Thông tin luận án: “Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hoa

22/03/2021 09:50 GMT+7
Thông tin luận án: “Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”; Chuyên ngành: Lí luận và PP dạy học bộ môn; Mã số: 9 14 01 11

Tên đề tài luận án: Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Chuyên ngành: Lí luận và PP dạy học bộ môn 

Mã số: 9 14 01 11

Họ tên NCS: Nguyễn Thị Hoa                  

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh; TS Nguyễn Thị Phương Thảo

Tên cơ sở đào tạo: Viện khoa học giáo dục Việt Nam   

1. Đóng góp về mặt lý luận

Làm sáng tỏ khái niệm hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi các thành tố của năng lực đọc; xác định khung lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.

2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Phát hiện được một số vấn đề của thực trạng: Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc hình thành năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường; Thực trạng giáo viên đánh giá, tổ chức hoạt động hình thành năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá...); Thực trạng biểu hiện năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi.

Đề xuất được 3 biện pháp hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non: Xây dựng chuẩn năng lực đọc, nội dung dạy học để hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi; Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi; Xác định phương pháp đánh giá năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi.

 

Title: Reading capacity for children aged 5-6 years old in preschools.

Major: Theology and methodology of Teaching Literature – Vietnamese

Code: 9.14.01.11

Name of PhD Student: Nguyen Thi Hoa

Advisor(s): Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Hanh

 Dr. Nguyen Thi Phuong Thao

Institution: Vietnam National Institute of Educational Sciences

New conclusions

1. Theoretical contributions

Clarifying the concept of reading capacity formation for children aged 5-6 years old and elements of reading ability; determining the reasoning framework for the study of the formation of reading capacity for children aged 5-6 years old in preschool.

2. Practice contributions

- Detecting some problems of the situation: The situation of preschool teachers’ awareness about the formation of reading capacity of children aged 5-6 years old in some schools; The situation of teachers’ evaluating and organizing activities to form reading capacity of children aged 5-6 years old (goals, contents, methods, forms, assessments ...); The status of reading ability of children aged 5-6 years old.

- Propose three measures to form reading capacity for children aged 5-6 years old in preschool: Building reading standards, teaching content to form reading capacity for children aged 5-6 years old; Diversifying forms and teaching methods oriented to form and develop reading capacity for children aged 5-6 years old; Determining the method of reading ability assessment for children aged 5-6 years old.

Tin khác