Nghiệm thu đề tài “Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phương pháp dạy học Toán cho học sinh dân tộc thiểu số ở tiểu học”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 13/9/2013, Viện KHGDVN tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện “Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phương pháp dạy học Toán cho học sinh dân tộc thiểu số ở Tiểu học", Mã số V2012 – 06, do TS. Trần Thúy Ngà làm chủ nhiệm.

 Mục tiêu nghiên cứu:  Tìm hiểu kinh nghiệm ở một số nước về phương pháp dạy học Toán cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở tiểu học.

Kết quả nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
+ Cơ sở lý luận: đề tài giải thích một số thuật ngữ như: dân tộc, dân tộc thiểu số, HS DTTS, môi trường đa văn hóa, ngôn ngữ, ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ hai đối với HS dân tộc; Một số vấn đề chung về phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học; Một số phương pháp dạy học Toán cho HSDTTS ở tiểu học trong môi trường đa văn hóa, đa ngôn ngữ.
+ Cơ sở thực tiễn: Một số đặc điểm tâm lý của HS DTTS ở trường tiểu học Việt
Nam; Kinh nghiệm dạy Toán cho HSDTTS ở Việt Nam.
- Kinh nghiệm quốc tế về phương pháp dạy học Toán cho HS DTTS ở tiểu học ở các nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Anh: bối cảnh chung, phương pháp dạy học ở các nước này và một số yếu tố có thể vận dụng vào dạy Toán cho HS DTTS ở Việt
Nam.

Khuyến nghị
- Bộ GD&ĐT: cần đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm và rút ra kinh nghiệm để rút ra phương pháp dạy Toán cho HS DTTS để có thể đưa ra chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng giúp GV có thể vận dụng tốt trong giảng dạy.
- Sở giáo dục, phòng giáo dục và các trường có HS DTTS: cần đánh giá ngôn ngữ của HS khi các em mới đến trường để phân loại và có biện pháp hỗ trợ hợp lý; huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục.
- Đối với GV dạy lớp có HS DTTS: cần bồi dưỡng học hỏi nâng cao kỹ thuật dạy học cho HS học ngôn ngữ thứ hai, kỹ thuật khắc phục rào cản ngôn ngữ cho HS DTTS; Đổi mới sinh hoạt chuyên môn kết hợp viết sáng kiến kinh nghiệm để tổ chức tốt hoạt động cho HS DTTS trong học nói chung và học Toán nói riêng ở trường tiểu học; Phân loại HS DT nắm được đặc điểm, năng lực ngôn ngữ của các em từ đó có những biện pháp hỗ trợ hợp lý và kịp thời.