Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu những khó khăn của người lao động nông thôn tỉnh Hải Dương trong tiếp cận cơ hội học tập suốt đời”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 16/01/2013, Viện KHGDVN đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Viện “Nghiên cứu những khó khăn của người lao động nông thôn tỉnh Hải Dương trong tiếp cận cơ hội học tập suốt đời”, mã số V2011-09, do ThS. Nguyễn Thị Hương Lan làm chủ nhiệm.

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu những khó khăn của người lao động ở nông thôn trong tiếp cận cơ hội học tập suốt đời nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người và xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2020. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1/ Về lý luận 
- Nghiên cứu một số khái niệm liên quan (XHHT, HTSĐ, khó khăn trong HTSĐ, GDTX, GDKCQ).
- Tìm hiểu bối cảnh thời đại và những vấn đề đặt ra đối với HTSĐ ở Việt Nam (Bối cảnh thời  đại; những yếu tố tác động tới HTSĐ)
- Nghiên cứu  đặc điểm HTSĐ ở thế kỉ XXI (nhu cầu, mục đích, nội dung, hình thức,..)
- Nghiên cứu những chiến lược, chính sách đối với nông thôn của Đảng và Nhà nước. 
 
2/ Về thực tiễn 
- Tiến hành điều tra những khó khăn của người lao động nông thôn tỉnh Hải Dương trong tiếp cận cơ hội học tập suốt đời. Những khó khăn đó là: 1/Khó khăn về chủ quan: khó khăn trong nhận thức, khó khăn về trình độ, khó khăn về tư tưởng mặc cảm, tư ti. 2/Khó khăn về khách quan: Khó khăn về quản lí, chỉ đạo; Khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội; Khó khăn về các yếu tố sư phạm: Về chương trình học tập; về nội dung chương trình; về phương pháp dạy học; về các điều kiện tổ chức học tập như cơ sở vật chất, trang thiết bị, thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức học tập cho người lao động nông thôn. 
- Từ việc nghiên cứu những khó khăn của người lao động nông thôn tỉnh Hải Dương trong tiếp cận cơ hội học tập suốt đời, nhóm đề tài đã có những đề xuất một số giải pháp tăng cường cơ hội tiếp cận học tập suốt đời của người lao động ở nông thôn hiện nay như sau: 1/Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL và người lao động nông thôn về HTSĐ; 2/Giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội nhằm nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động nông thôn; 3/Giải pháp về sư phạm nhằm tăng cường cơ hội HTSĐ cho người lao động ở nông thôn. 

3/ Kiến nghị 
- Với Viện KHGDVN: Đề nghị cho phép đề tài được triển khai nghiên cứu trên quy mô rộng hơn, có các tỉnh đại diện cho các vùng miền trong cả nước.
- Với Bộ GD-ĐT: Có thể sử dụng nghiên cứu những khó  khăn của người lao động nông thôn trong tiếp cận HTSĐ  là để làm căn cứ cho việc chỉ đạo, đề xuất các giải pháp tăng cường cơ hội HTSĐ cho người lao động nông thôn, xây dựng XHHT ở các  địa phương.