Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu việc thể hiện quan điểm tích hợp trong chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên môn Tìm hiểu Xã hội cấp tiểu học của Singapore”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 2/10/2013, Viện KHGDVN đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Viện “Nghiên cứu việc thể hiện quan điểm tích hợp trong chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên môn Tìm hiểu Xã hội cấp tiểu học của Singapore”, mã số V2012-01, do ThS. Nguyễn Hồng Liên làm chủ nhiệm.

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu việc thể hiện quan điểm tích hợp trong chương trình, SGK, SGV môn Tìm hiểu Xã hội cấp tiểu học của Singapore, từ đó đề xuất một số kiến nghị cho việc xây dựng chương trình, biên soạn SGK và SGV các môn KHXH theo định hướng tích hợp ở cấp tiểu học của Việt Nam sau năm 2015.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài đã phân tích, làm rõ các nội dung sau:
     - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lí luận về chương trình tích hợp, các thành tố của một chương trình tích hợp: 1/Mục tiêu; 2/Nội dung; 3/PPDH; 4/Đánh giá kết quả học tập; 5/Tài liệu dạy học.
     - Nghiên cứu và phân tích quan điểm tích hợp được thể hiện trong các thành tố của chương trình môn Tìm hiểu Xã hội cấp tiểu học của Singapore: 1/Mục tiêu; 2/Nội dung; 3/PPDH; 4/Đánh giá kết quả học tập; 5/Tài liệu dạy học.
     - Nghiên cứu và phân tích việc thể hiện quan điểm tích hợp trong các thành tố của chương trình thông qua sách giáo khoa và sách giáo viên môn Tìm hiểu Xã hội cấp tiểu học của Singapore.
     - Nghiên cứu thực trạng tích hợp trong chương trình và sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội, môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học của Việt Nam.

Khuyến nghị cho việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên các môn khoa học xã hội theo định hướng tích hợp cấp tiểu học sau ở Việt Nam năm 2015:
     - Xây dựng chương trình tích hợp cần đảm bảo các yếu tố đã nêu của một chương trình tích hợp.
     - Cần đưa ra được những khái niệm xuyên suốt môn học từ lớp dưới lên lớp trên, làm nền tảng cho việc xác định nội dung học tập.
     - Việc lựa chọn nội dung thuộc lĩnh vực KHXH để đưa vào chương trình tích hợp cần chú ý hơn đến tính ứng dụng, thực tiễn, phù hợp và gần gũi hơn với cuộc sống của HS; tránh sự lệ thuộc quá lớn vào logic của khoa học bộ môn làm cho kiến thức đưa vào nhà tường quá mang tính hàn lâm, nặng nề.
     - Biên soạn SGK cần chú ý đến đối tượng HS, sự phù hợp với thị hiếu của trẻ em và tạo điều kiện tốt cho đổi mới phương pháp dạy học hướng vào phát huy tính tích cực của HS. Việc biên soạn SGK cần tăng cường tỉ lệ hình ảnh, màu sắc, phong phú hơn trong cách thể hiện thông tin. Hệ thống bài tập trong SGK cần chú ý hơn đến các câu lệnh nhằm yêu cầu HS tích cực tham gia,  giúp HS có thể phát triển được năng lực tự học và học tập suốt đời, không chỉ phụ thuộc vào SGK mà còn biết khai thác các nguồn tài liệu khác.
    - Biên soạn SGV không chỉ chú ý đến cập nhật những quan điểm về xây dựng chương trình môn học nhằm giúp GV hiểu và thực hiện chương trình tốt hơn mà còn cung cấp cho GV các phương tiện, phương pháp cũng như cách thức để họ lựa chọn, thiết kế và thực hiện các bài giảng tốt hơn.

Tin khác