Kế hoạch Hội thảo khoa học Quốc tế “Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao: Thực trạng và xu thế quốc tế hóa giáo dục”

10/12/2018 09:10 GMT+7



KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO QUỐC TẾ

“PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO: THỰC TRẠNG VÀ XU THẾ QUỐC TẾ HÓA GIÁO DỤC”

 

1. Chủ đề: “Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao: Thực trạng và xu thế quốc tế hóa giáo dục”

2. Mục tiêu

Nằm trong khuôn khổ Đề tài “Nghiên cứu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo đến năm 2025”, mã số KHGD/16-20.ĐT.001, giữa văn phòng chương trình khoa học giáo dục và Viện khoa học Giáo dục Việt Nam và Dự án của Đại học UCD (Ai-len), Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và Trường Đại học Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế “Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao: Thực trạng và xu thế quốc tế hóa giáo dục” với các mục tiêu:

- Tạo diễn đàn thảo luận, trao đổi học thuật, công bố các kết quả nghiên cứu gần đây về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, và các xu thế quốc tế hóa giáo dục đại học;

- Chia sẻ những kinh nghiệm và thực tiễn trong quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thông qua đó nâng cao năng lực của các cơ sở giáo dục đại học Việt nam và các đối tác…;

- Thúc đẩy hợp tác, mạng lưới các quan hệ đối tác giữa các thành viên trong lĩnh vực liên quan. Dựa trên kết quả của Hội thảo, các đại biểu sẽ tạo dựng những ý tưởng ban đầu cho các dự án hợp tác mới về phát triển nguồn nhân lực và quốc tế hóa giáo dục đại học.

3. Nội dung Hội thảo

Trọng tâm của hội thảo và tập huấn tập trung vào các chủ đề sau:

- Thực trạng nhân lực trình độ cao của Việt Nam, đặc biệt là thực trạng nhân lực ngành công nghệ thông tin (CNTT) trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0;

- Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho việc phát triển nhân lực trình độ cao;

- Xu thế quốc tế hóa giáo dục đại học: Thực trạng, cơ hội, thách thức.

Ba mảng chủ đề trên bao gồm nhưng không giới hạn ở các vấn đề sau:

·           Các chính sách về tài chính, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;

·           Dự báo nhân lực trình độ cao của Việt Nam theo các lĩnh vực kinh tế;

·           Nhân lực được đào tạo ngành CNTT tại các trường đại học ở Việt Nam;

·           Đầu tư ra bên ngoài và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học;

·           Chương trình giảng dạy trong điều kiện quốc tế hóa giáo dục;

·           Chương trình đào tạo liên kết quốc tế giữa các cơ sở giáo dục đại học;

·           Nghiên cứu và công bố ấn phẩm quốc tế giữa các cơ sở giáo dục đại học;

·           Chương trình thực tập và thực hành quốc tế cho sinh viên;

·           Quản trị giáo dục đại học; 

·           Tiếng Anh và quốc tế hóa giáo dục đại học;

·           Phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục đại học, cụ thể, phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý;

·           Tài chính và tự chủ trong giáo dục đại học;

·           Kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế;

·           Các hình thức hợp tác và quan hệ đối tác với các trường đại học nước ngoài và triển vọng mở rộng các khu học xá quốc tế.

4. Đơn vị tổ chức: Trường Đại học Hà Nội, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và Đại học Dublin, Ai-len đồng tổ chức.

5. Thời gian:

02 ngày: 11 và 12/12/2018.

     Một số mốc thời gian quan trọng:

-         Hạn nộp Tóm tắt (Abstract): Ngày 15/8/2018

-         Thông báo chấp nhận Tóm tắt (Abstract): Ngày 20/8/2018

-         Hạn nộp toàn văn bài viết: Ngày 20/9/2018

-         Hạn hoàn chỉnh bài viết sau khi có kết quả phản biện: Ngày 31/10/2018

6. Địa điểm: Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội).

7. Đăng kí tham dự Hội thảo

7.1. Cách thức: Để đăng kí, quí vị có truy cập vào trang web của Hội thảo: http://www.vibefis.hanu.vn

7.2. Lệ phí tham dự

- Kinh phí ăn ở, đi lại của đại biểu do cơ quan cử đi đài thọ hoặc do cá nhân tự túc.

- Phí tham dự và phí thẩm định bài viết: Cá nhân không phải nộp lệ phí.

8. Ngôn ngữ sử dụng trong hội thảo: Tiếng Việt và Tiếng Anh

9. Chương trình Hội thảo:

Ngày 1: Thứ Ba, ngày 11tháng 12 năm 2018

Thờigian

Nội dung

Ngườitrìnhbày

8:00 -8:30

Đăng ký đại biểu

 

8:30 - 8:35

Tuyên bố lý do, Giới thiệu đại biểu

Ban tổchức

8:35 - 9:15

Phát biểu khai mạc

·      PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội;

·      GS.TS Trần Công Phong,Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam;

·      Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo;

·      Đại diện Irish Aid;

·      Đại diện Văn phòng Khu vực DAAD;

·      Đại diện IRD

BUỔI SÁNG

PHIÊN TOÀN THỂ(Phòng Hội thảo 102, tầng 1 nhà C)

9:15 - 9:35

Đào tạo nhân lực trình độ cao của Việt Nam có sẵn sàng cho tương lai?

TSKH.Phạm Đỗ Nhật Tiến

9:35 - 9:55

Tính trung lập, rủi ro và cấp tài chính cho giáo dục đại học

PhD. NolwenHenaff

9:55 - 10:15

Bồi dưỡng giáo viên ở Đức trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục đại học

TS. Nguyễn Văn Cường

10:15-10:30

Hỏi-Đáp

 

10:30 - 10:45

Nghỉ giải lao (tiệc trà)

10:45 - 11:05

“Thị trường hoá” Giáo dục đại học

TS. Farhang Morady

11:05 - 11:25

Thực trạng và xu thế phát triển nhân lực có trình độ đại học trên thị trường lao động Việt Nam

PGS.TS Trần Thị Thái Hà

TS. Phạm Ngọc Toàn

11:25 - 12:00

Hỏi - Đáp

 

 

BUỔI CHIỀU

PHIÊN CHUYÊN ĐỀ

13:30 - 17:00

Tiểu ban 1:

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cách mạng 4.0

Địađiểm: Phòng Hội thảo 101, tầng 1 nhà C

Điềuhành:PGS.TS Trần Thị Thái Hà

Tiểu ban 2:

Xu hướng quốc tế hoá giáo dục đại học

Địađiểm: Phòng Hội thảo 102, tầng 1 nhà C

Điềuhành: TS NguyễnMạnhCường

13:30 - 13:45

Báo cáo viên:TS. Braun Michael

Internet vạn vật và nền công nghiệp 4.0 - tác nhân làm thay đổi “luật chơi” của giáo dục Việt Nam

Báo cáo viên: PGS. TS.Kok Hwa Lim, Jovena Sock Ying Chua

Quốc tế hoá chương trình đào tạo Kỹ nghệ Dược của Học viện Công nghệ Singapore

13:45 - 14:00

Báo cáo viên:TS. Nguyễn Đức Hữu

Đầu tư xã hội cho công nghiệp 4.0: Chính sách của Đức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Báo cáo viên: TS. Nguyễn MạnhCường

Cải cách giáo dục Việt Nam: định hình triết lý giáo dục Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

14:00 - 14:15

Báo cáo viên: PGS.TS Nguyễn Trí

Công nghiệp 4.0: Phát triển đội ngũ giảng viên trẻ trong đổimới căn bản toàn diện giáo dục đại học

Báo cáo viên: TS. Nguyễn Thu Hằng

Hợp tác quốc tế trong đào tạo của Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 1995 đến nay: Cơ hội và Thách thức nguồn nhân lực chất lượng cao

 

 

Báo cáo viên: TS. Mom Saroeun

Phát triển nguồn nhân lực: Tình hình và xu hướng Quốc tế hoá giáo dục đại học

14:15 - 14:45

Thảo luận

Thảo luận

14:45 - 15:15

Nghỉ giải lao (tiệctrà)

15:15 - 15:30

Báo cáo viên: TS Ainhoa González del Campo

GIS với việc phát triển năng lực cho sinh viên đại học

Báo cáo viên: TS. Jaya Josie

Giáo dục đại học miễn phí có khả thi ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển? Một nghiên cứu thăm dò ở Nam Phi

15:30 - 15:45

Báo cáo viên: PGS.TS Đỗ Phú Hải

Thực hiện chính sách giáo dục ở Việt Nam

Báo cáo viên: TS. Lương Minh Phương

Khái niệm hóa năng lực văn hóa trong dạy học - điển cứu ở Trường Đại học Hà Nội

15:45 - 16:00

Báo cáo viên:PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, Th.S Lê Thanh Huyền

“Tam hóa” để có Nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao

Báo cáo viên: TS. Đào Thu Vân

Tổng quan các nghiên cứu về xu thế quốc tế hóa trong giáo dục ở Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

16:00 - 16:20

Thảo luận

Thảo luận

 

PHIÊN TOÀN THỂ(Phòng Hội thảo 102, tầng 1 nhà C)

16:20 - 16:40

Tổng kết

TS. Nguyễn Mạnh Cường

PGS.TS Trần Thị Thái Hà

16:40 - 17:00

Phát biểu kết thúc

Ban tổchức

 

Ngày 2: Thứ Tư, ngày 12 tháng 12 năm 2018

8:00 -12:00

Đi tham quan mô hình quốc tế hoá giáo dục đại học và Làng văn hoá các Dân tộc Việt Nam

12:00

Kết thúc Hội thảo

 

10. Thông tin liên lạc:

Để biết thêm thông tin, xin xem trên Website: http://www.vibefis.hanu.vn hoặc http://www.vnies.edu.vn

Hoặc vui lòng liên hệ :

TS. Nguyễn Mạnh Cường (Trường Đại học Hà Nội): ĐT: 0915678861, Email: vibefis@hanu.edu.vn

ThS. Phạm Kim Phượng (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam); ĐT: 0912646506, Email: kphuong_2004@yahoo.com.

Người lập kế hoạch

 

Trần Thị Thái Hà