Bài viết của tác giả Giang Thiên Vũ và Huỳnh Văn Sơn (2021) trình bày thực trạng niềm tin vào bản thân của 474 học sinh trung học phổ thông ở một số tỉnh, thành của Việt Nam. Từ đó đề xuất các biện pháp củng cố, hỗ trợ học sinh rèn luyện sự kiên trì, kiên định với chính mình, đây là những nội dung cần thiết để củng cố niềm tin vào bản thân cho các em.
Kết hợp những ưu thế của mô hình dạy học truyền thống và mô hình dạy học trực tuyến (E-learning), mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) mang lại nhiều lợi ích trong giáo dục. Trong nghiên cứu của mình, Hồ Ngọc Khương (2021) phân tích các mô hình blended learning, từ đó cho thấy những lợi ích của nó khi áp dụng trong giáo dục đại học.
Phát triển ngôn ngữ nói chung, phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động trải nghiệm là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện đối với trẻ mẫu giáo. Nhóm tác giả Đặng Thị Ngọc Phượng, Lê Thị Nhung và Trần Viết Nhi đã trình bày khái quát các quan điểm trong và ngoài nước về vấn đề phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non, làm cơ sở cho việc vận dụng quan điểm này trong tổ chức các hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng trở nên khó khăn hơn, cạnh tranh nguồn nhân lực cũng trở nên gay gắt hơn thì đào tạo trong doanh nghiệp theo đó không những phải mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối ưu chi phí, nâng cao năng lực của đội ngũ mà còn thu hút, định hướng phát triển và giữ chân vốn nhân lực cho doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp yêu cầu người học phải vận dụng kiến thức, kĩ năng từ khóa đào tạo vào giải quyết vấn đề trong công việc của chính người học để họ tiếp tục đào sâu suy nghĩ, biết vận dụng những kiến thức hữu ích vào công việc.
Trung Quốc là đất nước nổi tiếng với kỉ luật nghiêm minh. Vì vậy, học sinh là những người được đầu tư giáo dục kỉ luật rất kĩ lưỡng. Các vấn đề kỉ luật trong trường học rất được coi trọng, là một trong những phương pháp giáo dục hữu hiệu để đạt đến mục đích giáo dục. Tác giả Phạm Thị Hồng Thắm đã phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc trong vấn đề giáo dục kỉ luật học đường thông qua các nội dung như quan điểm, mục đích, nguyên tắc, hình thức và biện pháp giáo dục [1]. Trên cơ sở những điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa, tác giả rút ra một sốnhận định và kiến nghị cho giáo dục kỉ luật ở Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Thanh Thủy và Tăng Thị Thùy [1], cấu trúc mô hình học tập tự dịnh huớng có thể duợc sắp xếp theo một quy trình liên tục. Ở mô hình này, nguời học là chủ thể của hoạt dộng học tập, chủ dộng thực hiện các buớc của quá trình học tập, vai trò của nguời dạy là tu vấn, huớng dẫn và phản hồi nguời học. Bên cạnh đó, việc học tập của sinh viên không diễn ra một cách riêng lẻ mà có mối quan hệ với chuong trình dào tạo, co sở vật chất, giảng viên và các sinh viên khác.
Các hoạt động dạy học, các chủ đề Sinh học bằng tiếng Anh sẽ góp phần phát triển năng lực ngoại ngữ cho học sinh, giúp học sinh giao tiếp, học tập và nghiên cứu các tài liệu khoa học một cách cập nhật nhất, đồng thời cũng giúp học sinh có thể dễ dàng tiếp thu các nội dung kiến thức Sinh học được hệ thống hóa vào một chủ đề cụ thể, có tính liên kết chặt chẽ. Tác giả Lê Thị Phượng, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tập trung nghiên cứu cách thức để thiết kế một số chủ đề dạy học Sinh học bằng tiếng Anh trong Chương trình Sinh học Trung học phổ thông, chứng minh bằng kết quả thực nghiệm hiệu quả của việc dạy học các chủ đề Sinh học bằng tiếng Anh trong việc phát triển năng lực Sinh học, năng lực ngoại ngữ và các năng lực cần thiết khác của học sinh. Qua đó đưa ra một quy trình thiết kế các chủ đề dạy học Sinh học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông mà giáo viên có thể tham khảo.
Động lực học tập của học sinh là sự thúc đẩy bên trong khiến cho học sinh tích cực và nỗ lực học tập đạt hiệu quả cao. Đây là yếu tố không chỉ ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập của bản thân học sinh, mà còn ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giảng dạy của giáo viên. Liên quan đến chủ đề này, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Dung (2021) đã đề xuất các biện pháp cơ bản để tạo động lực học tập cho học sinh thông qua tổng hợp, phân tích các lí thuyết về động cơ học tập của người học, và xem xét các yếu tố tác động đến sự hình thành yếu tố này ở người học.
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành [1] nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên khởi nghiệp thông qua đưa nội dung này vào chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học. Đến năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [2] quy định học phần khởi nghiệp cho sinh viên là bắt buộc, hướng đến thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên. Do đó, trong bối cảnh đổi mới sáng tạo, vai trò của trường đại học ngày càng được chú trọng. Theo nghiên cứu của [3], mối liên hệ giữa môi trường học tập kiến tạo và năng lực tư duy đổi mới sáng tạo của sinh viên ngành kinh tế được khám phá.
Năng lực công nghệ thông tin có vai trò quan trọng đối với giáo viên, đặc biệt trong bối cảnh phát triển nhanh và rộng của công nghệ thông tin như hiện nay. Trên cơ sở phân tích bối cảnh đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay và làm rõ những yêu cầu về năng lực công nghệ thông tin trong dạy học của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, tác giả Phan Văn Tình của trường Đại học Hùng Vương – Phú Thọ đã đề xuất các biện pháp phát triển năng lực công nghệ thông tin cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học tại các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Đây là cơ sở giúp nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học, phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho người học, tạo điều kiện để người học được học ở mọi nơi, mọi lúc. Liên quan đến hoạt động tổ chức dạy học, kết quả nghiên cứu của Phan Thị Bích Lợi (2021) trình bày về quy trình thiết kế dạy học trực tuyến cho khóa học trực tuyến hoàn toàn cũng như khóa học kết hợp giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến (hay còn gọi là Blended learning).
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin giúp người học có thể học tập mọi lúc mọi nơi thông qua internet cũng như các ứng dụng trên nền tảng internet. Việc kết hợp hình thức học tập trực tuyến và hình thức học tập truyền thống đã tạo ra hình thức học tập mới, học tập kết hợp. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thái Hưng và Nguyễn Thái Hà [1], các tác giả đề cập đến một số nội dung liên quan đến dạy học kết hợp, nổi bật là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá quá trình dạy học kết hợp.