Nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng “Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học”

16/12/2021 14:07 GMT+7
Sáng ngày 16/12/2021, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng “Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh tiểu học”, mã số V2021.14TX, do TS. Đỗ Thu Hà, Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông Quốc gia làm chủ nhiệm.

 Các thành viên hội đồng đánh giá kết quả nhiên cứu của nhiệm vụ
  
Hội đồng nghiệm thu do GS.TS. Lê Anh Vinh - Viện trưởng làm chủ tịch và có sự tham gia của đại diện Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD&ĐT. Nhiệm vụ được Hội đồng đánh giá xếp loại Đạt.
 
Thông tin nhiệm vụ
  
Mục đích nghiên cứu
  
Nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh tiểu học Việt Nam.
  
Nội dung nghiên cứu
  
- Cơ sở lí luận liên quan đến việc sử dụng các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh tiểu học Việt Nam.
- Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh phổ thông cấp tiểu học.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh tiểu học Việt Nam.
  
Kết quả nghiên cứu
  
Các giải pháp được đề xuất từ kết quả nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng, đặc biệt từ những ý kiến đề xuất, mong muốn, kiến nghị từ chính giáo viên khi được tham gia phỏng vấn, bao gồm:
  
(i) Giải pháp về quản lý
  
- Tăng cường công tác tập huấn, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục;
- Đổi mới công tác quản lí chỉ đạo theo hướng khuyến khích giáo viên chủ động đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục;
- Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục;
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ, tạo động lực cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục ở trường tiểu học.
  
(ii) Giải pháp về chuyên môn
  
- Nâng cao năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho giáo viên;
- Tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục theo nghiên cứu bài học;
- Triển khai Chương trình và sách giáo khoa mới theo hướng mở, linh hoạt;
- Thực hiện đồng bộ giữa việc sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục của giáo viên với phương pháp học của học sinh.
  
Khuyến nghị
  
Đối với các cấp quản lý 
  
- Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo theo hướng khuyến khích giáo viên chủ động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng thực chất;
- Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học;
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ, tạo động lực cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học;
- Xây dựng các chuẩn quy định về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, đưa thêm tiêu chí về đổi mới phương pháp dạy học vào hệ thống tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng;
- Tiếp tục hoàn chỉnh, cập nhật các tài liệu đã có về các phương pháp dạy học;
- Tăng cường công tác tập huấn, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp tập huấn, đánh giá hiệu quả tập huấn.
  
Đối với giáo viên
  
- Chủ động nâng cao năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường;
- Tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học theo nghiên cứu bài học;
- Tích cực, chủ động vận dụng các phương pháp dạy học và giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh trong quá trình dạy học.
 
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Tin khác