Hội thảo khoa học giáo dục “Đổi mới giáo dục tại Việt Nam và khu vực Châu Á – Chia sẻ kinh nghiệm và các bài học thực tiễn”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 29/6/2016, các học giả trong nước và quốc tế cùng chia sẻ kinh nghiệm và các bài học thực tiễn đổi mới giáo dục ở Việt Nam và một số nước ở Châu Á tại hội trường Trung tâm Phát triển Phụ nữ, Hà Nội.


Toàn cảnh hội trường
 
Hợp tác với Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Glassgow và Hội đồng Anh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đồng chủ trì hội thảo khoa học giáo dục “Đổi mới giáo dục tại Việt Nam và khu vực Châu Á – Chia sẻ kinh nghiệm và các bài học thực tiễn”.
 

“Đổi mới mang đến nhiều điều lợi cho người học, nhiều điều thuận cho người dạy và nhiều thách thức cho người quản lý”, PGS. TS. Lê Kim Long chia sẻ trong lời phát biểu chào mừng hội thảo

Đến dự hội thảo có:
- Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Ông Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
- Ông Trần Công Phong, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
- Bà Vũ Lan Anh, đại diện Hội đồng Anh
- Ông Lê Kim Long, HIệu trưởng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Ông Clive Dimmock, Ông Chris Chapman, Đại học Glassgow
- Ông S. Gopinathan, Tổ chức Head Foundation, Singapore
- Bà Qian Haiyan, Học viện Giáo dục Hong Kong
- Đại diện các cơ sở đào tạo tại Việt Nam: Học viện Quản lý Giáo dục, Đại học Vinh, Đại học sư phạm Trung ương,…
- Các giảng viên, cán bộ, nhà nghiên cứu của các đơn vị tổ chức hội thảo.
   

“… Hội nhập toàn diện về cả nội hàm và cả phương thức …”, Ông Nguyễn Hữu Đức phát biểu chào mừng hội thảo
 
Trong hai phiên làm việc, các nhà khoa học trình bày các vấn đề về đổi mới giáo dục ở Việt Nam và kinh nghiệm đổi mới giáo dục ở một số nước Châu Á, bao gồm các bài tham luận:

- “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông – Kết quả ban đầu và những nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới”, GS. TS. Trần Công Phong

- “Một số vấn đề về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông”, TS. Nguyễn Xuân Thành

- “Kết quả thực hiện dự án nghiên cứu đổi mới giáo dục do Hội đồng Anh và Đại học Glassgow tài trợ - Triển vọng và thách thức”, GS. Clive Dimmock và PGS. TS. Lê Kim Long

- “Kinh nghiệm đổi mới giáo dục thành công ở Singapore”, GS. Gopinathan

- “Kinh nghiệm và các bài học thành công từ đổi mới giáo dục ở Trung Quốc và Thượng Hải”, TS. Qian Haiyan

- “Quan điểm về cải tiến và đổi mới: Những tương đồng và khác biệt trung khu vực và trên toàn cầu”, GS. Chris Chapman
 

“Việc ban hành chương trình đáp ứng các mục tiêu đổi mới giáo dục là một thách thức”, GS. TS. Trần Công Phong
 

“Hơn 30 năm qua, phương pháp dạy học của các nước trên thế giới được áp dụng vào Việt Nam nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đặt ra”, TS. Nguyễn Xuân Thành
 

“Chúng ta khó có thể đổi mới giáo dục thành công mà không có sự đồng thuận của cả xã hội”, GS. S. Gopinathan
 

“Bí quyết thành công của Thượng Hải là thực hiện đổi mới một các nhất quán và được thực hiện trong thời gian dài”, TS. Qian Haiyan
 

“Theo số liệu PISA 2012, quyền tự chủ có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích học tập của học sinh ở những hệ thống giáo dục đang phát triển và kém chất lượng; có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập ở những hệ thống phát triển và chất lượng cao”, GS. Clive Dimmock
 

“Trong tự chủ, các trường học cần đẩy mạnh hợp tác bên trong trường, giữa các trường, và bên ngoài trường”, GS. Chris Chapman
 
Ngoài nội dung tham luận, đại biểu và các báo cáo viên trao đổi về các yếu tố chính quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục; các tiêu chí đánh giá học sinh, giảng viên, cán bộ quản lý; vị trí, vai trò của giáo viên trong lớp học; quản trị rủi ro trong đổi mới giáo dục; dạy song ngữ trong trường học; …
 

Đại biểu thảo luận tại hội thảo
 

PGS. TS. Lê Kim Long (bên trái) trao đổi các nội dung với đại biểu tại hội trường
 

Các học giả chụp ảnh lưu niệm cùng ban tổ chức