Giới thiệu dự án khảo sát nghiên cứu về giáo dục mầm non (Stepp)

10/08/2017 16:55 GMT+7
Dự án khảo sát nghiên cứu về giáo dục mầm non (Stepp)

1. Giới thiệu về dự án
Tại kỳ họp lần thứ 38 của Đại hội đồng (gọi tắt là ĐHĐ 38) UNESCO, rạng sáng ngày 12/11/2015, Việt Nam đã được tuyên bố trúng cử vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019 với số phiếu rất cao (156/186 phiếu). Điều này, thể hiện vị thế và uy tín trên trường quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, đồng thời là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế trước những đóng góp của Việt Nam cho UNESCO. Đây cũng là lần thứ 4 Việt Nam trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng chấp hành UNESCO (ba nhiệm kỳ trước là 1978-1983; 2001 -2005 và 2009-2013).
Sau khi thảo luận giữa Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự ĐHĐ 38, Phái đoàn Việt Nam tại UNESCO và Ban Giám đốc UNESCO Paris, UNESCO Paris nhất trí mời Việt Nam tham gia dự án ‘Khảo sát nghiên cứu về giáo viên giáo dục mầm non’ (gọi tắt là STEPP). Ngoài ra, còn 5 nước khác là Philippines, Ghana, Namibia, Cộng hòa Togo, và Cộng hòa Donomica.
Dưới đây là một số thông tin chính về sự án STEPP:
a) Phạm vi triển khai: Dự án STEPP dự kiến triển khai thực hiện tại 6 nước tham gia thí điểm là: Philippines,Ghana, Namibia, Cộng hòa Togo, Cộng hòa Donomica và Việt Nam.
b) Kế hoạch và thời gian thực hiện: Dự kiến 2016-2018, bao gồm ba bước sau: i) Phát triển công cụ khảo sát, ii) Thí điểm khảo sát ở các nước tham gia, iii) Phân tích dữ liệu trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị cho giai đoạn tiếp theo.
Trong quá trình thực hiện Dự án, UNESCO và Nhóm tư vấn quốc tế (IAG) sẽ tiến hành các cuộc họp định kỳ với sự tham gia của đại diện của các nước và các thành viên Nhóm IAG. Dự kiến sẽ có 2 cuộc họp dự kiến được tổ chức vào mỗi năm (thời gian, địa điểm do UNESCO và IAG quyết định).
c) Mục tiêu Dự án: Nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN); Điều kiện giảng dạy và chăm sóc trong môi trường GDMN; Thúc đẩy các chính sách ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Đặc biệt, dự án sẽ phát triển và thử nghiệm một bộ công cụ khảo sát điều tra cho GVMN, các nhà quản lý của các cơ sở GDMN ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, để từ đó đưa ra khuyến nghị hoàn thiện bộ công cụ khảo sát.
d) Cơ cấu quản lý: Cơ cấu quản lý sẽ bao gồm bốn bên là Ban Thư ký, các nước tham gia thí điểm, IAG và các nhà tài trợ quốc tế. Vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia sẽ được quy định chi tiết sau khi tham khảo ý kiến với các thành viên IAG và các nước tham gia thí điểm.
đ) Ngân sách: Dự án sẽ do UNESCO tài trợ, kèm kêu gọi các nguồn đóng góp từ cơ quan, tổ chức, cá nhân nước chủ nhà tham gia dự án.
Các quốc gia thí điểm sẽ đóng góp nhân sự, tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả thí điểm khảo sát STEPP và xem xét đảm bảo một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho GDMN (nếu có).
2. Sự tham gia của Việt Nam
2.1. Công tác chuẩn bị chủ trương: Sau khi nhận được đề nghị chính thức của UNESCO, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy đây là hoạt động hợp tác quốc tế cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong đó giáo dục mầm non, nhất là tăng cường năng lực và đảm bảo chất lượng đánh giá đội ngũ giáo viên. Việc được tham gia dự án sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm quốc tế và đánh giá một cách toàn diện hơn về giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục mầm non nói riêng theo các tiêu chuẩn toàn cầu của UNESCO, giúp giáo dục Việt Nam hội nhập tốt hơn trong khu vực và quốc tế.
Từ ngày 14-16/02/2016, theo lời mời của UNESCO, đoàn cán bộ của Bộ GDĐT đã tham dự cuộc họp đầu tiên diễn ra tại Adisababa, Ethiopia để chuẩn bị triển khai kế hoạch giai đoạn 1 của STEPP.
2.2.Những hoạt động triển khai dự án STEPP của Việt Nam năm 2017:
Trung tuần tháng 4/2017, đại diện VụGiáo dục Mầm non (GDMN) và Vụ Hợp tác Quốc tế (nay là Cục Hợp tác quốc tế - HTQT)tham dự cuộc họp trực tuyến với UNESCO Paris và các đối tác để rà soát việc triển khai và điều chỉnh một số hạng mục. Ngày 12/5/2017, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Trung tâm Nghiên cứu đánh giá kết quả giáo dục) chủ trì, phối hợp các đơn vị (GDMN, HTQT và cơ sở đào tạo sư phạm, bộ ngành liên quan) thực hiện dự án STEPP (tại Tờ trình số 361/TTr-HTQT ngày 12/5/2017 của Vụ trưởng Vụ HTQT về việc Tham gia dự án STEPP của UNESCO).
Ngay sau đó, thực hiện phân công của Bộ trưởng, Viện KHGDVN đã khẩn trươngtriển khai các hoạt động: dự thảo kế hoạch triển khai STEP chi tiết;dịch, rà soát, góp ý công cụ khảo sát; tổ chức 2 cuộc hop trực tuyến với UNESCO Paris tại UNESCO Hà Nội.
Tại cuộc họp trực tuyến ngày 01/8/2017 giữa UNESCO Paris với đoànViệt Nam (đại diện Viện KHGDVN, Cục HTQT, Vụ GDMN) đã thống nhất rằng, trong năm 2017 Việt Nam sẽ triển khai bốn hoạt động chính sau đây:
1. Tham gia tập huấn trực tuyến về dịch thuật và thích ứng bộ công cụ khảo sát thí điểm do UNESCO chủ trì (ngày 08/8/2017);
2. Tham gia tập huấn trực tuyến về phương pháp chọn mẫudo UNESCO chủ trì(ngày 18/9/2017);
3. Thu thập thông tin cho khung chọn mẫu trên phạm vi toàn quốc do Viện KHGDVN chủ trì (tháng 9-10/2017); và
4. Tham gia tập huấn trực tuyến về quản lý thử nghiệm chính thức do UNESCO chủ trì(tháng 12/2017).

Tin khác