Hội nghị Tập huấn đưa nội dung các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vào giảng dạy tại các trường học hai nước tại Nghệ An

04/12/2023 17:20 GMT+7
Trong hai ngày 30/11 và 1/12/2023, tại Nhà khách tỉnh Nghệ An, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn giáo viên tích hợp dạy học bộ sản phẩm Đề án “Đưa nội dung các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vào giảng dạy tại các trường học hai nước”.

Tham dự và chủ trì hội nghị có GS. TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các đại biểu bao gồm đại diện của Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng chí Võ Văn Mai, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An. Học viên tham dự hội nghị tập huấn bao gồm 160 cán bộ, giảng viên đến từ các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An, Trường Đại học Vinh; đặc biệt khách mời tham dự Hội nghị có đoàn công tác của nước CHDCND Lào bao gồm đại diện của Đại sứ quán CHDCND Lào tại Việt Nam; PGS. TS Anoulom Villayphone, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục Lào; cùng các thành viên trong hội đồng thẩm định các sản phẩm Đề án là đại diện lãnh đạo các Cục/Vụ thuộc Bộ Giáo dục và Thể thao Lào.
 

GS. TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn
 
Phát biểu khai mạc, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam đề cập đến chiều dài lịch sử, mối quan hệ gắn bó keo sơn của hai nước và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu, biên soạn các bộ tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập về lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. GS. TS Lê Anh Vinh cũng bày tỏ sự vinh hạnh của Viện KHGD Việt Nam khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho là đơn vị chủ trì thực hiện đề án.
 
Các sản phẩm đề án rất đa dạng về hình thức từ cấp tiểu học đến đại học đã được các chuyên gia Việt Nam thẩm định trong năm 2022. Hiện bộ tài liệu cũng đang được dịch sang tiếng Lào và biên tập phù hợp cho phù hợp bối cảnh của nước bạn Lào trong năm 2023. Từ ngày 27 tháng 11 đến ngày 29 tháng 11 đoàn chuyên gia Lào đã làm việc cùng với các chuyên gia để thẩm định các sản phẩm bằng tiếng Lào của Đề án.
 
GS.TS Lê Anh Vinh nhấn mạnh tiếp nối sự thành công Hội nghị tập huấn tại tỉnh Sơn La, hội nghị tập huấn lần này củng cố thêm những bài học lý luận và thực tiễn về tiếp cận phương pháp lồng ghép, tích hợp các nội dung về mối quan hệ lịch sử đặc biệt hai nước trong các môn học và là cơ sở để đề xuất cho các hoạt động hợp tác của hai nước trong các năm tiếp theo.
 

Đồng chí Võ Văn Mai – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An phát biểu chào mừng
 
Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, đồng chí Võ Văn Mai, phó Giám đốc Sở đã có lời phát biểu chào mừng và bày tỏ sự vui mừng khi tỉnh Nghệ An được lựa chọn là địa phương thứ hai tham gia tập huấn. Đồng chí cho biết Nghệ An có đường biên giới dài nhất với nước bạn Lào hơn 468 km, tiếp giáp với 3 tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn và Bôlykhămxay. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, địa bàn tỉnh Tỉnh Nghệ An và các tỉnh của nước bạn Lào nói riêng cũng đã luôn sát cánh bên nhau, chia sẻ ngọt bùi với tinh thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, Nghệ An chính là hậu phương vững chắc cho hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, nhân dân các bộ tộc Lào anh em từ các tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bôlykhămxay và một số tỉnh khác của Lào.
 
Đồng chí Võ Văn Mai cũng cho kể từ năm 2017 đến nay, tỉnh Nghệ An đã tiếp nhận và đào tạo cho hơn tỉnh Nghệ An đã và đang tiếp nhận đào tạo tổng cộng khoảng 1.200 cán bộ, sinh viên Lào sang học tập tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Nghệ An là tỉnh đầu tiên trong cả nước cung cấp học bổng cho các học sinh Lào sang học cấp Trung học phổ thông các lưu học sinh Lào sang , 31 học sinh, đến từ 6 tỉnh của Lào là Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bôlykhămxay, Viêng Chăn, Savanakhet và Khăm Muộn đến từ nước bạn Lào đã theo học tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông số 2 từ tháng 9 năm 2023.
 
Đồng chí Lê Tiến Quân bày tỏ các thầy cô giáo ở tỉnh Nghệ An sau khi tiếp cận được các tài liệu và phương pháp sư phạm của các giảng viên sẽ có thể áp dụng đưa các nội dung lịch sử quan hệ đặc biệt hai nước trong kế hoạch bài dạy của mình.
 

PGS. TS Anoulom Vilayphone, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục Lào phát biểu chào mừng
 
Tại hội nghị, PGS. TS Anoulom Vilayphone, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục Lào (Viện NC KHGD Lào) đã gửi lời cảm ơn đến Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tin tưởng trao đổi hợp tác biên dịch các sản phẩm của Đề án và gửi lời mời các chuyên gia của Cục/Vụ/Viện của Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tham gia thẩm định các sản phẩm bẳng tiếng Lào của Đề án, cũng như có lời mời tham dự Hội nghị tập huấn.
  
PGS. TS Anoulom đánh giá các sản phẩm đề án này được xây dựng công phu, chứa rất nhiều tư liệu lịch sử quý giá về chặng đường lịch sử đoàn kết, gắn bó thủy chung của hai dân tộc. Các sản phẩm của công trình đạt được giá trị khoa học, chính trị, tư tưởng, đặc biệt có ý nghĩa giáo dục cao cho học sinh, sinh viên hai nước. Nhân dịp tham dự Hội nghị, PGS. TS Anoulom cũng gửi lời chúc đến các đại biểu tham dự hội thảo và chúc cho tình hữu nghĩ hai nước mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
 

Các đại biểu, học viên tham dự tham dự phần trình bày chung của Hội nghị tập huấn
 
Tại Hội nghị tập huấn, sau bài trình bày chung về các sản phẩm cụ thể của Đề án, một số vấn đề chung về việc đưa nội dung lịch sử mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam vào dạy học trong các trường phổ thông Việt Nam của PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Vân, đại diện nhóm giảng viên, 160 học viên được chia thành 4 lớp tập huấn nhỏ từ cấp Tiểu học đến Đại học.
 

Lớp tập huấn cho nhóm học viên các cấp
 

Lớp tập huấn cho nhóm học viên các cấp
 
Trong hai ngày 30/11 và 1/12/2023 các học viên đã được tập huấn theo các chủ đề: Hình thức tích hợp, phương pháp dạy học và định hướng đánh giá nội dung lịch sử quan hệ đặc biệt hai nước Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam khi triển khai ở các trường phổ thông; Hướng dẫn tích hợp nội dung lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vào chương trình một số môn học và hoạt động giáo dục; Xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp nội dung giáo dục lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong các môn Tiếng Việt, Lịch sử và Địa Lí, Đạo đức và Hoạt động trải nghiệm theo CT GDPT 2018.
 
Bên cạnh các hoạt động tại Hội nghị Tập huấn, chiều ngày 30 tháng 11, đoàn công tác của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Cục Hợp tác Quốc tế, Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục Lào, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam cũng đến thăm và làm việc với Ban Giám hiệu và các thầy cô Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông số 2, cũng như thăm lớp học tiếng Việt, ký túc xá của 31 em học sinh Lào. Với truyền thống của Nhà trường về chất lương cao trong giảng dạy, Nhà trường đã được Tỉnh Nghệ An tin tưởng giao cho là cơ sở giáo dục đầu tiên nhận các em học sinh THPT Lào sang theo học.
 

Thăm và làm việc tại Trường THPT Dân tộc Nội trú số 2, tỉnh Nghệ An
 
Hội nghị Tập huấn đã kết thúc thành công tốt đẹp vào chiều ngày 1/12/2023, làm tiền để xây dựng phương hướng, kế hoạch triển khai tập huấn các tỉnh tiếp theo./.
 
Tin bài và ảnh: Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế