô hình dịch vụ liên kết.
     - Tăng cường đầu tư bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về giáo dục sửa tật ngôn ngữ, tăng số lượng giáo viên được bồi dưỡng và cũng cần tiến tới hình thành một đội ngũ hỗ trợ riêng có chuyên môn và có tính chuyên nghiệp trong trường.
     - Mở rộng và nâng cao vai trò của các nhà sửa tật ngôn ngữ.  

Phạm Tuyết Nhung