Nghiệm thu đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong giờ chơi-tập có chủ định ở một số trường mầm non”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 9/9/2014, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong giờ chơi-tập có chủ định ở một số trường mầm non”, mã số: V2013-10, do ThS. Nguyễn Thị Trang làm chủ nhiệm

Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non.
Kết quả nghiên cứu:

     Vận động theo nhạc (VĐTN) là một nội dung giáo dục phát triển xúc cảm thẩm mỹ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ trong chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Kết quả nghiên cứu sinh lý học, tâm lý học và giáo dục học đã khẳng định: trẻ 24-36 tháng tuổi có những điều kiện thuận lợi về sinh lý và tâm lý để tham gia vào hoạt động VĐTN ở mức độ đơn giản.
     Hiện nay, do những hạn chế về việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động, sử dụng các phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động VĐTN, kiến thức của GV về âm nhạc và VĐTN, trạng thái sức khỏe, trạng thái tâm lí, hứng thú của trẻ, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ và các phương tiện hỗ trợ ở nhiều trường hiện đại nhưng chưa phong phú nên việc tổ chức hoạt động VĐTN cho trẻ 24-36 tháng tuổi còn chưa thật sự đạt hiệu quả.
     Để góp phần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức hoạt động VĐTN trên giờ chơi-tập có chủ định cho trẻ 24-36 tháng tuổi, nghiên cứu đã đề xuất 4 biện pháp đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN như sau: 1/Lập kế hoạch tổ chức hoạt động VĐTN cho trẻ 24-36 tháng tuổi; 2/Tạo môi trường hoạt động giàu tính nhạc, kích thích trẻ tham gia hoạt động VĐTN; 3/Sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp trực quan, dung lời và thực hành trong quá trình dạy trẻ VĐTN; 4/Đánh giá hoạt động VĐTN. Kết quả khảo nghiệm một số biện pháp bước đầu cho thấy các các biện pháp có tính khả thi và hiệu quả trong thực tế.

Vương Hồng Hạnh

Tin khác