Mô hình dạy học kết hợp và một số đề xuất vận dụng vào trường tiểu học ở Việt Nam

11/04/2022 19:02 GMT+7
Nhóm tác giả Phan Thị Bích Lợi và Nguyễn Thị Thanh Nga, Viện Khoa học Giáo Dục Việt Nam đã đưa ra quan niệm về mô hình dạy học kết hợp trên cơ sở nghiên cứu quan niệm mô hình dạy học ở trong nước và trên thế giới và phân tích một số mô hình dạy học kết hợp phổ biến trên thế giới. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất để vận dụng mô hình dạy học kết hợp vào điều kiện thực tiễn của nhà trường tiểu học ở Việt Nam nhằm đáp ứng bối cảnh, đổi mới cách dạy cách học, đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Nhóm tác giả Phan Thị Bích Lợi và Nguyễn Thị Thanh Nga, Viện Khoa học Giáo Dục Việt Nam đã đưa ra quan niệm về mô hình dạy học kết hợp trên cơ sở nghiên cứu quan niệm mô hình dạy học ở trong nước và trên thế giới và phân tích một số mô hình dạy học kết hợp phổ biến trên thế giới. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất để vận dụng mô hình dạy học kết hợp vào điều kiện thực tiễn của nhà trường tiểu học ở Việt Nam nhằm đáp ứng bối cảnh, đổi mới cách dạy cách học, đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
  
Trong những năm gần đây, mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của giáo dục nhiều nước trên thế giới, trở thành một phương thức đào tạo tiên tiến được nhiều trường áp dụng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Với cấp tiểu học ở Việt Nam, việc áp dụng mô hình dạy học kết hợp vẫn có thể thực hiện.
  
Từ việc nghiên cứu những quan niệm về dạy học kết hợp của một số cơ quan, tổ chức tên thế giới, tác giả cho rằng: dạy học kết hợp là hình thức kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp trên lớp học truyền thống, nhưng sự phân phối nội dung và hướng dẫn trực tuyến phải tạo cơ hội cho học sinh có quyền kiểm soát một phần về thời gian, địa điểm hoặc tốc độ học tập của mình. Nếu chỉ bổ sung công nghệ và các ứng dụng trực tuyến vào lớp học truyền thống thì chưa được coi là dạy học kết hợp.
  
Dạy học kết hợp được chia thành các mô hình như sơ đồ dưới đây:
 
  
Các mô hình này được phân chia một cách tương đối, chúng không loại trừ nhau. Khi triển khai dạy học, từng trường/từng giáo viên có thể chọn một hay một số mô hình tùy theo chiến lược và điều kiện của từng cơ sở giáo dục.
  
Nhóm tác giả bước đầu đề xuất một vài mô hình về dạy học kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến (Blended learning) ở trường tiểu học của Việt Nam, căn cứ vào nội dung dạy học của các môn, nguồn lực giáo viên, cơ sở hạ tầng để xác định tỉ lệ dạy học trực tuyến và trực tiếp phù hợp, khả thi với điều kiện thực tiễn của nhà trường: i) Mô hình trực tiếp chủ đạo (The Face - To – Face Driver Model), ii) Mô hình luân chuyển (Rotation model)
  
Mô hình dạy học kết hợp đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới và mang lại những hiệu quả nhất định. Trên đây là một số nghiên cứu về mô hình dạy học kết hợp, đề xuất về triển khai mô hình dạy học kết hợp đối với cấp Tiểu học ở Việt Nam. Những đề xuất này được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn vận dụng mô hình dạy học kết hợp của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, triển khai, vận dụng mô hình này như thế nào trong thực tiễn cần có sự linh hoạt và lưu ý đến đối tượng người học, điều kiện thực tế nhằm đảm bảo tính công bằng, hiệu quả trong giáo dục.