Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Nâng cao chất lượng dạy và học từ kết quả kiểm định chương trình đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Nâng cao chất lượng dạy và học từ kết quả kiểm định chương trình đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Bài viết của nhóm tác giả Phạm Thị Hoài Thu, Nguyễn Thị Bích Ngọc và Lê Huy Tùng trình bày tổng quan về hoạt động kiểm định chất lượng cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đánh giá mức độ gắn kết của sinh viên với nhà trường trong quá trình học tập: Nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đánh giá mức độ gắn kết của sinh viên với nhà trường trong quá trình học tập: Nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

Sự gắn kết của sinh viên với nhà trường đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp tạo ra các động lực, đem lại cảm giác thuộc về, thúc đẩy quá trình từ đó nâng cao kết quả học tập. Bài viết của nhóm tác giả Tăng Thị Thùy, Đỗ Linh Chi, Nguyễn Thị Ngọc Khánh, Dương Phương Thảo và Nguyễn Thị Kim Tranh, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày 3 nhóm mức độ gắn kết: nhận thức, tình cảm, hành vi được nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội với sự tham gia của 222 sinh viên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khoá học online bồi dưỡng sinh viên sư phạm về “Dạy học kết hợp”

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khoá học online bồi dưỡng sinh viên sư phạm về “Dạy học kết hợp”

Dạy học kết hợp đang ngày càng được chú trọng, quan tâm và phát triển trong các tổ chức giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học trước sự ảnh hưởng của COVID-19. Dạy học kết hợp bao gồm các buổi học trực tuyến và trực tiếp. Trong đó, các bài giảng trực tuyến cần được lập kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ hơn so với các buổi học trực tiếp, từ xây dựng câu hỏi, cấu trúc bài giảng đến xem xét khả năng tương tác tới người học.

Giải pháp giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh tiểu học trong giai đoạn mới

Giải pháp giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh tiểu học trong giai đoạn mới

Giáo dục giá trị văn hóa có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Với ý nghĩa đó, làm thế nào để giáo dục giá trị văn hóa một cách hiệu quả trong giai đoạn mới là một vấn đề được quan tâm. Bài viết của hai tác giả Đoàn Thị Thúy Hạnh và Võ Thanh Hà đề xuất một số giải pháp giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh tiểu học khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bao gồm: Giáo dục giá trị văn hóa trong một số môn học và hoạt động trải nghiệm; giáo dục thông qua một số chủ đề tích hợp liên môn; giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục khác…

Khả năng tiếp cận việc làm của sinh viên công nghệ thông tin trong bối cảnh Cách mạng 4.0

Khả năng tiếp cận việc làm của sinh viên công nghệ thông tin trong bối cảnh Cách mạng 4.0

Cách mạng công nghệ lần thứ tư đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế và phát triển nhân lực. Một loạt các công nghệ mới xuất hiện dựa trên nền tảng kết nối và công nghệ số và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi sự chuyển đổi nhanh hơn bao giờ hết của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Thanh Tùng và Trần Thị Thái Hà xem xét nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và phân tích khả năng nắm bắt các cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp này của sinh viên tốt nghiệp đại học.

Thực tiễn dạy học trực tuyến của giáo viên phổ thông Việt Nam trong đại dịch COVID-19: Kết quả phân tích từ khảo sát diện rộng

Thực tiễn dạy học trực tuyến của giáo viên phổ thông Việt Nam trong đại dịch COVID-19: Kết quả phân tích từ khảo sát diện rộng

Đại dịch COVID-19 đã tác động toàn diện và sâu sắc đến giáo dục Việt Nam. Để ứng phó với đại dịch, nhiều địa phương trên cả nước đã tổ chức dạy học trực tuyến liên tục trong thời gian dài. Trong tình huống này, giáo viên cũng phải thay đổi các hoạt động từ lập kế hoạch, tổ chức giảng dạy, đánh giá để thích ứng với môi trường dạy học trực tuyến. Nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Anh Vinh, Đặng Thị Thu Huệ, Bùi Thị Diển, Vương Quốc Anh, Phùng Thị Thu Trang, Đỗ Đức Lân, Trần Thị Bích Ngân nhằm đánh giá thực trạng dạy học trực tuyến của giáo viên trên các phương diện từ điều kiện dạy học, thực tiễn triển khai đến đánh giá hiệu quả dạy học trực tuyến.

Mục lục Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam Tập 18, số 04 năm 2022

Mục lục Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam Tập 18, số 04 năm 2022

Mục lục Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam Tập 18, số 04 năm 2022

Thực trạng học tập trực tuyến của học sinh phổ thông Việt Nam trong bối cảnh COVID-19

Thực trạng học tập trực tuyến của học sinh phổ thông Việt Nam trong bối cảnh COVID-19

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hầu hết các tỉnh, thành ở Việt Nam đều phải tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh phổ thông với quy mô và mức độ khác nhau. Nhóm tác giả Lê Anh Vinh, Đặng Thị Thu Huệ, Bùi Thị Diển, Vương Quốc Anh, Phùng Thu Trang, Đỗ Đức Lân, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tình tình học tập trực tuyến của học sinh Việt Nam để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập.

Năng lực cuộc sống - Một số gợi ý và lưu ý khi tích hợp chúng trong lớp học ngoại ngữ

Năng lực cuộc sống - Một số gợi ý và lưu ý khi tích hợp chúng trong lớp học ngoại ngữ

Thế giới đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng. Thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi việc chuẩn bị tốt hơn những năng lực cần thiết cho học sinh. Việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, cần một cách tinh tế hơn trang bị cho người học những kĩ năng và trải nghiệm vượt ra ngoài giới hạn thông thường của việc học một ngôn ngữ. Hai tác giả Trần Thị Thanh Tú vàTrần Hữu Anh Tuấn giới thiệu khái quát một số năng lực cuộc sống trong giảng dạy tiếng Anh của Cambridge (tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, giao tiếp, hợp tác, học cách học, trách nhiệm xã hội) đồng thời đưa ra một số gợi ý và lưu ý khi tích hợp chúng trong các lớp học ngoại ngữ để phần nào hỗ trợ giáo viên trong lĩnh vực đầy thách thức này.

Mô hình dạy học kết hợp và một số đề xuất vận dụng vào trường tiểu học ở Việt Nam

Mô hình dạy học kết hợp và một số đề xuất vận dụng vào trường tiểu học ở Việt Nam

Nhóm tác giả Phan Thị Bích Lợi và Nguyễn Thị Thanh Nga, Viện Khoa học Giáo Dục Việt Nam đã đưa ra quan niệm về mô hình dạy học kết hợp trên cơ sở nghiên cứu quan niệm mô hình dạy học ở trong nước và trên thế giới và phân tích một số mô hình dạy học kết hợp phổ biến trên thế giới. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất để vận dụng mô hình dạy học kết hợp vào điều kiện thực tiễn của nhà trường tiểu học ở Việt Nam nhằm đáp ứng bối cảnh, đổi mới cách dạy cách học, đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Đánh giá như hoạt động học tập và học tập tự định hướng ở các cơ sở giáo dục đại học

Đánh giá như hoạt động học tập và học tập tự định hướng ở các cơ sở giáo dục đại học

Trong bối cảnh phát triển của công nghệ và những yêu cầu về giáo dục trong thời kì mới, nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thanh Thủy, Trường Đại học Giáo dục phân tích đánh giá như hoạt động học tập và mối liên hệ với quá trình học tập tự định hướng ở các cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số gợi ý để thúc đẩy đánh giá như hoạt động học tập và học tập tự định hướng trong bối cảnh Việt Nam nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và phát triển phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá phù hợp với nhu cầu của người học và thực tiễn giáo dục đại học.

Học tập cá nhân hóa: Các nhân tố cần thiết và lưu ý triển khai

Học tập cá nhân hóa: Các nhân tố cần thiết và lưu ý triển khai

Cá nhân hóa việc học tập đang là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Để góp phần luận giải rõ hơn về học tập cá nhân hóa, tác giả Trần Thị Thu Hương của trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổng hợp và phân tích các khái niệm liên quan và các nhân tố thiết yếu cần đảm bảo trong quá trình triển khai dạy học cá nhân hóa một cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu chỉ ra xu hướng học tập cá nhân hóa bắt nguồn từ nhu cầu giải quyết các vấn đề của giáo dục trong bối cảnh mới, đồng thời cũng nêu rõ sáu nhân tố thiết yếu cần đảm bảo của học tập cá nhân hóa.