Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu lý thuyết Siêu nhận thức (Metacognitive theory) và đề xuất khả năng ứng dụng trong giáo dục Trung học”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 25/09/2013, Viện KHGDVN đã tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện “Nghiên cứu lý thuyết Siêu nhận thức (Metacognitive theory) và đề xuất khả năng ứng dụng trong giáo dục Trung học”, mã số: V2012 - 17, do ThS. Hồ Thị Hương làm chủ nhiệm.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1/ Về lý luận và thực tiễn
- Mô tả những vấn đề chung về lý thuyết Siêu nhận thức
- Đề xuất khả năng ứng dụng lý thuyết Siêu nhận thức trong dạy học cấp THPT ở Việt Nam:
+ Nâng cao nhận thức của GV, HS và PHHS về lý thuyết Siêu nhận thức
+ Giáo viên đưa Siêu nhận thức vào từng môn học, dạy học tích hợp
+ Đánh giá và tự đánh giá
+ Các bước ứng dụng Siêu nhận thức cho việc học và việc dạy
- Một số phương pháp thúc đẩy Siêu nhận thức

2/ Khuyến nghị và đề xuất
- Nâng cao nhận thức của GV, HS và PHHS về lý thuyết Siêu nhận thức
Quá trình dạy được hình thành trên cơ sở của quá trình học và xu hướng phát triển của người học. Ngược lại, tính tự giác và độc lập sáng tạo của người học có được là nhờ sự tác động, kích thích từ người dạy.a
- Giáo viên đưa Siêu nhận thức như mốt chiến lược dạy học vào từng môn học
Một trong những biện pháp để rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học sinh là giáo viên đưa lý thuyết này vào từng môn học. Do siêu nhận thức thường mang hình thức của một cuộc tự thoại nên nhiều học sinh không nhận thức được tầm quan trọng của nó, trừ khi quá trình này được giáo viên nhấn mạnh một cách minh bạch.
- Đánh giá và tự đánh giá
Trong dạy học ứng dụng lý thuyết Siêu nhận thức, học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá. Nội dung của đánh giá bao gồm đánh giá quá trình nhận thức, tư duy, đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu. Đánh giá trong lý thuyết Siêu nhận thức nhấn mạnh đánh giá tiến trình thực hiện, cách thức thực hiện hơn là đánh giá kết quả.
- Các bước ứng dụng lý thuyết Siêu nhận thức vào dạy học
Các nghiên cứu về quy trình hay chiến lược Siêu nhận thức dành cho người học đều đưa ra ba nội dung cơ bản: lập kế hoạch, theo dõi/ điều chỉnh và đánh giá....

Phạm Thị Kim Phượng


Tin khác