Hội thảo quốc tế về “Tâm lý học đường” lần thứ IV

10/08/2017 16:55 GMT+7
Trong hai ngày 14-15/8/2014 tại Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục và Liên hiệp phát triển Tâm lý học học đường Quốc tế (CASP-I) đã tổ chức hội thảo về Tâm lý học học đường lần thứ 4.

HTTamlyhocduong.jpg

     Tham dự hội thảo có đại diện của Liên hiệp Phát triển tâm lý học đường Thế giới gồm: Đại học Giáo dục-ĐHQG Hà Nội, Đại học Sư phạm Đà Nẵng,ĐHSP Huế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM, CĐSP Trung ương TpHCM, Đại học Sài gòn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, ĐHSP Hà Nội, Đại học Chapman, Trường Tâm lí nghề nghiệp Chicago, Đại học Giáo dục Morgride  - Hoa Kỳ và các đơn vị khác tham gia tài trợ như: Công ty Truyền thông TAJ, Tổ chức Plan, Công ty Sữa TH True Milk… Tham dự hội thảo lần này còn có nhiều các nhà khoa học nổi tiếng như GS Robert Clark GS.TS Michael Hass; GS.TS Sharonlyn D.Pllard-Durodola đến từ Hòa Kì và phía Việt Nam gồm: GS.VS Phạm Minh Hạc, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, PGS.TS Lê Kim Long, PGS.TS Đỗ Thị Hạnh Phúc…
      Về phía Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tham dự hội thảo này có đại diện là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học.     
     Nội dung chính các tham luận của hội thảo tập trung vào các chủ đề sau:

     - Mô hình cơ sở thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, mô hình phòng tư vấn học đường và chiến lược kiểm soát chất lượng;
     - Yêu cầu về đào tạo liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học;
     - Khó khăn tâm lý của học sinh, giáo viên và nhu cầu tư vấn học đường, các kỹ thuật sử dụng trong tư vấn học đường.
     Thông qua hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà tư vấn có cơ hội chia sẻ thông tin; thảo luận những vấn đề liên quan đến nghiên cứu, thực hành và phát triển tâm lí học đường. Đồng thời, các đại biểu tham dự cũng đề cập đến nhu cầu nhân lực tư vấn học đường trong thời gian tới. Những vấn đề về khung chương trình đào tạo, giám sát, kiểm định chất lượng các hoạt động tư vấn cũng được đưa ra bàn luận.
     Ngoài những vấn đề chuyên môn, hội thảo cũng nhấn mạnh phải tiến hành vận động chính sách để trong tương lai ban hành được chức danh nghề nghiệp nhân viên tư vấn học đường. Ngoài ra, việc thành lập Hội nghề nghiệp cũng hết sức cần thiết để phát triển Tâm lí học học đường.

     Hội thảo quốc tế lần thức 5 về Tâm lí học học đường dự kiến sẽ được tổ chức tại Huế vào giữa năm 2016.

Phạm Hồng Thắm - Trung tâm NC Tâm lí học và Giáo dục học