Thông tin luận án: "Phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìn kém mẫu giáo lớn thông qua hệ thống bài tập” của Nghiên cứu sinh Trần Thị Văng

16/12/2022 09:52 GMT+7
Thông tin luận án: "Phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìn kém mẫu giáo lớn thông qua hệ thống bài tập”; Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục; Mã số: 9140102

Tên luận án: “Phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìn kém mẫu giáo lớn thông qua hệ thống bài tập”

Chuyên nghành: Lý luận và Lịch sử Giáo dục             Mã số: 9 14 01 02

Nghiên cứu sinh: Trần Thị Văng

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Minh Mục

                                              2. TS. Nguyễn Đức Cường

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Nội dung những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án.

- Luận án đã nghiên cứu, góp phần xây dựng, mở rộng và làm phong phú lý luận về giáo dục trẻ trẻ nhìn kém, cụ thể là lý luận về đặc điểm phát triển của trẻ nhìn kém mẫu giáo lớn, thị giác chức năng của trẻ nhìn kém, phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìn kém thông qua hệ thống bài tập.

- Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìn kém thông qua hệ thống bài tập.

- Xác định mức độ thị giác chức năng của trẻ nhìn kém mẫu giáo lớn bằng cách sử dụng thanh đánh giá với 30 tiêu chí cụ thể được xây dựng dành cho trẻ nhìn kém mẫu giáo lớn.

- Làm rõ những ưu điểm, hạn chế về thực trạng phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìm kém mẫu giáo lớn và những yếu tố tác động đến quá trình phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìn kém mẫu giáo lớn thông qua hệ thống bài tập; Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục và tạo cơ hội cho trẻ khiếm thị hòa nhập cuộc sống.

- Xây dựng được quy tình phát triển thị giác chức năng cho trẻ nhìn kém mẫu giáo lớn thông qua hệ thống bài tập phù hợp với đặc điểm, khả năng, nhu cầu của trẻ nhìn kém và sự phù hợp với môi trường giáo dục. Quy trình và kết quả thực nghiệm sư phạm là bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn phát triển thị giác chức năng cho trẻ khiếm thị; đồng thời cũng là nguồn tài liệu cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ khiếm thị.

Thesis: Developing functional vision for preschool children with low vision via a system of exercises

Specialization: Theory and History of Education          No: 9 14 01 02

Postgraduate: Trần Thị Văng

Scientific Supervisors: 1. Assoc.Prof. Phạm Minh Mục

                                                 2. PhD. Nguyễn Đức Cường

Training facilities: The Vietnam National Institute of Educational Sciences

Contents of new academic and theoretical contributions, and new points from research and survey results of the thesis.

- The thesis has researched, contributed to developing, expanding and enriching the theory on the education of children with low vision; especifically, the theory on the development characteristics of preschool children with low vision, functional vision of children with low vision, development of functional vision for children with low vision through a system of exercises.

- Identifying the factors affecting the development of functional vision for children with low vision through a system of exercises.

- Determining the functional visual level of children with low vision by using a scale with 30 specific criteria developed for children with low vision in preschool.

- Clarifying the advantages and limitations of functional visual development for preschool children with low vision and the factors affecting the development of functional vision for preschool children with low vision through the system of exercises; Contributing to improving the quality of education and creating opportunities for children with visual impairment to integrate into the society.

- Developing a process of functional visual development for preschool children with low vision through a system of exercises, which are suitable to the characteristics, abilities and needs of children with low vision and the educational environment. The process and results of pedagogical experiments are considered as valuable lessons that can be applied to the practical development of functional vision for children with visual impairments; as well as a source of documents for the training of human resources for the education of children with visual impairments.

Tin khác