Nghiệm thu đề tài "Một số biện pháp hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số phát triển năng lực tính toán trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở môn Toán cấp tiểu học"

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 01/10/2014, Viện KHGD VN tổ chức nghiệm thu đề tài KH & CN cấp Viện "Một số biện pháp hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số phát triển năng lực tính toán trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở môn Toán cấp tiểu học" Mã số: V2013-08, do ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh làm chủ nhiệm.

Mục tiêu nghiên cứu:  Đề xuất một số biện pháp sư phạm phù hợp nhằm phát triển năng lực tính toán cho học sinh dân tộc thiểu số trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng môn Toán ở vùng dân tộc và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. 
Tính mới và sáng tạo: 
     - Phân tích quan niệm của một số nước trên thế giới về năng lực tính toán;
     - Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực tính toán cho học sinh dân tộc thiểu số trong dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở tiểu học.
Kết quả nghiên cứu:
     - Đề tài đã phân tích một số quan niệm về tính toán ở trong nước và của một số nước trên thế giới, từ đó làm rõ vai trò của năng lực tính toán trong học tập cũng như trong cuộc sống;
     - Đề tài đã đưa ra một số biện pháp để hình thành và phát triển năng lực tính toán cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua dạy học bốn phép tính với số tự nhiên ở tiểu học.
Khuyến nghị:
     - Dạy học toán ở vùng dân tộc thiểu số cần quan tâm dạy học theo hướng phát triển năng lực, tập trung vào kiến thức, kĩ năng cơ bản thiết thực gắn với đời sống thực tế ở địa phương.
     - Huy động kinh nghiệm của học sinh và thực tế đời sống của học sinh giúp học sinh hiểu khái niệm và thành thục kĩ năng tính toán với các số tự nhiên trong môn Toán ở tiểu học.
     - Tạo hứng thú để học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, thực hành, phát triển năng lực tính toán và vận dụng giải quyết các vấn đề trong học tập và trong đời sống.
     - Khai thác triệt để vốn sống, kinh nghiệm, phong tcuj tập quán của địa phương trong cả quá trình biên soạn tài liệu và tổ chức hoạt động dạy học.
     - Huy động các nguồn lực từ nhà trường và cộng đồng để giúp học sinh cảm nhận được sự gần gũi, hấp dẫn và lợi ích của việc học tập môn Toán.
     - Cần có tài liệu dạy học môn Toán phù hợp với vùng dân tộc thiểu số, có những hướng dẫn cụ thể cho các vùng miền thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm văn hóa dân tộc ở từng địa phương.
     - Tích cực bồi dưỡng giáo viên vùng dân tộc thiểu số về kiến thức cơ bản và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số.

Nguyễn Thu Trang

Tin khác