Nghiệm thu đề tài cấp Viện “Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ 5-6 tuổi”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 08 tháng 01 năm 2013, Viện KHGDVN đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Viện “Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ 5-6 tuổi”, mã số V2011-11, do ThS. Đào Thị Thu Thủy làm chủ nhiệm.

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng hành vi ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi nhằm giúp giáo viên, chuyên gia giáo dục trẻ tự kỷ,… xác định được mức độ thực hiện hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật, giúp trẻ tự kỷ tham gia học hòa nhập.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1/ Về lý luận

- Tổng quan lịch sử nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học và dưới góc độ tâm lý học, về trẻ tự kỷ và trẻ tự kỷ ở Việt Nam;

- Đề cập đến khái niệm hành vi ngôn ngữ theo quan điểm của Skinner, đến bảy kỹ năng cơ bản ngôn ngữ cơ bản trong hành vi ngôn ngữ, và một số đặc điểm hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ.

2/ Về thực tiễn

Tổ chức nghiên cứu thực trạng hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ 5-6 tuổi bằng phương pháp quan sát, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu điển hình và sử dụng các thang đo để đánh giá. Kết quả cho thấy:

- Mức độ tự kỷ có ảnh hưởng tới hành vi ngôn ngữ;
- Mỗi trẻ tự kỷ khác nhau thì đặc điểm hành vi khác nhau;
- Hành vi ngôn ngữ có thể hình thành cho trẻ được thông qua việc rèn luyện và củng cố;
- Các yếu tố của hành vi ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

3/ Khuyến nghị

Về giáo dục:

- Dạy con trong mọi tình huống thực tế, cho trẻ tham gia mọi hoạt động của gia đình và tận dụng điều đó để cung cấp vốn từ cho con, hãy tạo cho con nhiều cơ hội hoạt động học tập;
- Có những bài tập về định hướng thị giác cho con;
- Kích thích ngôn ngữ lời nói cho con, từ ngữ nên gắn với hoạt động cụ thể, trò chuyện với con trong mọi tình huống khác nhau và cần phải chờ cho con có thời gian để phản hồi;
- Tăng cường dạy con những kỹ năng giao tiếp xã hội;
- Hướng dẫn, khuyến khích cho con tham gia chơi cùng bạn, làm mẫu và giúp đỡ con tham gia, có thể bắt đầu từ nhóm nhỏ.

Khi can thiệp hành vi ngôn ngữ cho trẻ cần:

- Tạo sự chú ý của con bằng những kích thích khác nhau, đảm bảo con thể hiện sự chú ý trước khi tiến hành yêu cầu hay đáp ứng yêu cầu của trẻ;
- Nói với con với tốc độ chậm, rõ ràng, lời nói nên đi kèm với hành động trong tình huống cụ thể.

Môi trường học tập:

- Cần tránh những yếu tố gây nhiễu không cần thiết tại gia đình và nhà trường để giảm thiểu sự tập trung ở trẻ;
- Cần chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo;
- Khi dạy trẻ, nếu trẻ không tập trung thì cha mẹ nên vật gì đó lên ngang tầm mắt của trẻ, đưa vật lên, xuống, sang trái, sang phải, khi trẻ nhìn vật đó, chúng ta mới nói với trẻ;
- Khi trẻ học trò chơi lắp ghép, cần ngồi cạnh trẻ để hướng dẫn;
-
Phát triển kỷ năng vui chơi:

- Hướng dẫn trẻ chơi những trò chơi dân gian nhằm phát triển kỹ năng chơi luân phiên, phát triển tình cảm xã hỗi tích cực với người khác, bên cạnh đó có thể mở rộng và phát triển ngôn ngữ;
- Tạo cơ hội cho trẻ được chơi cùng các bạn trong lớp hoặc chơi ở nơi để trẻ có trải nghiệm khi chơi cùng các bạn.