Nghiêm thu đề tài “Đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 30/09/2015, Viện KHGDVN đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Đánh giá thực trạng việc thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ”, mã số: V2014-01, do ThS. Lê Thị Luận làm chủ nhiệm.

Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ nhằm xem xét mức độ đáp ứng của thực tiễn đối với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non, bước đầu đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ.

Tính mới và sáng tạo

Trêm cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đã chỉ ra thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ tại một số trường mầm non, bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ.

Về lý luận, đề tài đã thực hiện được các nội dung:

- Đưa ra một số khái niệm và thuật ngữ có liên quan đến đề tài: chương trình giáo dục, chương trình giáo dục mầm non, đánh giá, đánh giá chương trình, đánh giá việc thực hiện chương trình;
- Tổng quan đặc điểm phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ 18-24 tháng tuổi và trẻ 24-36 tháng tuổi;
- Tổng quan chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ, bao gồm cấu trúc, mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi của chương trình;
- Làm rõ những yêu cầu đối với việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ;
- Đề cập đến quy trình và phương pháp đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ.

Về thực tiễn, đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng về:

- Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về chương trình và từng thành tố của chương trình giáo dục nhà trẻ;
- Đánh giá về các hoạt động quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ;
- Thực trạng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ của giáo viên mầm non;
- Đánh giá về các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ;
- Đánh giá sự phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ của trẻ 24 tháng tuổi và trẻ 36 tháng tuổi;
- Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ.

Từ thực trạng trên, nhóm đề tài đã đề xuất 05 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi nhà trẻ.