Hội thảo quốc tế “Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao: Thực trạng và xu thế quốc tế hóa giáo dục đại học”

13/12/2018 08:58 GMT+7
Trong hai ngày 11 và 12/12/2018, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với Trường Đại học Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao: Thực trạng và xu thế quốc tế hóa giáo dục đại học”. Hội thảo được tổ chức tại trường Đại học Hà Nội với sự tham gia đông đảo các học giả trong và ngoài nước.

Tham dự Hội thảo, về phía Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam có: PGS.TS. Lê Anh Vinh – Phó Viện trưởng; PGS.TS. Trần Thái Hà – Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo cùng các cán bộ, nghiên cứu viên của Viện KHGDVN. Về phía Trường Đại học Hà Nội có: PGS.TS. Nguyễn Văn Trào – Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cùng các trưởng khoa, giảng viên, sinh viên của nhà trường. Về phía các đại biểu quốc tế có sự hiện diện của đại diện các tổ chức Irish Aid, đại diện Văn phòng khu vực DAAD, đại diện Tổ chức IRD cùng nhiều nhà khoa học quốc tế khác. Ngoài ra, Hội thảo còn có sự xuất hiện đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện của một số cơ quan quản lí, tổ chức nghiên cứu, trường đại học … các học giả nổi tiếng khác và rất nhiều sinh viên trong nước và quốc tế khác.

Chương trình Hội thảo được chia ra làm 3 phần:

Phần thứ nhất là phiên toàn thể. Tại phiên họp này, các đại biểu được lắng nghe các báo cáo:

1. Đào tạo nhân lực trình độ cao của Việt Nam có sẵn sàng cho tương lai? – TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến.

2. Tính trung lập, rủi ro và cấp tài chính cho giáo dục đại học – TS. Nolwen Henaff.

3. Bồi dưỡng giáo viên ở Đức trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục đại học – TS. Nguyễn Văn Cường.

4. Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc tế hóa tại trường Đại học Hà Nội: Thách thức và bài học – TS. Hoàng Gia Thư.

5. “Thị trường hóa” giáo dục đại học – TS. Farhang Morady.

6. Thực trạng và xu thế phát triển nhân lực có trình độ đại học trên thị trường lao động Việt Nam – PGS.TS. Trần Thị Thái Hà và ông Phạm Ngọc Toàn.

Phần thứ hai là phiên chuyên đề. Hội thảo được chia ra làm 2 tiểu ban.

Tiểu ban 1: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cách mạng 4.0 do PGS.TS. Trần Thị Thái Hà và TS. Aihoa González del Campo chủ trì. Tại tiểu ban này, các đại biểu đã được lắng nghe các bài trình bày:

1. “Tam hóa” để có nguồn nhân lực chất lượng cao - PGS.TS. Đặng Quốc Bảo và bà Lê Thanh Huyền.

2. Đầu tư xã hội cho công nghiệp 4.0: Chính sách của Đức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam – TS. Nguyễn Đức Hữu.

3. Công nghiệp 4.0: Phát triển đội ngũ giảng viên trẻ trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học – PGS.TS. Nguyễn Trí.

4. GIS với việc phát triển năng lực cho sinh viên đại học - TS. Aihoa González del Campo.

5. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách giáo dục ở Việt Nam – PGS.TS. Đỗ Phú Hải.

6. Giáo đại học miễn phí có khả thi ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển? Một nghiên cứu thăm dò ở Nam Phi – TS. Jaya Josie.

Tiểu ban 2: Xu thế quốc tế hóa giáo dục đại học do TS. Nguyễn Mạnh Cường và TS. Nolwen Henaff chủ trì. Các báo cáo được trình bày tại tiểu ban này là:

1. Quốc tế hóa chương trình đào tạo Kĩ nghệ dược của Học viện Công nghệ Singapore – PGS.TS. Kok Hwa Lim và bà Jovena Sock Ying Chua.

2. Hợp tác quốc tế trong đào tạo của Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 1995 đến nay: Cơ hội và thách thức nguồn nhân lực chất lượng cao.

3. Phát triển nguồn nhân lực: Tình hình và xu hướng quốc tế hóa giáo dục – TS. Mom Saroeun.

4. Khái niệm hóa năng lực văn hóa trong dạy học – điển cứu ở trường Đại học Hà Nội – TS. Lương Minh Phương.

5. Cải cách giáo dục Việt Nam: Định hình triết lí giáo dục Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế - TS. Nguyễn Mạnh Cường.

6. Một số kinh nghiệm hoạt động nhằm bảo đảm tính bền vững cho hoạt động hợp tác quốc tế - Bà Đặng Thị Phương Thảo và bà Hoàng Thu Thủy.

Tại Hội thảo, đã có tổng cộng 18 báo cáo được trình bày. Sau mỗi phần trình bày của các báo cáo viên, các đại biểu tham dự đã tích cực tham gia trao đổi, tranh luận, chia sẻ để làm sáng tỏ và bổ sung một số vấn đề trong các báo cáo được trình bày.

Phần thứ ba, các đại biểu tham dự Hội thảo được đi tham quan mô hình quốc tế hóa giáo dục đại học và Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam để hiểu thêm về giáo dục cũng như văn hóa và con người Việt Nam (ngày 12/12/2018). 

Phát biểu bế mạc Hội thảo, PGS.TS. Lê Anh Vinh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã thay mặt Ban Tổ chức trân trọng gửi lời cám ơn sự hiện diện của các đại biểu tham dự Hội thảo, đặc biệt là những báo cáo viên, đại biểu quốc tế đã không ngại khoảng cách địa lí xa xôi đến với Hội thảo. Ông cũng khẳng định các tham luận và trao đổi của các đại biểu, trong đó tập trung vào những gợi mở cho giáo dục đại học hướng tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước như: đề cao vai trò chủ đạo của các cơ sở giáo dục đại học trong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên; chú trọng nâng cao chất lượng quá trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất cho sinh viên; phát triển một nền giáo dục mở, học tập suốt đời, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự chất lượng cao… sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với các cơ sở giáo dục đại học, đóng góp phần nào trả lời được những câu hỏi về nâng cao khả năng quản trị đại học, đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo trình, và tăng cường kết nối quốc tế.


Một số hình ảnh diễn ra tại Hội thảo:
 
 

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm với một số đại biểu tham dự Hội thảo 

 
 

PGS.TS. Lê Anh Vinh – Đồng Chủ trì phiên toàn thể

 
 

PGS.TS. Trần Thị Thái Hà – Đồng Chủ trì phiên chuyên đề

 
 

Các báo cáo viên trao đổi, thảo luận với đại biểu tham dự Hội thảo

 

Một số hình ảnh khác:

 
 
 
 
 
 
 
Trịnh Cao Khải
Trung tâm Thông tin và Dự báo